Chúa vốn Bức thành Kiên cố (Đức ngữEin' feste Burg ist unser Gott) là bài thánh ca nổi tiếng nhất của Martin Luther. Luther viết lời và sáng tác giai điệu cho bài thánh ca này trong khoảng từ năm 1527-1529. Ca khúc được dịch sang tiếng Anh và các ngôn ngữ khác, riêng tiếng Anh có ít nhất là bảy mươi phiên bản. Ca từ xuất phát từ những ý tưởng trong chương 46 của sách Thi thiên (Thánh vịnh).[1] Bản Anh ngữ được yêu thích nhất, "A mighty fortress is our God, a bulwark never failing," chuyển ngữ bởi Frederick H. Hedge vào năm 1853. Một phiên bản khác của Thomas Carlye bắt đầu với câu "A safe stronghold our God is still" (Chúa chúng ta là thành lũy kiên cố).
Lịch sử
"Chúa vốn Bức thành Kiên cố" là một trong những bài thánh ca được yêu thích nhất trong cộng đồng Kháng Cách, thường được miêu tả là "Bài ca chiến đấu của cuộc Cải cách Kháng Cách" do ảnh hưởng sâu đậm của bài thánh ca trên tinh thần những người ủng hộ cuộc cải cách. John Julian đưa ra bốn sự kiện về nguồn gốc của bài thánh ca này:
K.F.T. Scheinder: Là bài hát truy điệu cho một người bạn của Luther, Leonard Kaiser, bị xử tử vì đức tin Kháng Cách ngày 16 tháng 8 năm 1527.
Jean-Henri Merle d’Aubigne: Các vương hầu người Đức theo Luther đã hát thánh ca này khi tiến vào thành Ausburg để dự họp Quốc hội năm 1530 và đệ trình Bản Tín điều Augsburg.
Ca khúc được sáng tác vào thời điểm của kỳ họp Quốc hội Speyer, tại đó các vương hầu theo Luther đã bày tỏ sự "phản kháng" (từ đó có tên gọi Kháng Cách) đối với Hoàng đếKarl V, người muốn thực thi Chiếu chỉ Worms (1521).
Tục truyền rằng vua Gustav II Adolf của Thụy Điển ra lệnh hát thánh ca này khi quân đội của ông tiến ra mặt trận trong Cuộc chiến Ba mươi năm. Sách Thi thiên trong Kinh Thánh trước đó đã được dịch sang tiếng Thụy Điển (năm 1536). Nhiều năm về sau, ca khúc này được chọn làm nhạc hiệu cho phong trào xã hội Thụy Điển trong giai đoạn đầu của phong trào này.
Johann Sebastian Bach đã sử dụng giai điệu của "Chúa vốn Bức thành kiên cố" cho Cantata số 80 và hai đoạn trong Choralgesänge (Thánh ca Hợp xướng). Felix Mendelssohn đã dùng chủ đề của bài thánh ca này cho đoạn thứ tư và đoạn kết cho Symphony số 5 (năm 1830) được đặt tên Cải cách nhằm tôn vinh cuộc Cải cách Kháng Cách do Martin Luther khởi xướng.
1. Ein’ feste Burg ist unser Gott, Ein' gute Wehr und Waffen; Er hilft uns frei aus aller Not, Die uns jetzt hat betroffen. Der alt’ böse Feind, Mit Ernst er’s jetzt meint, Groß’ Macht und viel List Sein’ grausam’ Rüstung ist, Auf Erd’ ist nicht seins Gleichen.
3. Und wenn die Welt voll Teufel wär’ Und wollt’ uns gar verschlingen, So fürchten wir uns nicht so sehr, Es soll uns doch gelingen. Der Fürst dieser Welt, Wie sau’r er sich stellt, Tut er uns doch nicht, Das macht, er ist gericht’t, Ein Wörtlein kann ihn fällen.
2. Mit unsrer Macht ist nichts getan, Wir sind gar bald verloren; Es streit’t für uns der rechte Mann, Den Gott hat selbst erkoren. Fragst du, wer der ist? Er heißt Jesus Christ, Der Herr Zebaoth, Und ist kein andrer Gott, Das Feld muss er behalten.
4. Das Wort sie sollen lassen stahn Und kein’n Dank dazu haben; Er ist bei uns wohl auf dem Plan Mit seinem Geist und Gaben. Nehmen sie den Leib, Gut, Ehr’, Kind und Weib: Lass fahren dahin, Sie haben’s kein’n Gewinn, Das Reich muss uns doch bleiben.
^Merriman, John (2010). A History of Modern Europe: From the Renaissance to the Age of Napoleon. 1 (ấn bản thứ 3). New York: W. W. Norton & Company. tr. 101. ISBN978-0-393-93384-0.
The Tiếng Đức text of Ein' Feste Burg (A Mighty Fortress) sung to the isometric, more widely known arrangement of its traditional melody.
Trục trặc khi nghe tập tin âm thanh này? Xem hướng dẫn.
Commission on Worship of the Lutheran Church—Missouri Synod.Lutheran Worship. St. Louis: Concordia Publishing House, 1982. ISBN
Julian, John, ed.A Dictionary of Hymnology: Setting forth the Origin and History of Christian Hymns of all Ages and Nations. Second revised edition. 2 vols. n.p., 1907. Reprint, New York: Dover Publications, Inc., 1957.
Pelikan, Jaroslav and Lehmann, Helmut, eds.Luther's Works. Vol. 53, Liturgy and Hymns. St. Louis, Concordia Publishing House, 1965. ISBN 0-8006-0353-2.
Polack, W.G.The Handbook to the Lutheran Hymnal. St. Louis: Concordia Publishing House, 1942.
Rœhrich, E.Les Origines du Choral Luthérien. Paris: Librairie Fischbacher, 1906.
Stulken, Marilyn Kay.Hymnal Companion to the Lutheran Book of Worship. Philadelphia: Fortress Press, 1981.