Carl Wieman

Carl Edwin Wieman
Sinh26 tháng 3, 1951 (73 tuổi)
Corvallis, Oregon
Quốc tịchHoa Kỳ
Trường lớpHọc viện Công nghệ Massachusetts
Đại học Stanford
Nổi tiếng vìNgưng tụ Bose-Einstein
Giải thưởngHuy chương Lorentz (1998)
Huy chương Benjamin Franklin (2000)
Giải Nobel Vật lý (2001)
Huy chương Oersted (2007)
Sự nghiệp khoa học
NgànhVật lý học
Nơi công tácĐại học British Columbia
Đại học Colorado

Carl Edwin Wieman (sinh ngày 26.3.1951) là nhà vật lý người MỹĐại học British Columbia đã đoạt Giải Nobel Vật lý năm 2001 cho việc sản xuất Ngưng tụ Bose-Einstein đích thực đầu tiên trong năm 1995 chung với Eric Allin Cornell,.

Cuộc đời và Sự nghiệp

Wieman sinh tại Corvallis, Oregon, tốt nghiệp trung học ở trường Corvallis High School. Ông đậu bằng cử nhân khoa họcHọc viện Công nghệ Massachusetts năm 1973 và bằng tiến sĩĐại học Stanford năm 1977.

Trong nhiều năm qua, Wieman đã có nhiều nỗ lực nghiên cứu nhằm cải tiến việc giáo dục khoa học. Hiện nay ông là chủ tịch Ban Giáo dục Khoa học của Viện hàn lâm Khoa học quốc gia Hoa Kỳ. Ông đã sử dụng và khuyến khích dùng phương pháp "peer instruction" (giảng dạy ngang hàng) của Eric Mazur, một hệ thống sư phạm mà các giáo viên nhiều lần đưa ra các câu hỏi multiple-choice (có nhiều chọn lựa) để các sinh viên trả lời ngay tức khắc bằng một thiết bị (không dây) nhấn nút. Nếu phần lớn sinh viên trong lớp chọn phải câu trả lời sai thì họ phải bàn bạc với nhau và trả lời lại.[1] Wieman là người sáng lập và là trưởng dự án PhET (Physics Education Technology Project), một dự án hướng dẫn trên trang web của trường Đại học Colorado cung cấp một dãy nhiều các mô phỏng để cải thiện cách dạy và học vật lý, hóa học, sinh học, khoa học Trái Đấttoán học.[2] Link. Ông cũng là thành viên trong Ban cố vấn của Liên hoan Khoa học và Kỹ thuật Hoa Kỳ.[3]

Ngày 1.1.2007 Wieman gia nhập ban giáo sư Đại học British Columbia và lãnh đạo một chương trình sáng kiến giáo dục khoa học ở đây với quỹ vốn tài trợ 12 triệu dollar Mỹ, nhưng vẫn duy trì liên hệ với Đại học Colorado nơi ông đứng đầu dự án giáo dục khoa học mà ông sáng lập ở đây.[4]

Gần đây Wieman đã được đề cử làm Phó giám đốc Phòng chính sách Khoa học và Công nghệ của Nhà Trắng ngày 24.3.2010. Buổi điều trần của ông trước Ủy ban Thương mại diễn ra ngày 20.5.2010 và ông đã được ủy ban nhất trí thông qua. Ngày 16.9.2010 ông đã được xác nhận bởi sự nhất trí đồng thuận của Quốc hội Hoa Kỳ.

Giải thưởng và Vinh dự

Một số xuất bản phẩm

  • Donley, Elizabeth A. (ngày 19 tháng 7 năm 2001). Neil R. Claussen; Simon L. Cornish; Jacob L. Roberts; Eric A. Cornell; Carl E. Wieman. “Dynamics of Collapsing and Exploding Bose−Einstein Condensates”. Nature. 412 (6844): 295–299. arXiv:cond-mat/0105019. Bibcode:2001Natur.412..295D. doi:10.1038/35085500. PMID 11460153.
  • Matthews, Michael R. (1999). B.P. Anderson; P.C. Haljan; D.S. Hall; C.E. Wieman; E.A. Cornell. “Vortices in a Bose-Einstein Condensate”. Phys. Rev. Lett. 83 (13): 2498–2501. arXiv:cond-mat/9908209. Bibcode:1999PhRvL..83.2498M. doi:10.1103/PhysRevLett.83.2498.
  • Walker, Thad (1990). David Sesko and Carl Wieman. “Collective Behavior of Optically Trapped Neutral Atoms”. Phys. Rev. Lett. 64 (4): 408–411. Bibcode:1990PhRvL..64..408W. doi:10.1103/PhysRevLett.64.408. PMID 10041972.
  • Tanner, Carol E. (1988). Carl Wieman. “Precision Measurement of the Hyperfine Structure of the 133Cs 6P3/2 State”. Phys. Rev. A. 38 (3): 1616–1617. Bibcode:1988PhRvA..38.1616T. doi:10.1103/PhysRevA.38.1616. PMID 9900545.

Tham khảo

  1. ^ David Epstein (ngày 7 tháng 4 năm 2006). “Trading Research for Teaching”. Inside Higher Ed. Bản gốc lưu trữ ngày 27 tháng 8 năm 2011. Truy cập ngày 9 tháng 10 năm 2007.
  2. ^ “An Error Occurred Setting Your User Cookie”. Bản gốc lưu trữ ngày 13 tháng 3 năm 2012. Truy cập 24 tháng 9 năm 2015.
  3. ^ “USA Science and Engineering Festival”. Bản gốc lưu trữ ngày 21 tháng 4 năm 2010. Truy cập 8 tháng 3 năm 2015.
  4. ^ “CU-Boulder Nobel Laureate Carl Wieman Announces Move To British Columbia, Will Remain Linked To CU-Boulder” (Thông cáo báo chí). University of Colorado, Boulder. ngày 20 tháng 3 năm 2006. Bản gốc lưu trữ ngày 6 tháng 9 năm 2008. Truy cập ngày 9 tháng 10 năm 2007.
  5. ^ http://nobelprize.org/nobel_prizes/physics/laureates/2001/public.html

Liên kết ngoài