Đức tin Kitô giáo

Đức tin Cơ Đốc hoặc Đức tin trong Kitô giáo là niềm xác tín vào sự hiện hữu của Thiên Chúa, đấng sáng tạo vũ trụ, và niềm tin vào ân điển cứu chuộc của Chúa Kitô, Con của Thiên Chúa hằng sống, đấng đã chết vì tội lỗi của nhân loại, mặc dù vẫn có thể tìm thấy một vài dị biệt trong các hệ tư tưởng khác nhau thuộc cộng đồng Kitô giáo.

Tân Ước

Thuật ngữ "đức tin" có nguồn gốc trong Hi văn πιστις (pi´stis), nghĩa là tin quyết với tinh thần phó thác trong sự tin tưởng vững vàng. Tùy theo nội dung văn bản, thuật từ Hi văn này có thể được hiểu là "trung tín", "chung thủy" hoặc "trung kiên". (1Thessalonians 3: 7[1]; Titus 2: 10[2]).

Trong Tân Ước có một từ chủ yếu thể hiện ý niệm về đức tin. Đó là động từ πιστευω (pisteuo), cùng nguồn gốc với danh từ πιστις (pi´stis). Động từ này có hai nghĩa cơ bản. Thứ nhất, nó có nghĩa là "tin vào điều ai đó nói, chấp nhận một lời tuyên bố (đặc biệt mang tính chất tôn giáo) là đúng."[3] Thứ hai, đức tin có nghĩa là "tin cậy người nào, khác với tin suông một điều gì."[4] Nghĩa này luôn có thể nhận ra được qua việc sử dụng giới từ. Trong Phúc âm Máccô 1:15, giới từ εν (en) được sử dụng, "...các ngươi hãy ăn năn và tin phúc âm." Giới từ εις (eis) được dùng trong Công vụ 10: 43, "Hết thảy các đấng tiên tri đều làm chứng nầy về Ngài rằng hễ ai tin Ngài thì được sự tha tội vì danh Ngài." Sứ đồ Giăng đề cập đến việc tin danh Chúa Giê-su εις το ονομα - eis to onoma, "Nhưng hễ ai nhận Ngài thì Ngài ban cho quyền phép trở nên con cái Thiên Chúa, là ban cho những kẻ tin danh Ngài."[5] Cấu trúc này có ý nghĩa đặc biệt đối với người Do Thái vốn xem danh tánh của một người là hoàn toàn tương đương với người đó. Vì thế, tin vào danh Chúa Giê-su là đặt lòng tin cá nhân vào chính Ngài.[6] Dựa vào những lý do trên, chúng ta kết luận rằng loại đức tin cần có cho sự cứu rỗi bao gồm cả "tin rằng" và "tin vào", tức là chấp nhận một sự thật và tin cậy một người nào đó. Nhất thiết cả hai phải đi đôi với nhau.[7]

Luận giải về chức năng của đức tin trong mối tương quan với giao ước của Thiên Chúa, tác giả thư Hebrew trong Tân Ước viết, "Đức tin là sự biết chắc vững vàng của những điều mình đang trông mong, là bằng cớ (hoặc xác tín) của những điều mình chẳng xem thấy".[8] Υποστασις (hy-po´sta-sis), được dịch là "sự bảo đảm", thường xuất hiện trong các văn bản giao dịch cổ viết trên giấy papyrus, chuyển tải ý tưởng cho rằng giao ước hoặc hợp đồng là biểu thị cho sự tin cậy lẫn nhau, bảo chứng cho việc chuyển đổi tài sản sẽ diễn ra đúng như đã cam kết trong hợp đồng. Cũng đồng quan điểm, Moulton và Milligan diễn giải, "Đức tin là hành động bảo chứng cho những gì đang được mong đợi."[9] Từ e 'leg-khos trong Hi văn, được dùng để miêu tả "sự xác tín" trong Hebrew 11: 1 miêu tả một sự việc, nhất là sự việc trông có vẻ như mâu thuẫn với những gì đang xảy ra, nhân đó giúp làm sáng tỏ những điều trước đó chưa nhận ra và bác bỏ những gì trông giống như hiện thực. Chứng cớ cho niềm xác tín này là mạnh mẽ và tích cực, ấy chính là đức tin. Đức tin Cơ Đốc, trong ý nghĩa này, không thể đánh đồng với sự cả tin.

Phao-lô gọi Abraham là tổ phụ của những người có đức tin.[10]

Hebrew 11: 6 diễn giải ý nghĩa và vai trò của đức tin trong sống đạo như sau: "Vả, không có đức tin thì không thể làm vui lòng (Thiên Chúa); vì người đến gần Thiên Chúa phải tin rằng có Thiên Chúa, và Ngài là Đấng ban thưởng cho người hết lòng tìm kiếm Ngài."

Khái niệm của Tân Ước về đức tin lập nền trên sự tự mặc khải của Thiên Chúa, nhất là trong ý nghĩa của sự tin tưởng đặt vào các lời hứa cũng như sự quan tâm về những cảnh báo trong Kinh Thánh.

Tác giả các sách trong Tân Ước đồng nhất đức tin vào Thiên Chúa với đức tin vào Chúa Giê-su. Phúc âm Giăng đặc biệt nhấn mạnh khía cạnh này khi ký thuật lời của Chúa Giê-su, "Cha cũng chẳng xét đoán ai hết, nhưng đã giao trọn quyền phán xét cho Con, đặng ai nấy đều tôn kính Con, cũng như tôn kính Cha vậy. Ai không tôn kính Con, ấy là không tôn kính Cha, là Đấng đã sai Con đến."[11] Khi được hỏi, "Chúng tôi phải làm gì để làm công việc của Thiên Chúa?" Chúa Giê-su trả lời, "Công việc của Thiên Chúa, ấy là các ngươi tin Đấng mà Ngài đã sai đến."[12]

Công giáo

Cách khách quan, đức tin là chân lý được mặc khải bởi Thiên Chúa trong Kinh Thánh và truyền thống mà giáo hội trình bày trong hình thức ngắn gọn của các bản tín điều. Về chủ quan, đức tin củng cố các đức hạnh đến từ chân lý.

Đức tin là một hành động siêu nhiên

Đức tin là một hành động siêu nhiên bởi ân điển thiên thượng. Đó là "hành động phù hợp với chân lý thiên thượng vận hành bởi ý chí, được cảm động bởi ân điển của Thiên Chúa". (Thánh Thomas, II-II,Q. iv, a. 2). Nếu ánh sáng của đức tin là sự ban cho siêu nhiên dành cho tri thức thì cũng vậy, ân điển là món quà siêu nhiên nhằm cảm động ý chí. Chẳng phải bởi học hỏi mà được cũng không bởi chuyên cần mà có, nhưng chỉ là "Hãy xin sẽ được" (Matthew 7. 7).

Đức tin không mù quáng

Công đồng Vatican II viết, "Chúng ta tin rằng sự mặc khải là chân xác, không phải vì chân lý nội tại của sự huyền nhiệm có thể được nhận biết rõ ràng do sự soi sáng của lý trí, nhưng do thẩm quyền của Thiên Chúa Đấng tỏ lộ cho chúng ta, vì Ngài không hề lừa dối cũng không hề bị lừa dối". Như thế, liên quan đến hành động của đức tin mà tín hữu thuộc cộng đồng Cơ Đốc giáo thể hiện qua việc chấp nhận giáo lý Ba Ngôi, đức tin được miêu tả theo mô thức tam đoạn luận như sau:

  • Mọi điều Thiên Chúa mặc khải đều chân xác
  • mà Thiên Chúa mặc khải giáo lý Ba Ngôi, đây là một sự huyền nhiệm
  • vì vậy sự huyền nhiệm này là chân xác

Tín hữu Công giáo chấp nhận tiền đề chính vì họ tin rằng do lý trí lập nền trên tiền đề này, nên điều này là rõ ràng đối với lý trí; họ cũng chấp nhận tiền đề phụ vì giáo hội công bố như thế, mà giáo hội được xem là vô ngộ (không sai lầm) liên quan đến các vấn đề giáo lý như Công đồng Vatican nói, "cùng với sự trợ giúp nội tại của Chúa Thánh Linh, Thiên Chúa vui lòng ban cho chúng ta những chứng cớ ngoại tại về sự mặc khải của Ngài như phép mầu và lời tiên tri để bày tỏ rõ ràng sự toàn năng và toàn tri của Thiên Chúa, có được những chứng cớ chắc chắn nhất của sự mặc khải và mọi người đều có thể nhận lãnh". Thomas Aquinas viết: "Một người không nên tin trừ khi người ấy thấy được điều nên tin, hoặc do có chứng cớ của phép mầu hoặc do một điều tương tự" (II-II:1:4, ad 1). Ở đây Thomas nói về động cơ của sự khả tín và nguyên nhân dẫn đến đức tin.

Kháng Cách

Đức tin là sự Kiên định trong Niềm tin Hợp lý

Trong tác phẩm Mere Christianity, C. S. Lewis miêu tả trải nghiệm của ông về đức tin, phân biệt hai cách hiểu thuật từ này. Ông viết,

"Xem như đức tin được tín hữu Cơ Đốc sử dụng theo hai ý nghĩa hoặc với hai cấp độ... Trong ý nghĩa thứ nhất nó chỉ đơn giản là Niềm tin."[13]

Trong những đoạn sau, Lewis tiếp tục luận giải,

"Đức tin, trong ý nghĩa mà tôi sử dụng cho thuật từ này, là nghệ thuật bám chặt vào những điều lý trí chúng ta đã một lần chấp nhận, bất kể tâm trạng chúng ta thay đổi như thế nào."[13]

Đức tin liên quan đến Tri thức

Tri thức được xem là yếu tố nền tảng cho đức tin.[14] Dù vậy, cần có sự phân biệt trong khía cạnh này, đức tin bao hàm sự đồng tâm, đó là khi hành động của ý chí hiệp nhất với hành động của tri thức.

Luôn có sự tương quan giữa quan điểm về đức tin và sự hiểu biết về tính chất của sự mặc khải. Khi mặc khải được xem là truyền đạt thông tin thì đức tin được xem là chấp nhận tín lý trên lý trí. Đó là trường hợp của tư tưởng Kinh viện Kháng Cách.[15] Một khi đã có đức tin, nó sẽ giúp chúng ta suy luận và nhận biết nhiều bằng chứng hỗ trợ khác nhau.[16] Như thế, đức tin là một dạng tri thức; đức tin hoạt động phối hợp chứ không đối lập với lý trí.[17]

Đức tin là sự Ban cho từ Thiên Chúa

Bởi sự sa ngã và do sự tác động của quyền lực Satan, con người đánh mất khả năng nhận thức lời chứng của các sứ đồ về sự mặc khải của Thiên Chúa, họ không thể nhận biết hoặc thấu hiểu phúc âm để tiếp nhận Chúa Cơ Đốc,[18] cũng không chịu từ bỏ mình để tin cậy ân điển của ngài,[19] cho đến khi Chúa Thánh Linh soi sáng họ. Như thế, Thiên Chúa là đấng ban đức tin cho con người,[20] và chỉ những ai được "dạy dỗ", "kéo đến" và "xức dầu" thì mới có thể đến với Chúa Giê-su mà thôi.[21]

Đức tin được vận hành bởi Linh của Thiên Chúa

Nầy, lòng người kiêu ngạo, không có sự ngay thẳng trong nó; song người công chính thì sống bởi đức tin mình.

Ha-ba-cúc 2: 4

Căn bản của đức tin là phải phù hợp với chân lý, sự đồng thuận của chúng ta đối với bất kỳ chân lý được mặc khải nào cũng phải dựa trên nền tảng tối hậu này, ấy là sự chân xác của Thiên Chúa. Đức tin lịch sử là sự lĩnh hội và đồng thuận với những dữ kiện lịch sử, trong khi đức tin hiện thời là sự tỉnh thức trong tâm trí con người được kích hoạt bởi sự giãi bày chân lý cũng như bởi những ảnh hưởng của tình cảm tôn giáo hoặc bởi sự vận hành của Chúa Thánh Linh. Cũng một thể ấy, đức tin dẫn đến sự cứu rỗi luôn luôn gắn kết với điều này, và được cảm động trong lòng người bởi Chúa Thánh Linh.

Sự chân thật của Thiên Chúa là bảo chứng của đức tin

Nền tảng của đức tin là lời chứng của Thiên Chúa, không phải là luận cứ về những điều Thiên Chúa phán bảo, mà chỉ đơn giản là Thiên Chúa phán như thế. Đức tin trực tiếp lập nền trên "Chúa phán như thế" (câu nói xác chứng thẩm quyền được lặp lại nhiều lần bởi các tiên tri trong Cựu Ước). Nhưng muốn đạt đến thẩm quyền ấy của đức tin, cần phải có sự sở hữu và sự thẩm định đầy đủ về tính chính xác, chân thật và chân lý của Thiên Chúa, cùng với một yếu tố quan trọng khác, cũng là một trong những thuộc tính của Thiên Chúa, ấy là Thiên Chúa không bao giờ thay đổi.

Chú thích

  1. ^ "Hỡi anh em, như vậy thì ở giữa mọi sự gian nan khốn khó của chúng tôi, anh em đã lấy đức tin mình mà làm một cớ yên ủi cho chúng tôi đó" - 1Thessalonians 3: 7
  2. ^ "chớ ăn cắp vật chi, nhưng phải hằng tỏ lòng trung thành trọn vẹn, để làm cho tôn quý đạo Thiên Chúa, là Cứu Chúa chúng ta, trong mọi đường" - Titus 2: 10
  3. ^ Bultmann, Rudof. Theological Dictionary of the New Testament, vol. 6, p. 203.
  4. ^ Abbot-Smith, G. A Manual Lexicon of the Greek New Testament (Edinburg: T&T. Clark, 1937), p. 361-62.
  5. ^ Phúc âm Giăng 1: 12
  6. ^ Ladd, Theology of the New Testament, p. 271-72.
  7. ^ Erickson, Millard J., Thần học Cơ Đốc giáo, tập II. Bản Việt ngữ của Viện Thần học Tin Lành Việt Nam. Nhà xuất bản Văn hóa Thông tin, Hà Nội (2006), p. 290-91
  8. ^ Hebrew 11:1
  9. ^ Từ vựng Tân Ước Hi văn, 1963, p. 660
  10. ^ "Như Abraham tin Thiên Chúa, thì đã kể là công chính cho người, vậy anh em hãy nhận biết rằng những người có đức tin đều là con cháu thật của Abraham" - Galatians 3: 6-7
  11. ^ Phúc âm Giăng 5: 22-23
  12. ^ Phúc âm Giăng 6: 28-29
  13. ^ a b Lewis, C. S. (2001). Mere Christianity: a revised and amplified edition, with a new introduction, of the three books, Broadcast talks, Christian behaviour, and Beyond personality. [San Francisco]: HarperSanFrancisco. ISBN 0-06-065292-6.
  14. ^
    • Phúc âm Giăng 10: 38, "Còn nếu ta làm, thì, dầu các ngươi chẳng tin ta, hãy tin những việc ta, để các ngươi hiểu và biết rằng Cha ở trong ta và ta ở trong Cha"
    • 1Giăng 2:3, "Này tại sao chúng ta biết mình đã biết Ngài, ấy là tại chúng ta giữ các điều răn của Ngài"
  15. ^ McGiffert, A. C. Protestant Thought before Kant. New York: Harper, 1961, p. 142
  16. ^ Augustine, Letter 137.15; Ladd, Theology of the New Testament, p. 276-77.
  17. ^ Erickson, Millard J., Thần học Cơ Đốc giáo, tập II. Bản Việt ngữ của Viện Thần học Tin Lành Việt Nam. Nhà xuất bản Văn hóa Thông tin, Hà Nội (2006), p. 291
  18. ^
    • Ephesians 4: 18, "...bởi sự ngu muội ở trong họ, và vì lòng họ cứng cỏi nên trí khôn tối tăm, xa cách sự sống của Thiên Chúa.";
    • 2 Corinthians 4: 4, "...những kẻ chẳng tin mà chúa đời này làm mù lòng họ, hầu cho họ không thấy sự vinh hiển chói lói của Tin Lành Chúa Cơ Đốc, là ảnh tượng của Thiên Chúa."
  19. ^ "Ví bằng Cha là Đấng sai ta, không kéo đến, thì chẳng có ai được đến cùng ta...ta đã nói cùng các ngươi rằng nếu Cha chẳng ban cho, thì chẳng ai tới cùng ta được." – Phúc âm Giăng 6: 44, 65.
  20. ^ Ephesians 2: 8, "Ấy là nhờ ân điển, bởi đức tin, mà anh em được cứu, điều đó không phải đến từ anh em, bèn là sự ban cho của Thiên Chúa."
  21. ^ Packer, James I. Baker's Dictionary of Theology. Baker Book House, Michigan (1960), p. 210

Tham khảo

Liên kết ngoài

Read other articles:

Топонимическая карта: названия коммун Франции с окончанием на -viller, -villers, -villiers, -willer Топонимия Франции — совокупность географических названий, включающая наименования природных и культурных объектов на территории Франции. Структура и состав топонимии страны обуслов...

 

American judge (1844–1890) Nicholas Longworth IIOhio Supreme Court JusticeIn officeNovember 9, 1881 – March 9, 1883Preceded byWashington W. BoyntonSucceeded byJohn H. Doyle Personal detailsBorn(1844-06-16)June 16, 1844Mount Adams, Cincinnati, OhioDiedJanuary 18, 1890(1890-01-18) (aged 45)Mount Adams, Cincinnati, OhioResting placeSpring Grove CemeteryPolitical partyRepublicanSpouseSusan WalkerChildren Nicholas Longworth III Annie Rives Wallingford Clara Longworth de Chambrun ...

 

Kingston Bus TerminalGeneral informationLocation1175 John Counter Blvd.[1]Kingston, OntarioCanadaCoordinates44°15′36″N 76°30′22″W / 44.26000°N 76.50611°W / 44.26000; -76.50611Owned byCoach CanadaPlatforms4 baysBus operators Megabus (Coach Canada)Connections Kingston TransitConstructionAccessibleYesHistoryOpened1992; 32 years ago (1992)Location Kingston Bus Terminal is the inter-city bus station in Kingston, Ontario, Canada.[1&#...

ÖtziLahirfl. c.3300 SMdi dekat desa Feldthurns (Velturno), utara Bolzano, ItaliaMeninggalfl. c.3300 SM (umur 45)Gletser Schnalstal, Ötztal Alps, dekat Hauslabjoch di perbatasan Austria dan ItaliaNama lainFrozen Fritz; Similaun ManDikenal atasMumi manusia Eropa yang diawetkan secara alami dari zaman kalkolitik (Zaman Tembaga)Tinggi1,65 m (5,4 ft)Berat50 kg (110 pon; 7,9 st)Situs webMuseum Arkeologi Tyrol Ötzi, atau Manusia Similaun adalah nama dari mumi manusi...

 

Li si Tongkat Besi Li Tie Guai (Hanzi:李鐵拐) berarti Li si Tongkat Besi merupakan salah satu anggota Delapan Dewa. Walaupun dikenal pemarah, Li sangat murah hati terhadap kaum miskin, orang sakit dan mereka yang membutuhkan pertolongan. Ia menolong mereka dengan botol cupu labu yang selalu dibawanya. Pada malam hari, ia membuat dirinya sekecil mungkin agar bisa tidur di dalam botol labunya. Alkisah, ia dilahirkan pada masa dinasti Zhou Barat dengan nama Li Yuan. Ia belajar dari Lao Zi (pe...

 

Military decoration of France This article is about a French military decoration. For the Belgian decoration known as the Croix de guerre or Oorlogskruis, see Croix de Guerre (Belgium). AwardCroix de GuerreTypeMilitary decoration (four class decoration)Four degrees:Croix de Guerre with Bronze PalmCroix de Guerre with Gold StarCroix de GuerreCroix de Guerre with Bronze StarAwarded forIndividuals who distinguish themselves by acts of heroism involving combat with enemy forcesDescriptionA bronze...

Constantine Samuel RafinesqueLahir(1783-10-22)22 Oktober 1783Galata, Konstantinopel, Kekaisaran OttomanMeninggal18 September 1840(1840-09-18) (umur 56)PhiladelphiaKebangsaanPrancisKarier ilmiahBidangahli biologiSingkatan penulis (botani)Raf. Constantine Samuel Rafinesque (22 Oktober 1783 – 18 September 1840) adalah seorang polimatik abad ke-19 yang lahir dekat Konstantinopel di Kekaisaran Ottoman dan belajar sendiri di Prancis. Dia melakukan perjalanan sebagai seora...

 

This article includes a list of general references, but it lacks sufficient corresponding inline citations. Please help to improve this article by introducing more precise citations. (December 2015) (Learn how and when to remove this message) The Sager family at the beginning of their journey west The Sager orphans (sometimes referred to as the Sager children) were the children of Henry and Naomi Sager. In April 1844 the Sager family took part in the great westward migration and started their...

 

NetLogoNetLogo graphical user interfaceParadigmsmulti-paradigm: educational, procedural, agent-based, simulationFamilyLispDesigned byUri WilenskyDeveloperNorthwestern University Center for Connected Learning and Computer-Based ModelingFirst appeared1999; 25 years ago (1999)Stable release6.4.0[1]  / 17 November 2023; 5 months ago (17 November 2023) Typing disciplineDynamic, strongScopeLexicalImplementation languageScala, JavaPlatformIA-32, ...

1969 Mafia killing in Palermo, Sicily Viale Lazio massacreThe body of Michele Cavataio after the hit in Viale Lazio.LocationOffice in the Viale Lazio in Palermo, SicilyDate10 December 1969 7:30 p.m. (Central European Time)TargetMichele Cavataio, Mafia boss of the Acquasanta quarter of Palermo.Attack typeMassacreDeathsFive killedPerpetratorsMafia hit squad composed of Bernardo Provenzano, Calogero Bagarella, Emanuele D’Agostino, Damiano Caruso (mafioso), Gaetano Grado and Salvatore Riin...

 

BOV Women's LeagueSport Calcio TipoClub Paese Malta OrganizzatoreMFA TitoloCampione di Malta Cadenzaannuale Aperturaottobre Chiusuramaggio Partecipanti8 squadre Formuladue fasi Retrocessione inWomen's Second Division StoriaFondazione1995 DetentoreBirkirkara Ultimo vincitoreBirkirkara (12) Record vittorieHibernians, Birkirkara (12) Modifica dati su Wikidata · Manuale La L-Ewwel Diviżjoni Maltija tan-nisa, indicata ufficialmente come BOV Women's League per ragioni di sponsorizzazion...

 

Pour les articles homonymes, voir Biscay. Cet article est une ébauche concernant les Pyrénées-Atlantiques et une ancienne commune de France. Vous pouvez partager vos connaissances en l’améliorant (comment ?) selon les recommandations des projets correspondants. BiscayNom local (eu) BizkaiGéographiePays  FranceArrondissement français arrondissement de BayonneProvince Basse-NavarreDépartement français Pyrénées-AtlantiquesAncien canton français canton de Saint-Palais...

West-North LineOverviewStatusOperationalTerminiChennai Central (Madras Central)Tirupati (city)Stations40ServiceTypeSuburban railwaySystemChennai Suburban RailwayOperator(s)Southern Railway (India)Depot(s)AvadiTechnicalLine length151 km (82 km Suburban and 69 km MEMU)Track length412 kilometres (256 mi)Number of tracks4 (till Arakkonam) 2 (till Tirupati (city))Track gaugeBroad GaugeOperating speed90 km/h (maximum service speed) Route map Legend 151 Tirupati 140 Renigunta 130 Pudi 12...

 

Early commerce between the Chinese Qing Empire and the US The Thirteen Factories, the area of Guangzhou to which China's Western trade was restricted from 1757 to 1842 The gardens of the American factory at Guangzhou c. 1845 The Old China Trade (Chinese: 舊中國貿易) refers to the early commerce between the Qing Empire and the United States under the Canton System, spanning from shortly after the end of the American Revolutionary War in 1783 to the Treaty of Wanghia in 1844. The...

 

For other places with the same name, see Westmill (disambiguation). Human settlement in EnglandWestmillSt Mary the Virgin, WestmillWestmillLocation within HertfordshirePopulation264 [1] 305 (2011 census)[1]OS grid referenceTL368270DistrictEast HertfordshireShire countyHertfordshireRegionEastCountryEnglandSovereign stateUnited KingdomPost townBUNTINGFORDPostcode districtSG9Dialling code01763PoliceHertfordshireFireHertfordshireAmbulanceEast of England ...

Guitarist community website This article has multiple issues. Please help improve it or discuss these issues on the talk page. (Learn how and when to remove these template messages) This article needs to be updated. Please help update this article to reflect recent events or newly available information. (May 2021) This article needs additional citations for verification. Please help improve this article by adding citations to reliable sources. Unsourced material may be challenged and removed....

 

Pour les articles homonymes, voir Rethel (homonymie). Le Collège de Rethel était un établissement de l'ancienne université de Paris. Localisation Son fondateur l'avait pourvu d'un hôtel rue des Poirées[1]. Au début de XVe siècle, il se trouvait à une très grande proximité du Collège de Reims, qui, lui, se situait dans l'hôtel de Bourgogne, au n° 18, rue des Sept-Voies[2], au Mont Saint-Hilaire à Paris[3]. Il est possible que ce fut au même endroit. Histoire Le Collège d...

 

2005 film by Joe Wright Pride & PrejudiceUK theatrical release posterDirected byJoe WrightScreenplay byDeborah MoggachBased onPride and Prejudice1813 novelby Jane AustenProduced by Tim Bevan Eric Fellner Paul Webster Starring Keira Knightley Matthew Macfadyen Brenda Blethyn Donald Sutherland Rosamund Pike Jena Malone Tom Hollander Penelope Wilton Judi Dench CinematographyRoman OsinEdited byPaul TothillMusic byDario MarianelliProductioncompanies Universal Pictures StudioCanal Working Title...

Freedom of communication and expression through various media For other uses, see Freedom of the Press (disambiguation).Free press redirects here. For other uses, see Free Press. See also: Independent media Journalism News Writing style (Five Ws) Ethics (code of ethics) Culture Objectivity News values Attribution Defamation Sensationalism Editorial independence Journalism school Index of journalism articles Areas Arts Business Data Entertainment Environment Fashion Medicine Music Politics Sci...

 

Utiqueأوتيك Vue du site d'Utique. Localisation Pays Tunisie Coordonnées 37° 03′ 25″ nord, 10° 03′ 43″ est Géolocalisation sur la carte : Tunisie UtiqueUtique modifier  Utique (arabe : أوتيك) est un site archéologique localisé à l'emplacement d'une ancienne cité portuaire fondée par les Phéniciens dans l'Antiquité. Il est situé dans le nord de l'actuelle Tunisie, à une trentaine de kilomètres au nord-ouest de Carthag...