Năm 1937, ông được giác ngộ Cách mạng qua Tổ chức Thanh niên sinh viên Dân chủ trường Bưởi Hà Nội do ông Lê Toàn Thư phụ trách. Ông tham gia Hội Truyền bá chữ Quốc ngữ[7]; Ông tổ chức lập các Hội nghiên cứu sách báo, thể thao, văn nghệ... tại địa phương. Năm 1939, ông tổ chức mở lớp học, vừa dạy chữ vừa tuyên truyền giác ngộ Cách mạng thanh thiếu niên, vận động nhân dân xây dựng, phát triển các cơ sở đoàn thể cứu quốc, mở rộng Mặt trận Việt Minh đấu tranh chống Nhật, Pháp ở địa phương[8].
Từ năm 1946 đến 1949: Ông được giao làm Chủ tịch Ủy ban kháng chiến - hành chính huyện Quế Dương, tỉnh Bắc Ninh; Tỉnh uỷ viên kiêm Bí thư huyện Võ Giàng, Trưởng Ban Dân vận, Trưởng Ban Tổ chức Tỉnh ủy Bắc Ninh[10].
Ông là một trong 36 cán bộ đầu tiên Khi Cục Vận tải thuộc Tổng cục Cung cấp mới được thành lập và được giao làm Chủ nhiệm Chính trị, Bí thư Liên chi bộ Cục Vận tải.
Chỉ huy trưởng Trung trạm vận tải Việt Bắc thuộc Cục Vận tải[12].
Cụ thân sinh ra ông là một nhà nho nghèo, cụ mất sớm khi ông mới 2 tuổi. Mẹ ông một mình nuôi con ăn học đến khi ông tốt nghiệp bậc Cao đẳng tiểu học [33]. Sớm được giác ngộ CM, ông đã vận động tổ chức mở các lớp dạy học bằng chữ quốc ngữ và bản thân đã trở thành vị Hương sư Cách mạng đầu tiên ở địa phương.
Năm 1942, ông lập gia đình với bà Vũ Thị Soạn (1920-2011), ông bà có ba người con trai: Bùi Tiến Dũng (1943), Bùi Quang Vinh (1950) và Bùi Minh Khánh (1960) - cả ba đều phục vụ trong Quân đội và đã được nghỉ hưu.
Chú thích
^Từ điển Bách khoa Quân sự Việt Nam - Bùi Phùng (tr. 105), nxb QĐND 2004
^Bộ Tư lệnh Hải quân: Lịch sử công tác chỉ huy tham mưu Hải quân trong vận tải quân sự đường biển chi viện chiến trường miền Nam (1961-1975) tr. 215-216 - Nxb. Quân đội nhân dân, 2007
^Lịch sử Bộ Chỉ huy Miền (1961-1976), nxb Chính trị Quốc gia 2004 (tr. 669): Danh sách Bộ Tư lệnh Miền gồm: Phạm Hùng (Bí thư Trung ương Cục, Bí thư Quân uỷ Miền, Chính uỷ); Hoàng Văn Thái (Tư lệnh), Trần Văn Trà, Lê Đức Anh, Đồng Văn Cống, Nguyễn Thị Định, Nguyễn Hữu Xuyến và Hoàng Cầm (Phó Tư lệnh); Trần Độ và Lê Văn Tưởng (Phó Chính ủy); Nguyễn Minh Châu (Tham mưu trưởng); Trần Văn Phác (Chủ nhiệm Chính trị); Bùi Phùng (Chủ nhiệm Hậu cần)
^Lịch sử Bộ Chỉ huy Miền (1961-1976), nxb Chính trị Quốc gia 2004 (tr. 425): Về tổ chức, ngày 18-3-1971, Bộ Chỉ huy Miền được đổi tên thành Bộ Tư lệnh Miền, Cục Tham mưu Miền đổi tên thành Bộ Tham mưu...
^Phim tài liệu về Thượng tướng Bùi Phùng: VỊ TƯỚNG CỦA THẾ TRẬN HẬU CẦN (Điện ảnh QĐND - YouTube)
^[60 năm Những chặng đường phát triển của ngành Kế hoạch và Đầu tư (Bộ KH và ĐT 2005)]
^Quyết định số: 8/07/NQNS-TW, ngày 18-5-1984 của Bộ Chính trị, Về việc chỉ định hội đồng Quân sự Bộ Quốc phòng (gồm các đ/c: Văn Tiến Dũng, Chu Huy Mân, Hoàng Văn Thái, Lê Trọng Tấn, Lê Đức Anh, Bùi Phùng, Lê Ngọc Hiền, Đặng Vũ Hiệp)
Lịch sử Đảng bộ huyện Gia Lâm 1930 - 2015 (Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia - 2015)
Lịch sử Đảng bộ huyện Quế Võ (Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia)
Lịch sử truyền thống Học viện Hậu cần 1951-2017 (Nhà xuất bản Quân đội nhân dân)
Bộ Tư lệnh Hải quân: Lịch sử công tác chỉ huy tham mưu Hải quân trong vận tải quân sự đường biển chi viện chiến trường miền Nam (1961-1975) - Nxb Quân đội nhân dân, 2007.