Chu trình CNO

Tổng quan về chu trình CNO loại 1
Chu trình Carbon-Nitrogen-Oxygen loại 1

Chu trình CNO (cho carbonnitrogenoxygen) là một trong hai chuỗi phản ứng nhiệt hạch mà các ngôi sao chuyển hydrogen về helium, chuỗi còn lại là chuỗi phản ứng proton–proton (phản ứng dây chuyền pp). Không như chuỗi pp, chu trình CNO là một chu trình xúc tác. Nó đóng góp chính trong các ngôi sao nặng gấp 1.3 lần khối lượng Mặt Trời.[1]

Trong chu trình CNO, bốn proton tổng hợp nhiệt hạch, sử dụng các đồng vị carbon, nitrogen, và oxygen như là chất xúc tác, để sản xuất ra một hạt alpha, hai positron và hai neutrino electron. Mặc dù có nhiều con đường và nhiều chất xúc tác trong các chu trình CNO nhưng chúng đều có thể được viết gọn lại là:

4 1H  +  2 e
 →  4He  +  2 e+
 +  2 e
 +  2 ν
e
 +  3 γ  +  24.7 MeV  →  4He  +  2 ν
e
 +  7 γ  +  26.7 MeV

Các positron hầu hết sẽ hủy với các electron, giải phóng năng lượng dưới dạng các bức xạ tia gamma. Các neutrino thoát khỏi ngôi sao cũng mang một ít năng lượng đi. Một hạt nhân tiếp tục trở thành các đồng vị carbon, nitrogen, và oxygen thông qua một số lượng biến đổi trong một chu trình không có điểm dừng.

Chuỗi proton–proton đóng góp chủ yếu trong các ngôi sao có khối lượng hoặc nhỏ hơn khối lượng Mặt Trời. Sự khác nhau này xuất phát từ sự phụ thuộc nhiệt độ giữa hai chuỗi phản ứng; chuỗi phản ứng pp bắt đầu ở nhiệt độ khoảng 4×106 K[2] (4 megakelvin), nó cũng là nguồn năng lượng chính trong các ngôi sao nhỏ. Chuỗi CNO tự duy trì bắt đầu ở khoảng 15×106 K, nhưng năng lượng sinh ra nhanh hơn rất nhiều với sự tăng nhiệt độ[1] do đó nó trở thành nguồn năng lượng chính ở khoảng 17×106 K.[3] Mặt Trời có nhiệt độ lõi khoảng 157×106 K, và chỉ 17% hạt nhân 4He trong Mặt Trời được sinh ra từ chu trình CNO. Chu trình CNO loại I là quá trình được đề xuất một cách độc lập bởi Carl von Weizsäcker[4][5]Hans Bethe[6][7] cuối những năm 1930.

Chu trình CNO lạnh

Dưới điều kiện thường trong ngôi sao, quá trình đốt hydrogen có xúc tác trong chu trình CNO bị giới hạn bởi các quá trình bắt proton. Đặc biệt, thời gian cho phân rã beta của hạt nhân phóng xạ được sinh ra là nhanh hơn thời gian cho nhiệt hạch. Do thời gian nhiệt hạch dài nên chu trình CNO chuyển hydrogen về helium khá chậm, cho phép chúng tạo ra năng lượng trong sao ở trạng thái cân bằng tĩnh trong nhiều năm.

Chu trình CNO loại I

Chu trình CNO loại I ban đầu được gọi là chu trình carbon–nitrogen (chu trình CN), và cũng được gọi là chu trình Bethe–Weizsäcker để vinh danh công trình của Carl von Weizsäcker năm 1937-38[4][5] and Hans Bethe. Các bài báo của Bethe năm 1939 về chu trình CN[6][7] đã được vẽ lên 3 trang giấy cùng với Robert BacherMilton Stanley Livingston[8][9][10] và nó còn được biết đến một cách trang trọng là "Kinh thánh của Bethe." Nó đã được xem như chủ đề nóng bỏng trong vật lý hạt nhân trong nhiều năm và là một yếu tố giúp ông nhận Giải Nobel Vật lý năm 1967.[11] Các tính toán ban đầu của Bethe đã gợi ra chu trình CN là nguồn năng lượng chính của Mặt Trời.[6][7] Kết luận này xuất phát từ sự tin tưởng bị nhầm lẫn rằng: độ phổ biến của nitrogen trong Mặt Trời xấp xỉ 10%, nhưng thực tế nó nhỏ hơn 0.5 phần trăm.[12] Chu trình CN, được đặt tên do nó không chứa đồng vị bền oxygen trong quá trình biến đổi: 12C → 13N → 13C → 14N → 15O → 15N → 12C.[12] Chu trình này được hiểu là phần đầu tiên trong một chu trình lớn hơn là chu trình CNO, và nhiều phản ứng chính trong phần này của chu trình (CNO loại I) là:[12]

12 1 →  13 γ      1.95 MeV
13     →  13 e+
 
ν
e
 
1.20 MeV (thời gian bán rã là 9.965 phút[13])
13 1 →  14 γ      7.54 MeV
14 1 →  15 γ      7.35 MeV
15     →  15 e+
 
ν
e
 
1.73 MeV (thời gian bán rã là 122.24 giây[13])
15 1 →  12 4He      4.96 MeV

trong đó hạt nhân carbon-12 được sử dụng trong phản ứng đầu tiên được tạo lại trong phản ứng cuối. Sau đó hai positron được phát ra hủy với hai electron ở môi trường xung quanh để tạo ra năng lượng 2.04 MeV, năng lượng toàn phần được giải phóng trong một chu trình là 26.73 MeV; trong một số tài liệu, các tác giả mắc lỗi khi xét năng lượng hủy positron là giá trị Q trong phân rã beta và sau đó bỏ qua năng lượng được giải phóng bởi sự hủy, dẫn đến sự rắc rối. Tất cả các giá trị được tính trong hệ quy chiếu Khối lượng Nguyên tử 2003.[14]

Phản ứng giới hạn (chậm nhất) trong chu trình CNO loại I là quá trình bắt proton bởi 14N. Năm 2006 nó được đo bằng thực nghiệm ở năng lượng sao, tính toán tuổi của các cụm sao cầu khoảng 1 tỉ năm.[15]

Các neutrino phát ra trong phân rã beta sẽ có phổ năng lượng mặc dù động lượng được bảo toàn, động lượng có thể được chia theo cách phụ thuộc vào positron và neutrino, với một trong hai phát ra ở trạng thái nghỉ và hạt còn lại mang hết năng lượng đi, hoặc miễn là toàn bộ năng lượng từ giá trị Q được sử dụng. Động lượng toàn phần được nhận bởi electron và neutrino không đủ lớn do hiệu ứng giật lùi đàng kể của hạt nhân con có khối lượng nặng hơn và do đó, đóng góp của động năng các hạt sản phẩm, với các giá trị cho trước ở đây, có thể được bỏ qua. Do vậy neutrino phát ra suốt quá trình phân rã nitrogen-13 có thể có năng lượng từ không lên tới 1.20 MeV, và neutrino phát ra suốt phân rã oxygen-15 có thể có năng lượng từ không lên tới 1.73 MeV. Lấy trung bình, khoảng 1.7 MeV năng lượng toàn phần được lấy đi bởi các neutrino cho mỗi vòng của chu trình, bỏ lại khoảng 25 MeV cho việc tạo ra sự phát quang.[16]

Chu trình CNO loại II

Trong một nhánh phụ của phản ứng trên, xảy ra trong lõi Mặt Trời khoảng thời gian 0.04%, phản ứng cuối cùng liên quan đến 15N cho thấy ở trên không sản xuất carbon-12 và một hạt alpha nhưng thay vào đó sẽ sản xuất ra oxygen-16 và một photon và tiếp tục 15N→16O→17F→17O→14N→15O→15N:

15 1 →  16 γ      12.13 MeV
16 1 →  17 γ      0.60 MeV
17     →  17 e+
 
ν
e
 
2.76 MeV (thời gian bán rã là 64.49 giây)
17 1 →  14 4He      1.19 MeV
14 1 →  15 γ      7.35 MeV
15     →  15 e+
 
ν
e
 
2.75 MeV (thời gian bán rã là 122.24 giây)

Giống như carbon, nitrogen và oxygen trong nhánh chính, fluorine được tạo ra trong nhánh phụ hiếm khi là sản phẩm trung gian và ở trạng thái ổn định, không tích trữ trong ngôi sao.

Chu trình CNO loại III

Nhánh phụ này chỉ đóng góp trong các sao nặng. Các phản ứng được bắt đầu khi một trong các phản ứng của CNO loại II tạo ra fluorine-18 và gamma thay vì tạo nitrogen-14 và alpha, và tiếp tục 17O→18F→18O→15N→16O→17F→17O:

17 1 →  18 γ      5.61 MeV
18     →  18 e+
 
ν
e
 
1.656 MeV (thời gian bán rã là 109.771 phút)
18 1 →  15 4He      3.98 MeV
15 1 →  16 γ      12.13 MeV
16 1 →  17 γ      0.60 MeV
17     →  17 e+
 
ν
e
 
2.76 MeV (thời gian bán rã là 64.49 giây)

Chu trình CNO loại IV

A proton reacts with a nucleus causing release of an alpha particle.

Giống như CNO loại III, nhánh này cũng chỉ đóng góp trong các sao nặng. Các phản ứng được bắt đầu khi một trong các phản ứng trong CNO loại III tạo ra fluorine-19 và gamma thay vì nitrogen-15 và alpha, và tiếp tục 18O→19F→16O→17F→17O→18F→18O:

18 1 →  19 γ      7.994 MeV
19 1 →  16 4He      8.114 MeV
16 1 →  17 γ      0.60 MeV
17     →  17 e+
 
ν
e
 
2.76 MeV (thời gian bán rã là 64.49 giây)
17 1 →  18 γ      5.61 MeV
18     →  18 e+
 
ν
e
 
1.656 MeV (thời gian bán rã là 109.771 phút)

Các chu trình CNO nóng

Dưới điều kiện nhiệt độ và áp suất cao hơn, như là nhiệt độ và áp suất được tìm thấy ở tân tinhbùng nổ tia X, tốc độ bắt proton vượt quá tốc tộc phân rã beta, đẩy sự đốt lên đường nhỏ giọt proton. Ý tưởng chính là một loại phòng xạ sẽ bắt một proton trước khi nó phân rã beta, mở ra quá trình đốt hạt nhân mới mà không thể thực hiện ngược lại được. Do nhiệt độ cao hơn nên các chu trình xúc tác này còn được gọi là các chu trình CNO nóng; vì thời gian bị giới hạn bởi các phân rã beta thay vì các quá trình bắt proton, chúng cũng được gọi là các chu trình CNO bị giới hạn bởi beta.[cần giải thích]

Chu trình HCNO loại I

Sự khác nhau giữa chu trình CNO loại I và chu trình HCNO loại I là 13N bắt một proton thay vì phân rã, dẫn đến chuỗi toàn phần 12C→13N→14O→14N→15O→15N→12C:

12 1 →  13 γ      1.95 MeV
13 1 →  14 γ      4.63 MeV
14     →  14 e+
 
ν
e
 
5.14 MeV (thời gian bán rã là 70.641 giây)
14 1 →  15 γ      7.35 MeV
15     →  15 e+
 
ν
e
 
2.75 MeV (thời gian bán rã là 122.24 giây)
15 1 →  12 4He      4.96 MeV

Chu trình HCNO loại II

Sự khác biệt đáng chú ý giữa chu trình CNO loại II và chu trình HCNO loại II là 17F bắt một proton thay vì phân rã, và neon được tạo ra trong phản ứng tiếp theo lên 18F, dẫn đến chuỗi toàn phần 15N→16O→17F→18Ne→18F→15O→15N:

15 1 →  16 γ      12.13 MeV
16 1 →  17 γ      0.60 MeV
17 1 →  18Ne  γ      3.92 MeV
18Ne      →  18 e+
 
ν
e
 
4.44 MeV (thời gian bán rã là 1.672 giây)
18 1 →  15 4He      2.88 MeV
15     →  15 e+
 
ν
e
 
2.75 MeV (thời gian bán rã là 122.24 giây)

Chu trình HCNO loại III

Khác với chu trình HCNO loại II là 18F bắt một proton để về hạt nhân khối lượng lớn hơn và sử dụng cơ chế sản phẩm helium giống như chu trình CNO loại IV 18F→19Ne→19F→16O→17F→18Ne→18F:

18 1 →  19Ne  γ      6.41 MeV
19Ne      →  19 e+
 
ν
e
 
3.32 MeV (thời gian bán rã là 17.22 giây)
19 1 →  16 4He      8.11 MeV
16 1 →  17 γ      0.60 MeV
17 1 →  18Ne  γ      3.92 MeV
18Ne      →  18 e+
 
ν
e
 
4.44 MeV (thời gian bán rã là 1.672 giây)

Sử dụng trong thiên văn

Trong khi số lượng toàn phần hạt nhân "xúc tác" được bảo toàn trong chu trình, trong sự tiến hóa của sao tỉ lệ các hạt nhân bị thay đổi. Khi chu trình đạt trạng thái cân bằng, tỉ số hạt nhân carbon-12/carbon-13 có xu hướng về 3.5, và nitrogen-14 trở thành hạt nhân có số lượng nhiều nhất, bất chấp sự tổng hợp ban đầu. Suốt quá trình tiến hóa của sao, sự trộn lẫn đối lưu giữa các tỉ số, trong đó chu trình CNO được vận hành, từ bên trong ngôi sao ra bề mặt, khác với sự tổng hợp quan sát được của ngôi sao. Các sao kềnh đỏ được nhận định khi có tỉ số carbon-12/carbon-13 và carbon-12/nitrogen-14 thấp hơn so với các sao trên dãy chính, nó được xem là bằng chứng cho sự hoạt động của chu trình CNO.[cần dẫn nguồn]

Xem thêm

Tham khảo

  1. ^ a b Salaris, Maurizio; Cassisi, Santi (2005). Evolution of Stars and Stellar Populations. John Wiley and Sons. tr. 119–121. ISBN 0-470-09220-3.
  2. ^ Reid, I. Neill; Hawley, Suzanne L. (2005). “The Structure, Formation and Evolution of Low-Mass Stars and Brown Dwarfs – Energy Generation”. New Light on Dark Stars: Red Dwarfs, Low-Mass Stars, Brown Dwarfs. Springer-Praxis Books in Astrophysics and Astronomy (ấn bản thứ 2). Springer Science & Business Media. tr. 108–111. ISBN 3-540-25124-3.
  3. ^ Schuler, S. C.; King, J. R.; The, L.-S. (2009). “Stellar Nucleosynthesis in the Hyades Open Cluster”. The Astrophysical Journal. 701 (1): 837–849. arXiv:0906.4812. Bibcode:2009ApJ...701..837S. doi:10.1088/0004-637X/701/1/837.
  4. ^ a b von Weizsäcker, Carl F. (1937). “Über Elementumwandlungen in Innern der Sterne I” [On Transformations of Elements in the Interiors of Stars I]. Physikalische Zeitschrift. 38: 176–191.
  5. ^ a b von Weizsäcker, Carl F. (1938). “Über Elementumwandlungen in Innern der Sterne II” [On Transformations of Elements in the Interiors of Stars II]. Physikalische Zeitschrift. 39: 633–646.
  6. ^ a b c Bethe, Hans A. (1939). “Energy Production in Stars”. Physical Review. 55 (1): 103. doi:10.1103/PhysRev.55.103.
  7. ^ a b c Bethe, Hans A. (1939). “Energy Production in Stars”. Physical Review. 55 (5): 434–456. doi:10.1103/PhysRev.55.434.
  8. ^ Bethe, Hans A.; Bacher, Robert (1936). “Nuclear Physics, A: Stationary States of Nuclei” (PDF). Reviews of Modern Physics. 8 (2): 82–229. doi:10.1103/RevModPhys.8.82.
  9. ^ Bethe, Hans A. (1937). “Nuclear Physics, B: Nuclear Dynamics, Theoretical”. Reviews of Modern Physics. 9 (2): 69–244. doi:10.1103/RevModPhys.9.69.
  10. ^ Bethe, Hans A.; Livingston, Milton S. (1937). “Nuclear Physics, C: Nuclear Dynamics, Experimental”. Reviews of Modern Physics. 9 (2): 245–390. doi:10.1103/RevModPhys.9.245.
  11. ^ Bardi, Jason Socrates (ngày 23 tháng 1 năm 2008). “Landmarks: What Makes the Stars Shine?”. Physical Review Focus. 21 (3). Truy cập ngày 26 tháng 11 năm 2018.
  12. ^ a b c Krane, Kenneth S. (1988). Introductory Nuclear Physics. John Wiley & Sons. tr. 537. ISBN 0-471-80553-X.
  13. ^ a b Ray, Alak (2010). “Massive Stars as Thermonuclear Reactors and their Explosions Following Core Collapse”. Trong Goswami, Aruna; Reddy, B. Eswar (biên tập). Principles and Perspectives in Cosmochemistry. Springer Science & Business Media. tr. 233. ISBN 9783642103681.
  14. ^ Wapstra, Aaldert; Audi, Georges (ngày 18 tháng 11 năm 2003). “The 2003 Atomic Mass Evaluation”. Atomic Mass Data Center. Bản gốc lưu trữ 28 tháng Chín năm 2011. Truy cập ngày 25 tháng 10 năm 2011.
  15. ^ LUNA Collaboration; Lemut, A.; Bemmerer, D.; Confortola, F.; Bonetti, R.; Broggini, C.; Corvisiero, P.; Costantini, H.; Cruz, J.; Formicola, A.; Fülöp, Zs.; Gervino, G.; và đồng nghiệp (2006). “First measurement of the 14N(p,γ)15O cross section down to 70 keV”. Physics Letters B. 634: 483–487. arXiv:nucl-ex/0602012. Bibcode:2006PhLB..634..483L. doi:10.1016/j.physletb.2006.02.021.
  16. ^ Scheffler, Helmut; Elsässer, Hans (1990). Die Physik der Sterne und der Sonne [The Physics of the Stars and the Sun]. Bibliographisches Institut (Mannheim, Wien, Zürich). ISBN 3-411-14172-7.

Đọc thêm

Bản mẫu:Các quá trình hạt nhân

Read other articles:

Stadion Letjen H. Soedirman Bojonegoro Informasi stadionNama lengkapStadion Letjen H. Soedirman BojonegoroPemilikPemkot BojonegoroLokasiLokasiJalan Lisman, Karang Pacar-Campurjo Bojonegoro, Jawa Timur, Indonesia[1]Koordinat7°8′53″S 111°54′2″E / 7.14806°S 111.90056°E / -7.14806; 111.90056[2]KonstruksiDibuat1980Dibuka1983Direnovasi2010Data teknisPermukaanRumputKapasitas20.000[3][4]PemakaiPersibo Bojonegoro[5]Sunting kot...

 

City in the United States Champaign redirects here. Not to be confused with Champagne. For other uses, see Champaign (disambiguation). City in Illinois, United StatesChampaign, IllinoisCityCampustownDowntownVirginia TheatreMemorial StadiumCattle BankInteractive Map of ChampaignChampaignShow map of IllinoisChampaignShow map of the United StatesCoordinates: 40°06′54″N 88°16′22″W / 40.11500°N 88.27278°W / 40.11500; -88.27278CountryUnited StatesStateIllinoisCou...

 

Questa voce sull'argomento calciatori croati è solo un abbozzo. Contribuisci a migliorarla secondo le convenzioni di Wikipedia. Segui i suggerimenti del progetto di riferimento. Borna Barišić Nazionalità  Croazia Altezza 186 cm Calcio Ruolo Difensore Squadra  Rangers Carriera Giovanili 2007-2011 Osijek Squadre di club1 2011-2012 Osijek? (?)2012-2013 BSK Bijelo Brdo? (?)2013-2015 Osijek51 (3)2015-2016 Dinamo Zagabria1 (0)2015-2016→  Lokomotiv...

Mariam-uz-ZamaniWali Nimat BegumMariam-uz-ZamaniMalika-e-MuezzamaMalika-e-HindustanShahi BegumPermaisuri Kekaisaran MughalIbu Suri Kekaisaran MughalRajkumari dari AmerPenggambaran artistik Mariam-uz-ZamaniPermaisuri Kekaisaran MughalBerkuasa6 Februari 1562 – 27 Oktober 1605bersama Ruqaiya dan SalimaInformasi pribadiKelahiranRajkumari Hira Kunwari1 Oktober 1542Amer, IndiaKematian19 Mei 1623 (usia 81)[1][2]Agra, India[3]PemakamanMakam Mariam-uz-Zamani, Sikandra, Agra&#...

 

Limes danubianoLimes Danubii fluminislimes romanoil fiume Danubio lungo il quale correva la via militare romanaRegionelimes retico, limes del Norico, limes pannonicus e limes moesicus. Informazioni generaliTipostrada militare romana affiancata da fortezze legionarie, forti e fortini, burgi, ecc. CostruzioneAugusto-Impero bizantino Condizione attualenumerosi resti antichi rinvenuti in varie località. InizioCastra Regina Finefoce Danubio Informazioni militariUtilizzatoreImpero romano Funzione ...

 

يفتقر محتوى هذه المقالة إلى الاستشهاد بمصادر. فضلاً، ساهم في تطوير هذه المقالة من خلال إضافة مصادر موثوق بها. أي معلومات غير موثقة يمكن التشكيك بها وإزالتها. (نوفمبر 2019) الدوري السويدي الممتاز 1959 تفاصيل الموسم الدوري السويدي الممتاز  النسخة 35  البلد السويد  التاريخ �...

Chinese pro-democracy movement and subsequent massacre Tiananmen Square protests redirects here. For other uses, see Tiananmen Square protests (disambiguation). 1989 Tiananmen Square protests and massacrePart of the Cold War, the Revolutions of 1989 and the Chinese democracy movementProtesters in Tiananmen Square on 2 June (top), and tanks in Beijing in July (bottom)DateInitial protests:15 April – 4 June 1989(1 month, 2 weeks and 6 days) Massacre: 3–4 June 1989 (1 day); 35 ...

 

First person shooter video game Not to be confused with NAM-1975. 1998 video gameNAMNorth American cover artDeveloper(s)TNT TeamPublisher(s)GT InteractiveDirector(s)Dante AndersonProducer(s)Dante AndersonNicolas LavroffGreg WilliamsDesigner(s)Lado CrnologarHeikki KorvaTuomo KorvaProgrammer(s)Matt SaettlerArtist(s)Lado CrnologarHeikki KorvaTuomo KorvaWriter(s)Lado CrnologarHeikki KorvaTuomo KorvaComposer(s)Atom EllisEngineBuildPlatform(s)MS-DOSReleaseNA: July 31, 1998Genre(s)First-person shoot...

 

2001 Israeli prime ministerial election ← 1999 6 February 2001 (2001-02-06) 2003 → Turnout62.29%   Candidate Ariel Sharon Ehud Barak Party Likud Labor Popular vote 1,698,077 1,023,944 Percentage 62.38% 37.62% Prime Minister before election Ehud Barak Labor Prime Minister after election Ariel Sharon Likud Prime ministerial elections were held in Israel on 6 February 2001 following the resignation of the incumbent Prime Minister Ehud Barak on 9 De...

Speech by US president Franklin D. Roosevelt This article relies largely or entirely on a single source. Relevant discussion may be found on the talk page. Please help improve this article by introducing citations to additional sources.Find sources: 1945 State of the Union Address – news · newspapers · books · scholar · JSTOR (September 2021) 1945 State of the Union AddressDateJanuary 6, 1945 (1945-01-06)LocationWashington, D.C.TypeState...

 

Point of ViewPembuatSCTVPresenterAzizah HanumNegara asalIndonesiaProduksiDurasi30 menitDistributorSurya Citra MediaRilis asliJaringanSCTVFormat gambar720p (HDTV)Format audioStereoRilis19 Desember 2021 (2021-12-19) –sekarang Point of View adalah sebuah program gelar wicara berbasis berita yang tayang di SCTV mulai 19 Desember 2021. Program ini dibawakan oleh Azizah Hanum. Dalam setiap episodenya, Hanum sebagai pembawa acara akan berbincang-bincang bersama para pejabat pemerintah, ...

 

ポータル 映画プロジェクト 映画 ドラゴンボールZ復活のフュージョン!!悟空とベジータ監督 山内重保原作 鳥山明ナレーター 八奈見乗児出演者 野沢雅子草尾毅堀川亮音楽 菊池俊輔主題歌 「WE GOTTA POWER」(影山ヒロノブ)編集 福光伸一制作会社 東映動画配給 東映公開 1995年3月4日上映時間 51分製作国 日本言語 日本語配給収入 12億7000万円[1]前作 ドラゴンボールZ �...

Steffen Peters Medallista olímpico Datos personalesNacimiento Wesel, RFA18 de septiembre de 1964 (59 años)Carrera deportivaRepresentante de  Estados UnidosDeporte Ecuestre               Medallero Deportes ecuestres Evento O P B Juegos Olímpicos 0 1 2 Campeonato Mundial 0 1 3 Juegos Panamericanos 4 0 0 Página web oficial[editar datos en Wikidata] Steffen Peters (Wesel, RFA, 18 de septiembre de 1964) e...

 

International athletics championship eventEuropean Throwing CupEvents16← 2023 2024 → The European Throwing Cup (Until 2015 European Cup Winter Throwing) is an annual continental athletics competition for athletes specialising in the events of discus, javelin and hammer throwing and the shot put. The winter event, organised every March by the European Athletics Association, is intended as a counterbalance to the fact that indoor track and field meetings cannot host the longer throw...

 

Braille alphabet of the Greek language Greek Braille is the braille alphabet of the Greek language. It is based on international braille conventions, generally corresponding to Latin transliteration. In Greek, it is known as Κώδικας Μπράιγ Kôdikas Brég Braille Code. There are actually two Greek braille alphabets, which differ in the assignment of a few letters: Modern Greek Braille used in Greece, and International Greek Braille for Greek letters or words used in mathematics or...

维基百科中的醫學内容仅供参考,並不能視作專業意見。如需獲取醫療幫助或意見,请咨询专业人士。詳見醫學聲明。 莫达非尼臨床資料其他名稱CRL-40476; Diphenylmethylsulfinylacetamide核准狀況 美 FDA: Modafinil 懷孕分級 澳: B3 给药途径口服ATC碼N06BA07 (WHO) 法律規範狀態法律規範 澳:限医生处方(S4) 加:处方药(℞-only) 中:第二类精神药品 英:处方药(�...

 

This article has multiple issues. Please help improve it or discuss these issues on the talk page. (Learn how and when to remove these template messages) This article needs additional citations for verification. Please help improve this article by adding citations to reliable sources. Unsourced material may be challenged and removed.Find sources: Dilshad Garden – news · newspapers · books · scholar · JSTOR (November 2008) (Learn how and when to remove...

 

2005 U.S. military operation during the War in Afghanistan For the 1956 series of U.S. nuclear tests, see Operation Redwing. This article cites its sources but does not provide page references. You can help by providing page numbers for existing citations. (June 2022) (Learn how and when to remove this message) Operation Red WingsPart of War in AfghanistanDateJune 27 – mid-July 2005[1][2]LocationSawtalo Sar Mountain, Korangal Valley, Pech District, Kunar Provinc...

Voce principale: Football Club Valdagno. Associazione Calcio ValdagnoStagione 1994-1995Sport calcio Squadra Valdagno Allenatore Renzo Giuseppe Rossi poi Diego Martinello Presidente Giuseppe Aldegheri Serie C212º posto nel girone A. Maggiori presenzeCampionato: Tamagnini, Vignale (33) Miglior marcatoreCampionato: Tamagnini (12) 1993-1994 1995-1996 Si invita a seguire il modello di voce Questa voce raccoglie le informazioni riguardanti l'Associazione Calcio Valdagno nelle competizioni uf...

 

Killing EveGenre Drama[1] Cerita mata-mata[2] Komedi gelap[2] BerdasarkanSeri novella Codename Villanelleoleh Luke JenningsPengembangPhoebe Waller-BridgePemeran Sandra Oh Jodie Comer Fiona Shaw Darren Boyd Owen McDonnell Kirby Howell-Baptiste Sean Delaney David Haig Kim Bodnia Nina Sosanya Edward Bluemel Adrian Scarborough Negara asal Amerika Serikat Britania Raya Bahasa asliInggrisJmlh. musim4Jmlh. episode32 (daftar episode)ProduksiProduser eksekutif Sally Woodward G...