Acid lauric hoặc tên gọi hệ thống acid dodecanoic, là một acid béo bão hòa với chuỗi nguyên tử 12 carbon, do đó có nhiều tính chất của acid béo chuỗi trung bình, là chất rắn bột, màu trắng sáng, có mùi dầu nguyệt quế hoặc xà phòng. Các muối và ester của acid lauric được gọi là laurat.
Mặc dù 95% chất béo triglyceride chuỗi trung bình được hấp thụ qua tĩnh mạch cửa gan, chỉ 25–30% acid lauric được hấp thụ qua đó.[15]
Giống như nhiều loại acid béo khác, acid lauric không đắt, có thời hạn sử dụng lâu dài, không độc hại và an toàn khi sử dụng. Nó được sử dụng chủ yếu để sản xuất xà phòng và mỹ phẩm. Vì những mục đích này, acid lauric được cho phản ứng với natri hydroxide để tạo ra natri laurat, là một loại xà phòng. Thông thường nhất, natri laurat thu được bằng cách xà phòng hóa các loại dầu khác nhau, chẳng hạn như dầu dừa. Những tiền chất này tạo ra hỗn hợp natri laurat và các loại xà phòng khác.[11]
Phòng thí nghiệm
Trong phòng thí nghiệm, acid lauric có thể được sử dụng để khảo sát khối lượng mol của một chất không xác định thông qua sự suy giảm điểm đóng băng. Việc lựa chọn acid lauric là thuận tiện vì điểm nóng chảy của hợp chất tinh khiết tương đối cao (43,8 °C). Hằng số lạnh của nó là 3,9 °C·kg/mol. Bằng cách nấu chảy acid lauric với chất chưa biết, để nguội và ghi lại nhiệt độ tại đó hỗn hợp đông đặc, có thể xác định được khối lượng mol của hợp chất chưa biết.[16][cần dẫn nguồn]
^ abcdDodecanoic acid trong Linstrom Peter J.; Mallard William G. (chủ biên); NIST Chemistry WebBook, NIST Standard Reference Database Number 69, National Institute of Standards and Technology, Gaithersburg (MD), http://webbook.nist.gov
^ abcdefSeidell, Atherton; Linke, William F. (1952). Solubilities of inorganic and organic compounds (ấn bản thứ 3). New York: D. Van Nostrand Company. tr. 742–743.
^ abcVand, V.; Morley, W. M.; Lomer, T. R. (1951). “The crystal structure of lauric acid”. Acta Crystallographica. 4 (4): 324–329. doi:10.1107/S0365110X51001069.
^Zarifikhosroshahi; Tugba Murathan; Kafkas; Okatan (2019). “Variation in volatile and fatty acid contents among Viburnum opulus L. Fruits growing different locations”. Scientia Horticulturae. 264: 109160. doi:10.1016/j.scienta.2019.109160.