Chu Tổ Dực là đảng viên Đảng Cộng sản Trung Quốc, học vị Tiến sĩ khoa học Địa chất, học hàm Giáo sư Địa chất học. Ông có sự nghiệp khoa học và giáo dục thời gian dài, trở thành tiến sĩ, giáo sư khi còn trẻ tuổi, có nhiều công trình nghiên cứu về địa chất biển, Khoa học Trái Đất trước khi bước chân vào chính trường Trung Quốc.
Xuất thân và giáo dục
Chu Tổ Dực sinh tháng 1 năm 1965 tại huyện Thiên Thai, địa cấp thị Thai Châu, tỉnh Chiết Giang, Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Ông tốt nghiệp phổ thông ở Thiên Thai, được kết nạp Đảng Cộng sản Trung Quốc vào tháng 6 năm 1984. Sau đó, tháng 7 cùng năm, ông thi đỗ Đại học Chiết Giang và tới thủ phủ Hàng Châu, nhập học Khoa Địa chất học, tốt nghiệp Cử nhân khoa học ngành địa chất. Sau đó, ông tới Đại học Đồng Tế ở Thượng Hải, là nghiên cứu sinh sau đại học và là giảng viên đại học tại trường, bảo vệ thành công luận án tiến sĩ đề tài "Tiến hóa cấu tạo rìa lục địa ở Phúc Kiến thời hậu Đại Cổ sinh – Đại Trung sinh'' (福建晚古生代 – 中生代大陆边缘构造演化) được hướng dẫn bởi học giả Chu Hạ, trở thành Tiến sĩ khoa học Địa chất vào tháng 10 năm 1989, khi mới 24 tuổi.[1] Trong sự nghiệp giáo dục, khoa học, ông giảng dạy đại học, nghiên cứu về địa chất học, trở thành Giáo sư ngành Địa chất học năm 1994, khi 29 tuổi, là một trong những giáo sư trẻ nhất của Đồng Tế.[2]
Sự nghiệp
Giáo dục
Tháng 10 năm 1989, sau khi nhận bằng tiến sĩ khoa học, Chu Tổ Dực bắt đầu sự nghiệp giáo dục của mình khi được Đại học Đồng Tế giữ lại làm giảng viên đại học. Năm 1992, ông trở thành Phó Giáo sư, đảm nhiệm vị trí Phó Trưởng khoa Địa chất biển và Địa vật lý của Đại học Đồng Tế. Từ tháng 4 năm 1994, ông là Bí thư Chi bộ, Nghiên cứu viên của Khoa Địa chất biển và Địa vật lý, là Tiến sĩ Sinh đạo sư hướng dẫn tiến sĩ từ tháng 1 năm 1996. Bên cạnh đó, về tham gia hoạt động khoa học quốc tế, ông là học giả thỉnh giảng của Hiệp hội Hoàng gia thuộc Đại học Wales, Vương quốc Anh từ tháng 3 năm 1993 đến tháng 3 năm 1994; là giáo sư thỉnh giảng tại Khoa Khoa học Trái đất của Viện Công nghệ Liên bang Thụy Sĩ (ETH) từ tháng 10 năm 1997 đến tháng 10 năm 1998. Tháng 8 năm 1998, ông nhậm chức Bí thư Đảng ủy Trường Khoa học của Đại học Đồng Tế, kiêm nhiệm Trưởng khoa Địa chất biển và Địa vật lý.[3][4]
Tháng 7 năm 2002, khoa được nâng cấp thành học viện, Chu Tổ Dực được bổ nhiệm làm Phó Bí thư Đảng ủy Đại học Đồng Tế, Viện trưởng Học viện Địa chất biển và Khoa học Trái Đất. Tháng 12 năm 2004, ông là Phó Hiệu trưởng, đồng thời là Phó Bí thư thường vụ Đảng ủy cấp chính sảnh, địa từ tháng 6 năm 2007. Tháng 11 năm 2008, ông được điều chuyển tới Thành ủy Thượng Hải, nhậm chức Phó Bộ trưởng Bộ Tổ chức Thành ủy, bắt đầu giai đoạn mới khi tham gia chính trường Trung Quốc. Tháng 11 năm 2011, ông được bổ nhiệm làm Bí thư Đảng ủy Đại học Đồng Tế, cấp phó bộ, tỉnh, giữ chức vụ này cho đến năm 2014.[5][6]
Là một nhà khoa học và giáo dục ngành địa chất, Chu Tổ Dực có nhiều hoạt động về nghiên cứu, đạt nhiều thành tựu trong sự nghiệp. Về nghiên cứu, ông chủ yếu tham gia lĩnh vực cấu trúc rìa lục địa và phân tích lưu vực ở Đông Nam Trung Quốc và các vùng biển lân cận. Nghiên cứu tập trung vào khu vực nguồn của các bồn trầm tích và mối quan hệ kết hợp cấu trúc của các bồn trầm tích này; sử dụng các phương pháp tiên tiến của niên đại nhiệt độ thấp như phương pháp theo dõi phân hạch và U-Th/He; mô phỏng, tìm kiếm mối quan hệ ràng buộc giữa sự nâng cao cấu trúc nguồn cung cấp đã được chứng minh về sự tiến hóa, biến đổi của khí hậu, quy luật phân bố và phát triển của hệ thống trầm tích lưu vực, mô phỏng lưu vực và môi trường cổ (bao gồm cả cổ sinh vật) trong khu vực nghiên cứu để cung cấp cơ sở khoa học cho quá trình tiến hóa.[20]
Về tập thể, Chu Tổ Dực từng là thành viên Nhóm Khoa học Biển của Ban Chỉ đạo Giảng dạy khoa học của Bộ Giáo dục (1995–2002), Phó Chủ tịch Hiệp hội Hải dương và Hồ học Thượng Hải (2001–2005), Thành viên Chương trình Thăm dò đại dương Quốc tế (IODP) (2003–2007). Ông còn là thành viên ban biên tập các tạp chí khoa học uy tín thế giới như Advances in Earth Science, Petroleum Geology & Experiment, Trung tâm nghiên cứu Địa cực Trung Quốc. Từ năm 1996, ông được hưởng phụ cấp đặc biệt dành cho các nhà khoa học của Quốc vụ viện.[21]
Giải thưởng
Trong sự nghiệp khoa học của mình, Chu Tổ Dực đã nhận được những giải thưởng như:[22]
Giải thưởng trường chinh Thượng Hải (1995);
Người lao động kiểu mẫu Thượng Hải (1996);
Giải Ba giải thưởng Giảng viên trẻ xuất sắc của Tổ chức Giáo dục Hoắc Anh Đông (1996);
Mười viên chức tiên phong sáng tạo Thượng Hải (1997);
Giải Nhất của Diễn đàn Khoa học và Công nghệ Thượng Hải (1998);
^“福建晚古生代-中生代大陆边缘构造演化”. Vạn Phương (bằng tiếng Trung). Truy cập ngày 10 tháng 5 năm 2022.
^霍井 (ngày 8 tháng 11 năm 2016). “"65后"中组部副部长周祖翼:曾是同济大学最年轻的正教授之”. Shanghai Observer (bằng tiếng Trung). Truy cập ngày 10 tháng 5 năm 2022.
^家睿 (ngày 25 tháng 8 năm 2014). “接替陈向群 同济大学书记周祖翼上调中组部”. Takungpao (bằng tiếng Trung). Lưu trữ bản gốc ngày 10 tháng 5 năm 2022. Truy cập ngày 10 tháng 5 năm 2022.
^“中共教育部党组关于杨贤金、周祖翼同志职务任免的通知”. Phượng Hoàng (bằng tiếng Trung). ngày 10 tháng 2 năm 2015. Lưu trữ bản gốc ngày 10 tháng 5 năm 2022. Truy cập ngày 10 tháng 5 năm 2022.
^庄彧 (ngày 7 tháng 11 năm 2016). “周祖翼任中央组织部副部长(图|简历)”. District CE (bằng tiếng Trung). Lưu trữ bản gốc ngày 10 tháng 5 năm 2022. Truy cập ngày 10 tháng 5 năm 2022.
^张炜 (ngày 23 tháng 2 năm 2014). “杨贤金任同济大学党委书记 周祖翼调任中组部”. SX GOV (bằng tiếng Trung). Lưu trữ bản gốc ngày 10 tháng 5 năm 2022. Truy cập ngày 10 tháng 5 năm 2022.
^王晓易 (ngày 26 tháng 1 năm 2018). “中国人民政治协商会议第十三届全国委员会委员名单”. The Paper (bằng tiếng Trung). Lưu trữ bản gốc ngày 10 tháng 5 năm 2022. Truy cập ngày 10 tháng 5 năm 2022.
^蒋子文 (ngày 30 tháng 4 năm 2022). “李小新已任中央编办主任”. The Paper (bằng tiếng Trung). Lưu trữ bản gốc ngày 30 tháng 4 năm 2022. Truy cập ngày 10 tháng 5 năm 2022.
^任一林; 白宇 (ngày 22 tháng 10 năm 2022). “中国共产党第二十次全国代表大会在京闭幕”. Đảng Cộng sản (bằng tiếng Trung). Lưu trữ bản gốc ngày 23 tháng 10 năm 2022. Truy cập ngày 22 tháng 10 năm 2022.
^牛镛; 岳弘彬 (ngày 16 tháng 10 năm 2022). “奋力开创中国特色社会主义新局面(社论)”. CPC News (bằng tiếng Trung). Lưu trữ bản gốc ngày 16 tháng 10 năm 2022. Truy cập ngày 16 tháng 10 năm 2022.
^李萌 (ngày 22 tháng 10 năm 2022). “中国共产党第二十届中央委员会委员名单”. Chính phủ Nhân dân Trung ương (bằng tiếng Trung). Lưu trữ bản gốc ngày 22 tháng 10 năm 2022. Truy cập ngày 22 tháng 10 năm 2022.
^牛镛; 袁勃 (ngày 22 tháng 10 năm 2022). “中国共产党第二十届中央委员会委员名单”. Đại 20 (bằng tiếng Trung). Lưu trữ bản gốc ngày 22 tháng 10 năm 2022. Truy cập ngày 25 tháng 10 năm 2022.
^易雪妍; 张子剑 (ngày 13 tháng 11 năm 2022). “人社部部长周祖翼任福建省委书记!曾是同济大学最年轻的正教授之一(附简历)” [Bộ trưởng Nhân Xã nhậm chức Bí thư Tỉnh ủy Phúc Kiến! Ông là một trong nhưng Giáo sư trẻ tuổi nhất của Đại học Đồng Tế]. Nhân dân Phúc Kiến (bằng tiếng Trung). Lưu trữ bản gốc ngày 13 tháng 11 năm 2022. Truy cập ngày 13 tháng 11 năm 2022.
^杨丽娜、常雪梅 (ngày 4 tháng 7 năm 2013). “周祖翼:营造良好的大学创新环境”. Mạng Nhân dân (bằng tiếng Trung). Truy cập ngày 10 tháng 5 năm 2022.
^李墨轩 (ngày 7 tháng 5 năm 2022). “周祖翼已任人社部党组书记”. Finance Sina (bằng tiếng Trung). Truy cập ngày 10 tháng 5 năm 2022.
^魏明 (ngày 25 tháng 8 năm 2014). “同济大学党委书记周祖翼调任中组部(图/简历)”. 12371 (bằng tiếng Trung). Truy cập ngày 10 tháng 5 năm 2022.
Lãnh đạo bốn cơ cấu: Tỉnh ủy; Nhân Đại; Chính phủ; Chính Hiệp. Người đứng đầu các cơ quan đều cấp chính tỉnh, lãnh đạo cao nhất là Bí thư, thứ hai là Tỉnh trưởng.