Đồng(II) tetrafloroborat(III)

Đồng(II) tetrafloroborat(III)
Cấu trúc của đồng(II) tetrafloroborat(III)
Danh pháp IUPACCopper(II) tetrafluoroborate
Tên khácĐồng đitetrafloroborat(III)
Cupric tetrafloroborat(III)
Cuprum(II) tetrafloroborat(III)
Cuprum đitetrafloroborat(III)
Số CAS14735-84-3 (khan)
72259-10-0 (6 nước)
Nhận dạng
Số CAS38465-60-0
PubChem170058
Ảnh Jmol-3Dảnh
SMILES
đầy đủ
  • [Cu+2].F[B-](F)(F)F.F[B-](F)(F)F.O

InChI
đầy đủ
  • 1/2BF4.Cu.H2O/c2*2-1(3,4)5;;/h;;;1H2/q2*-1;+2;
ChemSpider21241480
Thuộc tính
Công thức phân tửCu(BF4)2
Khối lượng mol237,1552 g/mol (khan)
309,21632 g/mol (4 nước)
345,24688 g/mol (6 nước)
Bề ngoàitinh thể xanh dương hút ẩm (6 nước)[1]
Khối lượng riêng2,175 g/cm³ (6 nước)[1]
Điểm nóng chảy
Điểm sôi
Độ hòa tan trong nước60 g/100 mL
Độ hòa tantan trong THF, MeOH, EtOH
không tan trong ete[1]
tạo phức với amonia
Cấu trúc
Nhiệt hóa học
Các nguy hiểm
Nguy hiểm chínhchất oxy hóa[1]
Các hợp chất liên quan
Cation khácNiken(II) tetrafloroborat(III)
Kẽm tetrafloroborat(III)
Trừ khi có ghi chú khác, dữ liệu được cung cấp cho các vật liệu trong trạng thái tiêu chuẩn của chúng (ở 25 °C [77 °F], 100 kPa).
☑Y kiểm chứng (cái gì ☑YKhôngN ?)

Đồng(II) tetrafloroborat(III)muối đồng(II) của axit tetrafloroboric(III), bao gồm hai ion tetrafloroborat(III) (BF4). Muối tetrafloroborat(III) này có dạng tứ diện, tương tự như metan. Vì nguyên tử bo trung tâm đã hình thành 4 liên kết cộng hóa trị nên nó mang điện tích âm.[2]

Tính chất hóa học

Đồng(II) tetrafloroborat(III) có thể phản ứng với nước hoặc amonia để tạo thành hydrat hoặc phức amonia.

Sự phân hủy nhiệt tạo ra CuF2 và giải phóng BF3.

Đồng(II) tetrafloroborat(III) cũng có đầy đủ tính chất hóa học của muối, chẳng hạn như phản ứng với natri hydroxide:

Cu(BF4)2 + 2NaOH → 2NaBF4 + Cu(OH)2

Hợp chất khác

Cu(BF4)2 còn tạo một số hợp chất với NH3, như Cu(BF4)2·4NH3 là chất rắn màu dương, nóng chảy ở 188 °C (370 °F; 461 K)[3], Cu(BF4)2·5NH3·2H2O là tinh thể màu dương nhạt tỏa ra trong không khí[4] hay Cu(BF4)2·6NH3 là bột màu dương nhạt.[5]

Tham khảo

  1. ^ a b c d Ilhyong Ryu, Noboru Sonoda – Copper(II) Tetrafluoroborate. Encyclopedia of Reagents for Organic Synthesis, 15 tháng 4, 2001.
  2. ^ 氟硼酸铜 Lưu trữ 2012-02-28 tại Wayback Machine, chemicalland21.com
  3. ^ The Chemistry of Copper, Silver and Gold: Pergamon Texts in Inorganic Chemistry (A. G. Massey, N. R. Thompson, B. F. G. Johnson; Elsevier, 31 thg 1, 2017 - 202 trang), trang 50. Truy cập 13 tháng 3 năm 2021.
  4. ^ Boron Trifluoride and Its Derivatives (Harold Simmons Booth, Donald Ray Martin; Wiley, 1949 - 315 trang), trang 123. Truy cập 13 tháng 3 năm 2021.
  5. ^ H. Elliott, B. J. Hathaway – The Hexaammine Complexes of the Copper(II) Ion. Inorg. Chem. 1966, (5) 5: 885–889 (ngày 1 tháng 5 năm 1966). doi:10.1021/ic50039a036.