Đệ Tứ Đế chế Đức

Đệ tứ Đế chế Đức hay còn gọi là Đệ Tứ Đế chế hay Đế chế thứ tư (tiếng Đức: Viertes Reich) là một tương lai giả định về Đế chế Đức và đây là thời kỳ tiếp nối của Đế chế thứ ba (1933–1945).

Nguồn gốc tên gọi

Thuật ngữ "Đế chế thứ ba" được Arthur Moeller van den Bruck nhắc đến trong cuốn Das Dritte Reich của ông vào năm 1923. Ông xem Đế quốc La Mã Thần thánh (962–1806) là "Đế chế thứ nhất", Đế quốc Đức là "Đế chế thứ hai" và "Đế chế thứ ba" chính là một nhà nước lý tưởng của toàn bộ dân tộc Đức, bao gồm cả Áo. Trong khuôn khổ và bối cảnh lịch sử về sau này thì thì từ "Đế chế thứ ba" là dùng để chỉ Đức Quốc Xã. Thuật ngữ được Đức Quốc Xã sử dụng để hợp pháp hóa chế độ của họ như là một quốc gia kế tục cho Đế chế thứ nhất và Đế chế thứ hai.

Thuật ngữ "Đế chế thứ tư" đã được sử dụng theo nhiều cách khác nhau. Những người theo Chủ nghĩa Tân Quốc xã sử dụng thuật ngữ này để mô tả sự hồi sinh về một nhà nước dân tộc thuần túy, bao gồm cả việc nhắc đến nhà nước Đức Quốc Xã.[1] Một số người khác thì sử dụng thuật ngữ này theo nghĩa tiêu cực hơn, điển hình như những người theo thuyết âm mưu như Max Spiers, Peter LevendaJim Marrs đã sử dụng từ này để nói về những gì họ cho là sự tiếp nối một cách bí mật lý tưởng của nhà nước Đức Quốc Xã.[2]

Chủ nghĩa Tân Quốc xã

Bản đồ nước Đức vào năm 1937

Những người theo Chủ nghĩa Tân Quốc xã thường hình dung Đế chế thứ tư chính chính là nhà nước đặc trưng của chủng tộc Aryan, chủ nghĩa bài Do Thái, Lebensraum, chủ nghĩa quân phiệtchủ nghĩa toàn trị cực đoan.[3] Và khi đế chế thứ tư đã được thành lập, những người Đức theo chủ nghĩa Quốc xã mới cho rằng nước Đức có toàn quyền được sở hữu vũ khí hạt nhân và sử dụng chúng như một hình thức của tống tiền hạt nhân để khôi phục lại lãnh thổ trước đây của nước Đức như năm 1937.[3]

Dựa trên những cuốn sách nhỏ có bìa mềm được David Myatt xuất bản vào đầu những năm 1990,[4] nhiều người theo chủ nghĩa Quốc xã mới tin rằng sự trỗi dậy của đế chế thứ tư ở Đức sẽ mở đường cho việc thành lập Đế quốc phương Tây, một kiểu chính phủ Thế giới của riêng người Aryan, lãnh thổ của Đế quốc này sẽ bao trùm tất cả các vùng đất định cư của các dân tộc có nguồn gốc châu Âu (ví dụ: Châu Âu, Nga, Mỹ Ănglê, Úc, New Zealandngười Nam Phi trắng).[5]

Sử dụng như một thuật ngữ để nói về ảnh hưởng của Đức tại Liên Minh Châu Âu

Một số nhà bình luận ở nhiều nơi khác nhau ở Châu Âu đã sử dụng thuật ngữ "Đế chế thứ tư" để nói về tầm ảnh hưởng mà nước Đức hiện đang có trong liên minh Châu Âu.[6][7][8] Ví dụ, Simon Heffer đã viết trên Daily Mail và chỉ ra rằng sức mạnh kinh tế của Đức, được cộng hưởng bởi cuộc khủng hoảng tài chính ở châu Âu chính là cách mà người Đức "lặng lẽ thiết lập một hình thức thực dân hóa kinh tế trên toàn bộ lãnh thổ châu Âu", theo đó Berlin đang sử dụng sức ép từ kinh tế thay vì quân đội để "lật đổ quyền lực của bất kỳ một chính phủ thuộc quốc gia châu Âu nào". Và theo ông, chính điều này đã tạo thành "sự trỗi dậy của Đệ tứ đế chế".[9] Tương tự với ý kiến trên, Simon Jenkins của tờ The Guardian đã nhận định rằng đây chính là "một sự trớ trêu khi mà toàn lục địa châu Âu trong cơn khốn cùng lại tìm kiếm đến... uy quyền tối cao của nước Đức như một cứu cánh".[9] Theo Richard J. Evans của tạp chí New Statesman, thuật ngữ này chưa từng được nhắc đến kể từ khi nước Đức thống nhất và chính phát biểu này đã làm dấy lên làn sóng của chủ nghĩa bài Đức.[9]. Tuy vậy tạp chí The Economist, trong chuyên mục "Charlemagne", đã cho rằng lý thuyết về sự bá quyền của người Đức lại không tương xứng với những gì diễn ra ở hiện tại.[10]

Góc nhìn này gây được nhiều sự chú ý tại Anh trong khoảng thời gian nước này đang thực hiện những cuộc đàm phán Brexit để rời khỏi liên minh châu Âu.[11]

Xem thêm

Chú thích

  1. ^ Reitman, Janet (ngày 2 tháng 5 năm 2018). “All-American Nazis: Inside the Rise of Fascist Youth in the U.S.”. Rolling Stone (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 28 tháng 11 năm 2018.
  2. ^ Bullen, Jamie (ngày 17 tháng 10 năm 2016). “Conspiracy theorist discussed 'Fourth Reich' in final interview”. Evening Standard (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 28 tháng 11 năm 2018.
  3. ^ a b Schmidt, Michael (1993). The New Reich: Violent Extremism in Germany and Beyond. Daniel Horch biên dịch. ISBN 9780091780043.
  4. ^ These writings of Myatt included the 14 pamphlets in his Thormynd Press National-Socialist Series, most of which were republished by Liberty Bell Publications (Reedy, Virginia) in the 1990s, and essays such as Towards Destiny: Creating a New National-Socialist Reich [archived at https://web.archive.org/web/20040712101315/http://www.geocities.com/myattns/newreich.html] and a constitution for the 'fourth Reich' [archived at https://web.archive.org/web/20041208070520/http://www.geocities.com/myattns/cons_reich.html]
  5. ^ Goodrick-Clarke, Nicholas (2002). “Chapter 4: Imperium and the New Atlantis; Chapter 11: Nazi Satanism and the New Aeon”. Black Sun: Aryan Cults, Esoteric Nazism, and The Politics of Identity. New York: N.Y. University Press. ISBN 978-0814731550.
  6. ^ Heffer, Simon (ngày 15 tháng 5 năm 2016). “The Fourth Reich is here - without a shot being fired”. The Daily Telegraph (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 12 tháng 2 năm 2017.
  7. ^ “Merkels Tyskland - Fjärde Riket?” [Merkel's Germany - Fourth Reich?]. Yle (bằng tiếng Thụy Điển). ngày 4 tháng 5 năm 2016. Truy cập ngày 15 tháng 11 năm 2018.
  8. ^ 'The Fourth Reich': What Some Europeans See When They Look at Germany”. Spiegel Online. ngày 23 tháng 3 năm 2015. Truy cập ngày 12 tháng 2 năm 2017.
  9. ^ a b c Evans, Richard J. (ngày 24 tháng 11 năm 2011). “The myth of the Fourth Reich”. The New Statesman (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 25 tháng 7 năm 2019.
  10. ^ Charlemagne (ngày 11 tháng 6 năm 2019). “Wurst among equals: Contrary to popular belief, Germany does not in fact run the EU”. The Economist. Truy cập ngày 25 tháng 6 năm 2019.
  11. ^ O'Toole, Fintan (ngày 16 tháng 11 năm 2018). “The paranoid fantasy behind Brexit | Fintan O'Toole”. The Guardian (bằng tiếng Anh). ISSN 0261-3077. Truy cập ngày 28 tháng 11 năm 2018.

Thư mục