Lucius Domitius Aurelianus[1] (9 tháng 9 năm 214 hay 215 – tháng 9 hay tháng 10 năm 275), còn gọi là Aurelian, là Hoàng đế của Đế quốc La Mã, trị vì từ năm 270 đến năm 275. Thời trị vì, ông đánh bại quân Alamanni, đại phá quân Goth và Vandal, do vậy người đời tôn ông là Kẻ chinh phạt man tộc Goth.[2]
Aurelianus đánh bại nữ vương Zenobia xứ Palmyra và đồng minh của bà là Zaba, chinh phạt đế quốc Palmyra vào năm 273 và nhớ đó tái chiếm các tỉnh phía Đông của Đế quốc La Mã, cứu vãn Đế quốc La Mã khỏi tình trạng cát cứ. Được xem là một nhà chinh phạt, ông còn xem mình là vị Hoàng đế có công khôi phục lại phương Đông, qua lá thư chiêu hàng gửi Zenobia.[3] Năm 275, ông thu phục đế quốc Gaul ở phía Tây, thống nhất toàn bộ đế quốc La Mã.
Ông cho xây trường thành Aurelianus ở thủ đôRoma, và cắt đi tỉnh Dacia thuộc La Mã. Được xem là một vị Hoàng đế vĩ đại của La Mã,[3] những chiến thắng của ông đã chấm dứt giai đoạn khủng hoảng thế kỷ thứ ba của đế quốc. Sau khi khôi phục lãnh thổ đế quốc về thời hoàng kim, ông bị ám sát và Marcus Claudius Tacitus lên nối ngôi.[4] Tuy rằng Domitianus là vị Hoàng đế đầu tiên đề nghị chính thức được thừa nhận là dominus et deus (chủ nhân và thần linh), các tước hiệu này không được viết trên các văn kiện chính thức do đến thời kỳ Aurelianus.[5]
Những năm tháng đầu tiên
Lucius Domitius Aurelianus chào đời tại Dacia ripensis hay Sirmium (nay là Sremska Mitrovica, Serbia),[6] trong một gia đình vô danh ở tỉnh; cha ông là tá điền của một vị nguyên lão vô danh tên là Aurelius, và Aurelius đã đặt cái tên của mình cho gia đình của Aurelianus.[7] Aurelianus đã gia nhập vào quân đội khoảng năm 235, ở độ tuổi khoảng 20. Ông đã sớm chứng tỏ được tài năng xuất chúng của mình trong các cuộc chiến tranh thời đó, và những chiến công của ông đã khiến cho Hoàng đế Gallienus phong ông làm chỉ huy hữu quân La Mã, và dux equitum (Thống lĩnh Kỵ binh). Vào năm 268, quân Kỵ binh của ông đập tan một đội Kỵ binh hùng mạnh của người Goth trong trận Naissus, và đánh bại một cuộc xâm lược nguy hiểm nhất vào chính quốc La Mã kể từ thời Hannibal. Có tài liệu cho hay ông đã tham gia trong vụ ám sát Gallienus (268), và tôn Claudius Gothicus lên ngai vàng La Mã.[8]
Aurelianus đã kết hôn với Ulpia Severina, bà ít được biết đến. Giống như Aurelianus, bà đến từ Dacia.[9] Họ được biết là đã có một người con gái với nhau..[10]
Phụng sự dưới triều Claudius
Claudius đã được binh lính dưới quyền mình tuyên bố làm Hoàng đế ở bên ngoài Mediolanum. Vị Hoàng đế mới ngay lập tức ra lệnh cho Viện nguyên lão phải phong thần cho Gallienus.[11] Tiếp theo, bản thân ông bắt đầu xa lánh những kẻ chịu trách nhiệm về vụ ám sát vị hoàng đế tiền nhiệm, và ra lệnh hành quyết những kẻ trực tiếp tham gia.[11] Aureolus lúc đó vẫn còn bị bao vây trong thành phố Mediolanum và ông ta đã tìm cách hòa giải với vị Hoàng đế mới, nhưng Claudius đã không bỏ qua cho đối thủ tiềm năng này.
Dưới triều đại của Claudius, Aurelianus đã thăng tiến một cách nhanh chóng: ông đã được giao quyền chỉ huy lực lượng kỵ binh Damaltia tinh nhuệ, và ông đã sớm thăng lên chức Tổng chỉ huy toàn bộ kị binh- chức vụ mà Hoàng đế đã nắm giữ trước kia [11] Cuộc chiến chống lại Aureolus và việc tập trung toàn bộ lực lượng ở Ý cho phép người Alamanni vượt qua phòng tuyến Rhaetia dọc theo thượng nguồn sông Danube. Tiến quân qua Raetia và dãy núi Alps mà không bị cản trở, họ tiến vào miền Bắc nước Ý và bắt đầu tiến hành cướp bóc khu vực này. Đầu năm 269, hoàng đế Claudius và Aurelianus đã hành quân về phía bắc để giao chiến với người Alamanni, và hoàn toàn đánh bại họ trong trận Hồ Benacus[12].
Trong khi vẫn đang còn phải đối phó với kẻ thù vừa bị đánh bại, những tin tức mới từ vùng Balkans lại được báo về, với các cuộc tấn công quy mô lớn từ người Heruli, Goth, người Gepid, và người Bastarnae.[12] Claudius ngay lập tức phái Aurelianus đến vùng Balkans để ngăn chặn các cuộc xâm lược này theo cách tốt nhất mà ông có thể làm được cho đến khi hoàng đế Claudius đến nơi cùng với quân đội chủ lực của ông ta[13]. Người Goth đang bao vây Thessalonica khi họ nghe tin hoàng đế Claudius đang tiến gần đến nơi, điều này khiến họ từ bỏ cuộc bao vây và cướp bóc vùng đông bắc Macedonia. Aurelianus đã chặn đứng người Goth với kỵ binh Damaltia của mình và đánh bại họ trong một loạt các cuộc giao tranh nhỏ, tiêu diệt tới tận 3000 quân địch [13]. Aurelianus sau đó tiếp tục quấy nhiễu quân thù, ông đánh đuổi họ về phía bắc vào Thượng Moesia, tại nơi đó hoàng đế Claudius đã tập hợp đội quân chủ lực của ông ta. Trận chiến nổ ra tiếp theo đó lại không rõ ràng: đà tiến quân về phía bắc của người Goth đã bị chặn lại nhưng người La Mã lại bị thiệt hại nặng[13].
Claudius không còn đủ khả năng để tiến hành một trận đánh lớn khác nữa, thay vào đó, ông đã bố trí một cuộc phục kích thành công, giết chết hàng ngàn quân địch. Tuy nhiên, phần lớn người Goth đã trốn thoát và bắt đầu rút lui về phía nam theo cách mà họ đã đến. Trong phần còn lại của năm đó, Aurelianus đã tiến hành quấy rối quân địch với kỵ binh Damaltia của mình.[14]
Bây giờ bị mắc kẹt trong lãnh thổ của người La Mã, nguồn lương thực dự trữ ít ỏi của người Goth bắt đầu dần trở nên cạn kiệt. Aurelianus, cảm nhận được sự tuyệt vọng của kẻ thù, ông đã tấn công họ với toàn bộ lực lượng kỵ binh của mình, giết chết nhiều quân địch và đánh đuổi số còn lại chạy về phía tây vào vùng Thrace[14] Ngay khi mùa đông đến, người Goth rút lui vào dãy núi Haemus, chỉ để thấy rằng họ đã bị mắc bẫy và bị bao vây. Thời tiết khắc nghiệt lúc này càng làm trầm trọng thêm tình trạng thiếu lương thực của họ. Tuy nhiên, người La Mã đã đánh giá thấp người Goth và mất cảnh giác, điều này đã cho phép kẻ thù của họ phá được vòng vây và trốn thoát. Rõ ràng hoàng đế Claudius đã bỏ qua lời khuyên, có lẽ từ Aurelianus, ông ta đã giữ lại lực lượng kỵ binh và chỉ phái bộ binh đi ngăn cản cuộc phá vây của quân thù.
Người Goths sau đó đã cố gắng để trốn thoát và tiếp tục cuộc tiến quân của họ xuyên qua Thrace.[14] Quân đội La Mã tiếp tục theo đuổi người Goth trong mùa xuân và mùa hè năm 270. Trong khi đó, một bệnh dịch khủng khiếp đã tràn qua vùng Balkans, giết chết nhiều binh lính ở cả hai phe.
Hoàng đế Claudius đã ngã bệnh trên đường hành quân và ông buộc phải trở về trụ sở khu vực của mình ở Sirmium, và giao cho Aurelianus phụ trách nhiệm vụ chống lại người Goth[14]. Aurelianus đã sử dụng kỵ binh của mình rất hiệu quả, ông phá vỡ người Goth thành các nhóm nhỏ hơn và có thể dễ dàng đối phó với họ. Đến cuối mùa hè, người Goths đã bị đánh bại: bất kỳ người nào sống sót đều bị tước đoạt hết các loài vật và chiến lợi phẩm của họ và họ đã bị sung vào quân đội hoặc định cư và trở thành nông dân ở khu vực biên giới.[14] Aurelianus đã không có thời gian để thưởng thức những chiến thắng của mình, vào cuối tháng tám tin tức đến từ Sirmium cho ông biết rằng, hoàng đế Claudius đã qua đời[15]
Đối chọi với Quintillus
Ngay sau khi Hoàng đế Claudius qua đời, em ông là Quintillus lên nối ngôi với sự hỗ trợ của Viện Nguyên lão. Như một hành động đặc trưng vào thời kỳ Khủng hoảng trong thế kỷ 3, Quân đội La Mã không chịu thừa nhận ngôi Hoàng đế của Quintillus, thay vì đó họ khuyến khích một trong những viên chỉ huy của họ lên thay: Aurelianus được các Quân đoàn Lê dương La Mã tấn phong làm Hoàng đế vào tháng 9 năm 270 tại Sirmium. Ông đánh bại quân của Quintillus, và được Viện Nguyên lão La Mã tôn làm Hoàng đế sau khi Quintillus qua đời. Người ta còn tuyên truyền tâng bốc rằng Aurelianus đã được Claudius Gothicus chọn làm Hoàng đế kế tục khi vị Hoàng đế này đang hấp hối[16]; sau này, vào khoảng năm 272, Aurelianus chọn ngày mất của Claudius là dies imperii (hiểu là Ngày kỷ niệm sự lên ngôi) của ông, qua đó, ông hoàn toàn công nhận Quintillus là một kẻ tiếm ngôi.[17]
Sau khi lên ngôi, ông chuyển tâm trí mình vào việc giải quyết những vấn đề nghiêm trọng nhất của Đế quốc La Mã - chiếm lại phần lãnh thổ rộng lớn đã bị mất trong hai thập kỷ trước đó, và tiến hành cải cách dân sự (res publica).
Chinh phạt và cải cách
Vào năm 248, Hoàng đế Marcus Julius Philippus đã làm lẽ kỷ niệm một nghìn năm Roma, tổ chức nhiều trò chơi và lễ hội hoành tráng, làm cho nhân dân La Mã trở nên tự hào hơn về đế quốc. Tuy nhiên, trong những năm sau đó, Đế quốc La Mã phải đương đâu với họa ngoại xâm; trong khi đó, nhiều cuộc nội chiến khốc liệt đã đe dọa đến sự tồn vong của Đế quốc, và sức mạnh của Nhà nước cũng suy thoái với sự xuất hiện của nhiều kẻ cướp ngôi. Không những thế, nền kinh tế La Mã cũng lung lay, nên nền nông nghiệp và thương mại của đế quốc suy yếu. Vào năm 205, dân chúng toàn đế quốc chịu một cơn bệnh dịch nghiêm trọng, với hậu quả là đế quốc phải mất nhiều nhân lực cho cả quân đội và nông nghiệp. Do đó, Đế quốc La Mã không thể vượt qua thảm họa Hoàng đế Valerianus bị quân Ba Tư bắt làm tù binh vào năm 260. Ở miền Đông đế quốc, các quan cai trị thành phố Palmyra, tại Syria, ngày càng có nhiều quyền hạn cho đến khi Đế quốc Palmyra ra đời - đây này là mối đe dọa nguy hiểm hơn cả Đế quốc Ba Tư đối với La Mã. Các tỉnh miền Tây Đế quốc La Mã vốn gần kề biên giới (limes) sông Ranh đều ly khai và thành lập một quốc gia thứ ba, một quốc gia tự trị trong Đế quốc La Mã - đó là Đế quốc Gallia. Ngay tại Roma, quyền lợi của Hoàng đế luôn bị đe dọa, phải gìn giữ Ý và vùng Balkan. Các vị tiên đế Gallienus và Claudius Gothicus phải đối đầu với những vấn đề này, và Aurelianus quyết định đối phó với chúng sau khi lên ngôi Hoàng đế.[18]
Thống nhất Đế quốc La Mã
Những hành động đầu tiên của vị tân Hoàng đế là củng cố uy quyền của mình ở chính quốc La Mã. Cuối năm 270, Aurelianus tiến công quân Vandal, Juthungi và Sarmatia trên đất Ý, quét sạch các man tộc ra khỏi Đế quốc La Mã. Để tôn vinh những chiến thắng này, người ta tôn ông làm Germanicus Maximus.[19] Uy quyền của Hoàng đế bị đe dọa bởi một vài kẻ tiếm vị — Septimius, Urbanus, Domitianus, và cuộc binh biến của Felicissimus — kẻ lợi dụng tình hình bất an của Đế quốc và ảnh hưởng lớn lao hơn cả của quân đội trong nền chính trị La Mã. Aurelianus, vốn là một tướng lĩnh giàu kinh nghiệm, lo sợ mình không được lòng toàn quân; do đó, ông tiến hành tuyên truyền thông qua các đồng tiền của ông, rằng ông cần các quân đoàn La Mã hỗ trợ.[17]
Dẹp tan quân Alamanni
Tuy nhiên, họa ngoại xâm từ các man tộc phương Bắc vẫn chưa kết thúc. Vào năm 271, quân Alamanni tiến vào Ý, kéo quân đến thảo nguyên Po và tấn công làng mạc; họ vượt sông Po, chiếm đóng Placentia và tiến đến Fano. Lúc bấy giờ, Aurelianus đang ở Pannonia để theo dõi cuộc rút quân của người Vandal, biết quân Alamanni đến ông nhanh chóng thân chinh kéo quân vào Ý, nhưng bị đánh bại trong một trận chiến ở gần Placentia vào tháng 1 năm 271. Tin bại trận Hoàng đế được lan truyền tới Roma, làm chính quyền La Mã đâm ra vô cùng lo sợ họa ngoại xâm.
Tuy nhiên, Hoàng đế Aurelianus đã tấn công quân Alamanni đang đóng gần sông Metaurus, đánh bại quân Alamanni trong trận Fano, và đánh đuổi họ ra khỏi sông Po; cuối cùng, ông đã đập nát quân Alamanni trong Trận Pavia (271). Để ghi nhớ chiến công này, người ta phong tặng ông danh hiệu Germanicus Maximus. Tuy nhiên, người La Mã vẫn lo sợ các man tộc Đức sẽ còn xâm lược và trả thù, do đó, Aurelianus quyết định xây Trường thành Aurelianus xung quanh thủ đô Roma.[20]
Hoàng đế cũng trực tiếp dẫn các quân đoàn La Mã vào vùng Balkan, tại đây ông đánh tan quân Goth ở phía bên kia sông Danube, giết được thủ lĩnh của người Goth là Cannabaudes, và được phong làm Gothicus Maximus. Tuy nhiên, ông quyết định xóa sổ tỉnh Dacia, nằm ở tả ngạn sông Danube, vì Quân đội La Mã sẽ hết sức khó khăn để bảo vệ tỉnh này nếu có họa ngoại xâm. Ông lại thiết lập một tỉnh Dacia mới ở phía Nam sông Danube, trong vùng Moesia xưa, được gọi là Dacia Ripensis, với thành phố Serdica là thủ phủ.[21]
Đánh bại và tiêu diệt Đế quốc Palmyra
Vào năm 272, Aurelianus để ý đến những tỉnh bị mất ở miền Đông Đế quốc, và cái gọi là "Đế quốc Palmyra do Nữ hoàng Zenobia trị vì, đóng đô tại thành phố Palmyra.[22] Nữ hoàng Zenobia đã sáng lập ra Đế quốc này và sáp nhập các vùng đất Syria, Palestine, Ai Cập và những phần đất rộng lớn ở vùng Tiểu Á. Lúc đầu, Aurelianus được thừa nhận là Hoàng đế La Mã, trong khi Vaballathus, con trai của Zenobia, được công nhận là rex và imperator ("Quốc vương" và "Tổng tư lệnh tối cao của Quân đội"); tuy nhiên, vị Hoàng đế quyết định giành lại các tỉnh miền Đông, sau khi ông nhận thấy Quân đội La Mã đã đủ mạnh.
Vùng đất Tiểu Á đã được tái chiếm lại một cách dễ dàng, tất cả các thành phố trừ Byzantium và Tyana đã đầu hàng ông với ít sự kháng cự. Sự thất thủ của Tyana đã liên quan đến một truyền thuyết: Aurelianus vào thời điểm đó đã phá hủy tất cả các thành phố chống lại ông, nhưng ông đã tha cho thành phố Tyana sau khi ông mơ thấy nhà triết gia vĩ đại của thế kỷ thứ nhất, Apollonius của Tyana, người mà ông rất là tôn trọng, trong một giấc mơ.
Dù lý do gì đi nữa, Aurelianus đã tha thứ cho thành phố Tyana. Điều đó đã được đền đáp lại, có nhiều thành phố khác nữa đã đầu hàng ông khi thấy rằng Hoàng đế sẽ không còn khăng khăng muốn trả thù họ nữa. Trong thời gian sáu tháng, đội quân của ông đứng trước các cảnh cổng của thành phố Palmyra, và nó đầu hàng khi mà Zenobia cố gắng chạy trốn sang đế quốc Sassanid. "Đế quốc Palmyra" coi như đã diệt vong.
Với nguồn ngũ cốc dự trữ một lần nữa chuyển đến Roma, binh sĩ của Aurelianus đã phân phát bánh mì miễn phí cho các công dân của thành phố, và Hoàng đế đã được ca ngợi là anh hùng bởi thần dân của ông. Sau khi một cuộc chiến ngắn với người Ba Tư và một cuộc chiến khác ở Ai Cập chống lại kẻ tiếm vị Firmus, Aurelian đã buộc phải quay trở về Palmyra trong năm 273 khi đó thành phố đã nổi dậy một lần nữa. Lần này, Aurelianus đã cho phép binh sĩ của ông cướp phá thành phố, và Palmyra sẽ không bao giờ phục hồi lại nữa. Đã có thêm nhiều danh hiệu nữa được dành cho ông, ông được biết đến như là Parthicus Maximus và Restitutor Orientis ("Người khôi phục phương Đông").[17]
Cuộc chinh phạt Đế quốc Gallia
Vào năm 274, vị Hoàng đế chiến thắng chuyển tầm nhin của mình sang phía Tây, và cái "Đế quốc Gallia" vốn đã bị Claudius Gothicus thu hẹp lãnh thổ. Trong cuộc chiến với Gallia, Aurelianus giành chiến thắng chủ yếu nhờ ngoại giao; "Hoàng đế Gallia" là Tetricus sẵn sàng thoái vị và nhượng lại xứ Gallia và đảo Anh cho Đế quốc La Mã, nhưng không tuyên bố công khai với Aurelianus. Thay vì đó, hai bên chỉ bắt đầu hợp tác với nhau vào mùa thu năm 274, khi quân La Mã giáp mặt với quân Gaul tại vùng Châlons-en-Champagne: Tetricus chỉ đào ngũ khỏi quân Gallia, chạy về phe La Mã và Aurelianus đã dễ dàng đại phá đội quân Gallia đối mặt với ông. Do có công giúp Quân đội La Mã thắng trận, Tetricus được Hoàng đế La Mã phong làm quan lớn ở bán đảo Ý.
Aurelianus ca khúc khải hoàn trở về thủ đô Roma, Viện Nguyên lão tôn vinh ông với tước hiệu cuối cùng – Restitutor Orbis ("Người tái lập cả thế giới"). Trong vòng bốn năm, ông đã bảo vệ các vùng biên giới của Đế quốc và thống nhất chúng, nhờ đó, tạo một bước ngoặt cho lịch sử Đế quốc La Mã trong vòng 200 năm tới.
Cải cách
Aurelianus là một nhà cải cách, ông đã giải quyết nhiều nhiệm vụ quan trọng của bộ máy triều đình, bao gồm cả các vấn đề kinh tế và tôn giáo. Ông cũng phục hồi lại nhiều công trình công cộng, tổ chức lại việc quản lý lương thực dự trữ, thiết lập mức giá cố định đối với những hàng hóa quan trọng nhất, và truy tố hành vi sai trái của bất cứ quan chức nào.
Những cải cách tôn giáo
Aurelianus đã củng cố vị trí của thần Mặt trời, Sol (Invictus) hoặc Oriens, như là vị thần quan trọng nhất trong hệ thần La Mã. Ý định của ông là đưa tới cho tất cả các dân tộc của đế quốc, thường dân hay binh lính, người phía Đông hay phía Tây, một vị thần duy nhất họ có thể tin vào mà không phản bội các vị thần riêng của họ. Trung tâm của tôn giáo này là một đền thờ mới, nó được xây dựng vào năm 274 trong Campus Agrippae ở thành Roma, với những đồ trang trí tuyệt vời được lấy từ các chiến lợi phẩm sau khi đánh thắng Đế quốc Palmyra.
Aurelianus đã không bức hại các tôn giáo khác. Tuy nhiên, trong triều đại ngắn ngủi của mình, ông có vẻ như đã theo đuổi nguyên tắc "một vị thần, 1 đế quốc", sau đó đã được chấp nhận và thực hiện tới một cách trọn vẹn bởi Constantinus. Trên một số tiền xu, ông xuất hiện với danh hiệu Deus et Dominus natus ("Thần linh và Quốc trưởng bẩm sinh"), mà sau đó cũng được Diocletianus bắt chước theo. Lactantius lập luận rằng Aurelianus có thể sẽ cấm tất cả các vị thần khác nếu ông ta có đủ thời gian.
Cuộc nổi loạn của Felicissimus và cải cách tiền đúc
Triều đại của Aurelianus đã ghi nhận duy nhất một cuộc nổi loạn của những người thợ đúc tiền. Viên quan RationalisFelicissimus, người cai quản xưởng đúc tiền tại Roma, đã nổi loạn chống lại Aurelianus. Cuộc nổi loạn dường như xuất phát từ một thực tế đó là những người thợ đúc tiền, và đầu tiên là Felicissimus, đã quen với việc ăn cắp bạc dùng cho đúc tiền xu và tạo ra những đồng tiền kim loại kém chất lượng. Aurelianus muốn loại bỏ điều này, và đưa Felicissimus ra xét xử. Viên rationalis đã xúi giục những người thợ đúc tiền tiến hành cuộc nổi loạn: cuộc nổi loạn lan đi khắp các con phố, thậm chí có vẻ như là Felicissimus đã bị giết chết ngay lập tức, có thể ông ta đã bị hành quyết.
Di sản
Ông được xem là một trong những vị Hoàng đế vĩ đại nhất trong lịch sử Đế chế La Mã.[4] Đồng thời, ông cũng được đánh giá là một thiên tài quân sự và là một nguyên thủ vô cùng năng nổ, là vị Hoàng đế chinh phạt và chiến thắng Zenobia - người cũng được xem là một thiên tài quân sự khi ấy.[2][23][24] Cùng với các vị Hoàng đế Claudius Gothicus và Diocletianus, ông được ghi nhận là một người con của những vùng đất của người Illyrian đã trở thành vị Hoàng đế lừng danh của Đế quốc La Mã.[25]
Nhờ có thiên tài quân sự của ông, hàng chục năm sau khi Hoàng đế Valerianus thất trận và qua đời,[24] thời trị vì ngắn ngủi của ông đã đưa Đế quốc La Mã thoát khỏi tình trạng cát cứ, trong khi bảo vệ Đế quốc khỏi các cuộc xâm lược của man tộc vốn đã tiến đến cả bán đảo Ý. Cái chết của ông đã làm cho Đế quốc La Mã không hoàn toàn lập lại tình hình ổn định, và không có triều đại lâu dài có thể chấm dứt việc một loạt các Hoàng đế bị ám sát trong thời kỳ khủng hoảng. Cũng phải kể đến rằng ông đã đưa Đế quốc thoát khỏi một giai đoạn hết sức nguy kịch và nếu lịch sử Đế chế La Mã mà không có Aurelianus, Đế quốc sẽ còn chịu những cuộc xâm lược và cát cứ trong suốt thập kỷ mà ông trị vì. 20 năm sau đó, Hoàng đế Diocletianus sẽ hoàn toàn khôi phục nền thịnh trị và chấm dứt cuộc Khủng hoảng trong thế kỷ 3. Phần đất phía Tây sẽ còn tồn tại trong khoảng 200 năm nữa trong khi phần đất phía Đông sẽ còn phát triển thịnh vượng trong một thiên niên kỷ nữa.
Chú thích
^Tên đầy đủ của ông, với những danh hiệu tôn vinh và ngợi ca chiến thắng, bao gồm Imperator Caesar Lucius Domitius Aurelianus Augustus, Germanicus Maximus, Gothicus Maximus, Parthicus Maximus, Restitutor Orientis, Restitutor Orbis.
^Eutropius (9,13,1) says he was born in Dacia ripensis; Historia Augusta (Aurelianus 3,1) supports the birth in Sirmium or Dacia ripensis, but reports also origins of Moesia (Aurelianus 3,2); Aurelius Victor (Epitome de Caesaribus, xxxv,1) claims he was born between Dacia and Macedonia.
^Körner, Christian (ngày 23 tháng 12 năm 2008). “Aurelian (A.D. 270–275)”. De Imperatoribus Romanis: An Online Encyclopedia of Roman Rulers and Their Families. Bản gốc lưu trữ ngày 2 tháng 12 năm 2010. Truy cập ngày 6 tháng 1 năm 2011.
^The war against the Palmyrene Empire is described in Zosimus, 1,50,1–1,61,1, and Historia Augusta, Aurelianus, 22–31.
^Basil Lanneau Gildersleeve, Benjamin Dean Meritt, Project Muse, JSTOR (Orga nization), Harold Fredrik Cherniss, Henry Thompson Rowell, American journal of philology, Tập 51, trang 353
^ abH. Biglow, Orville Luther Holley, The American monthly magazine and critical review, Tập 2, trang 403
^Nicholas V. Gianaris, Geopolitical and economic changes in the Balkan countries, trang 18
Tập 58 trong tổng số American periodical series, 1800-1850
Basil Lanneau Gildersleeve, Benjamin Dean Meritt, Project Muse, JSTOR (Organization), Harold Fredrik Cherniss, Henry Thompson Rowell, American journal of philology, Tập 51, Johns Hopkins University Press, 1930.
CHNOPS CHNOPS è l'acronimo dei sei elementi maggiormente presenti in chimica organica, ovvero carbonio (C), idrogeno(H), azoto (N), ossigeno (O), fosforo (P) e zolfo (S). Nonostante questi elementi non siano i più presenti sulla crosta terrestre (il contenuto di silicio e alluminio, ad esempio, è di gran lunga maggiore a quello di fosforo), essi sono quelli che stanno alla base della materia vivente. Indice 1 Perché proprio questi 2 Un'eccezione 3 Note 4 Bibliografia 5 Altri progetti Perc...
العلاقات اليمنية البوتسوانية اليمن بوتسوانا اليمن بوتسوانا تعديل مصدري - تعديل العلاقات اليمنية البوتسوانية هي العلاقات الثنائية التي تجمع بين اليمن وبوتسوانا.[1][2][3][4][5] مقارنة بين البلدين هذه مقارنة عامة ومرجعية للدولتين: وجه المقا...
Artikel ini bukan mengenai ginseng atau kolesom jawa. Kolesom Talinum fruticosum TaksonomiDivisiTracheophytaSubdivisiSpermatophytesKladAngiospermaeKladmesangiospermsKladeudicotsKladcore eudicotsOrdoCaryophyllalesFamiliTalinaceaeGenusTalinumSpesiesTalinum fruticosum Juss., 1789 Tata namaSinonim taksonPortulaca fruticosa L. Portulaca triangularis Jacq. Talinum crassifolium (Jacq.) Willd. Talinum triangulare (Jacq.) Willd.[1]lbs Kolesom[2] atau som (Talinum fruticosum) adalah spe...
Secondary school in Bedford, England Mark Rutherford SchoolAddressWentworth DrivePutnoeBedford, Bedfordshire, MK41 8PXEnglandCoordinates52°09′33″N 0°26′04″W / 52.15923°N 0.43455°W / 52.15923; -0.43455InformationTypeAcademyEstablished1973Local authorityBedfordDepartment for Education URN139160 TablesOfstedReportsHeadteacherKelli FosterGenderMixedAge11 to 19Enrolment1,250 (approx)Websitehttp://www.markrutherford.beds.sch.uk/ Mark Rutherford School is a mi...
Menggapai Matahari IISutradaraNurhadie IrawanProduserBudhi SutrisnoDitulis olehIbnu BurdahPemeranRhoma IramaYati OctaviaBudi MoealamIkang FawziRani SorayaAde IrawanLina BudiartiPenata musikRhoma IramaSinematograferSadeli HSPenyuntingNorman BennyTanggal rilis1986Durasi106 menitNegaraIndonesiaSekuelNada-Nada Rindu Menggapai Matahari II adalah film Indonesia yang diproduksi pada tahun 1986 dengan disutradarai oleh Nurhadie Irawan. Sinopsis Merupakan kisah lanjutan percintaan Rhoma Irama da...
Tunis DerbyTunisian Derby of 13 February 1970 in Stade El MenzahOther namesNeighbors meetingSportFootballLocationTunis, TunisiaTeamsEspérance de TunisClub AfricainFirst meetingCA 3–0 ESTTunisian League(23 March 1924)Latest meetingEST 1–0 CATunisian League(16 March 2024)Broadcasters Watania 1 Al Kass Channels[1]StadiumsStade Chedly Zouiten (1923–67) Stade El Menzah (1967–01) Stade Hammadi Agrebi (2001–present) Stade Mustapha Ben Jannet (2019)StatisticsMost player appearances...
Paesaggio boscoso con una forca, 1607 circa, collezione privata Pieter Schoubroeck, o Schaubroeck (1570 circa – Frankenthal, 1607), è stato un pittore fiammingo. Biografia Sebbene nato in Germania, nel Palatinato, e attivo spesso in tale paese, la sua famiglia era fiamminga e a tale scuola pittorica è riferibile la sua attività. Fu probabilmente allievo di Gillis van Coninxloo e negli anni 1590 è documentato a Norimberga. Specialista dei paesaggi, le sue opere mostrano un'adesione all'u...
Social interaction aiming at inflicting harm or unpleasantness Aggressive and Aggressive behavior redirect here. For other uses, see Aggressive (disambiguation), Aggression (disambiguation), and Aggressive Behavior (journal). Depiction of French President Armand Fallieres's assault by a waiter named Jean Mattis Many mammals, such as the tiger, bare their teeth as a sign of aggression; a form of aposematism. Aggression is a behavior aimed at opposing or attacking something or someone. Though o...
Town of Mexico This article may be a rough translation from Spanish. It may have been generated, in whole or in part, by a computer or by a translator without dual proficiency. Please help to enhance the translation. The original article is under español in the languages list. See this article's entry on Pages needing translation into English for discussion. (January 2020) Town in MexicoVilla Insurgentes El CalabazalTownVilla InsurgentesVilla InsurgentesShow map of ZacatecasVilla Insurgente...
2011 historical drama film directed by Martin Scorsese HugoTheatrical release posterDirected byMartin ScorseseScreenplay by John Logan Based onThe Invention of Hugo Cabretby Brian SelznickProduced by Graham King Timothy Headington Martin Scorsese Johnny Depp Starring Ben Kingsley Sacha Baron Cohen Asa Butterfield Chloë Grace Moretz Ray Winstone Emily Mortimer Jude Law CinematographyRobert RichardsonEdited byThelma SchoonmakerMusic byHoward ShoreProductioncompanies GK Films Infinitum Nihil Di...
Type of genetic component Simplified representation of the life cycle of a retrotransposon Retrotransposons (also called Class I transposable elements) are mobile elements which move in the host genome by converting their transcribed RNA into DNA through the reverse transcription.[1] Thus, they differ from Class II transposable elements, or DNA transposons, in utilizing an RNA intermediate for the transposition and leaving the transposition donor site unchanged.[2] Through rev...
Srimat Samyamindra Thirtha SwamiTitleMathadipathiPersonalBornUmesh Mallan (1982-09-12) 12 September 1982 (age 41)North Paravur, Kerala, IndiaReligionHinduismNationalityIndianSectKashi MathOrganizationPhilosophyDvaitaReligious careerGuruSudhindra ThirthaWebsitehttp://kashimath.org/Place of initiationVyas Ashram, Haridwar. Shrimat Samyamindra Thirtha Swami (born 12 September 1982), also referred to as Shri Samyamindra Thirtha Swamiji, became the head (Mathadipathi) of the Kashi Math on 28...
WhiplashI Whiplash al Meet & Greet dell'Headbangers Open Air 2014 Paese d'origine Stati Uniti GenereThrash metalSpeed metal Periodo di attività musicale1983 – 19901996 – 19982008 – in attività EtichettaMassacre (1985-1990)Roadrunner (1996-1998) Album pubblicati8 Studio7 Raccolte1 Sito ufficiale Modifica dati su Wikidata · Manuale I Whiplash sono un gruppo musicale speed thrash metal formatosi nella città di Passaic, New Jersey, ne...
British scientist (1862–1942) Not to be confused with son and fellow Nobel Prize winner William Lawrence Bragg. SirWilliam Henry BraggOM KBE FRSPortrait by the Nobel foundation (c. 1915)Born(1862-07-02)2 July 1862Wigton, Cumberland, England, United KingdomDied12 March 1942(1942-03-12) (aged 79)London, England, UKEducationTrinity College, CambridgeKnown forX-ray diffractionX-ray spectroscopyBragg's lawBragg peakBragg–Gray cavity theoryBragg–Paul PulsatorAwardsNobe...
Combination of analog and digital computer This article is about analog-digital hybrid computers. For laptop-tablet computers, see 2-in-1 PC. This article needs additional citations for verification. Please help improve this article by adding citations to reliable sources. Unsourced material may be challenged and removed.Find sources: Hybrid computer – news · newspapers · books · scholar · JSTOR (March 2022) (Learn how and when to remove this message) ...
Persian Invasion of Mughal Empire (1738–1740) This article's lead section may be too short to adequately summarize the key points. Please consider expanding the lead to provide an accessible overview of all important aspects of the article. (April 2024) Invasion of Northern IndiaPart of the Naderian WarsRepresentation of Nader Shah at the sack of DelhiDate10 May 1738–1740LocationNorthern Indian subcontinentResult Persian victory[a][b][3]Territorialchanges The Persi...
You can help expand this article with text translated from the corresponding article in Spanish. (July 2015) Click [show] for important translation instructions. View a machine-translated version of the Spanish article. Machine translation, like DeepL or Google Translate, is a useful starting point for translations, but translators must revise errors as necessary and confirm that the translation is accurate, rather than simply copy-pasting machine-translated text into the English Wikiped...
أورتشارد بارك الإحداثيات 42°46′00″N 78°44′00″W / 42.7667°N 78.7333°W / 42.7667; -78.7333 [1] تاريخ التأسيس 1850 تقسيم إداري البلد الولايات المتحدة[2][3] التقسيم الأعلى مقاطعة إيري خصائص جغرافية المساحة 38.52 ميل مربع ارتفاع 264 متر عدد السكان...
Muhammad Syaugi Kepala Badan Nasional Pencarian dan Pertolongan ke-13Masa jabatan1 Februari 2017 – 25 Januari 2019PendahuluF. Henry Bambang SoelistyoPenggantiBagus PuruhitoDirjen Perencanaan Pertahanan Kemhan RIMasa jabatan15 Juli 2014 – 1 Februari 2017PendahuluF. Henry Bambang SoelistyoPenggantiAbdul MuisPanglima Komando Operasi Angkatan Udara IMasa jabatan10 Desember 2012 – 15 Juli 2014PendahuluBagus PuruhitoPenggantiAgus Dwi PutrantoKomandan Pangkalan U...
أوروم (باليونانيّة: Ουρούμ؛ بالتركيّة: Urúm؛ بالتتاريّة القرميّة: Urum) هو مصطلح تاريخي واسع النطاق الذي تم استخدامه من قبل بعض الشعوب الناطقة بالتركية (الأتراك وتتار القرم) لوصف اليونانيين الذين يعيشون في الدول المسلمة، وخاصًة في الدولة العثمانية وشبه جزيرة القرم. في الاثنو�...