Ăn cơm quốc gia thờ ma cộng sản

"Ăn cơm quốc gia thờ ma cộng sản" là câu nói chỉ trích chính trị vào thời kỳ chiến tranh Việt Nam. Câu nói này chỉ trích những người Việt Nam hưởng lợi lộc từ chính phủ Việt Nam Cộng hòa (VNCH) nhưng lại đi ủng hộ Đảng Cộng sản Việt Nam.[1][2] Trong tiểu thuyết Đường về Sài Gòn của tác giả Nam Hà xuất bản vào năm 1990 đã trích dẫn câu nói này là một câu nói nổi tiếng.[3]

Nguồn gốc

Trong quyển Lịch sử Đồng Tháp Mười xuất bản năm 2003, trích dẫn câu nói này là của Ngô Đình Diệm.[4] Theo Ban Tuyên giáo của Đảng Cộng sản thì câu nói này được người Pháp sử dụng trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp. Câu nói dùng chửi bới những thành phần tri thức Việt Nam được nền giáo dục của Pháp dạy và đào tạo nhưng đông đảo trong số đó đã đi theo cách mạng chống lại họ.[5] Các tri thức đương thời ủng hộ cách mạng có Nguyễn Mạnh Hà, Vũ Văn Hiền, Bùi Tường Chiểu, Phạm Khắc Quảng, Đặng Văn Chung, Đinh Văn Thắng,...được người Pháp gọi là "tri thức trùm chăn",[a] "ăn cơm quốc gia thờ ma cộng sản".[6]

Sử dụng

Câu nói này đã được sử dụng trong Nội san Quốc hội của chính phủ Việt Nam Cộng hòa ra mắt năm 1963, ở tập 2. Nội dung liên quan chính sách Ấp chiến lược, chính sách này được chính phủ VNCH đánh giá cao về tầm quan trọng nhưng lại đặt ra vấn đề những người Việt Nam bị lùa vào các ấp đó có thể nhận lợi ích của chính phủ Quốc gia nhưng trong lòng họ vẫn theo cộng sản.[7]

Năm 1968, trong tài liệu của Thế Uyên, chính quyền Quốc gia[b] thực thi biện pháp mạnh cùng lúc, một mặt tiêu diệt cán bộ cộng sản nằm vùng, một mặt tiêu diệt thành phần "Ăn cơm quốc gia thờ ma cộng sản".[8] Trong năm nay, tại Sơn Phú thuộc Bến Tre diễn ra một cuộc tấn công của Quân lực Việt Nam Cộng hòa nhắm vào quân Giải phóng miền Nam. Quân Giải phóng đã thoát một cuộc bao vây của một tiểu đoàn thủy quân lục chiến và một tiểu đoàn bộ binh của sư đoàn 7 VNCH. Chỉ huy quân VNCH, Tư lệnh vùng 4 đã tức giận lệnh bắt một thiếu tá đơn vị thiết giáp vì cho rằng chính ông này đã để "Việt Cộng" thoát vòng vây, qui tội "ăn cơm quốc gia, thờ ma cộng sản".[9]

Sau sự kiện Tết Mậu Thân, một sự kiện có lượng thương vong rất lớn quân Giải phóng miền Nam, tại một địa điểm mà ngày nay thuộc phường 11, quận Tân Bình, TP.HCM, người dân lập miếu thờ những người là quân Giải phóng đã chết. Cảnh sát quốc gia VNCH đã tức giận đập phá và chửi bới bằng câu nói này.[10]

Năm 1970, trong một tài liệu viết bởi tác giả Trần Văn Ân, nhan đề Việt Nam trước vận hội mới, ông sử dụng câu nói này để chỉ dẫn đó là nhược điểm của phe Quốc gia Việt Nam và cũng là nhược điểm của Khối Dân chủ.[11] Năm 1972, trong một tài liệu chính trị chống cộng khác của ông, ông cũng đề cập một lần nữa "Ăn cơm quốc gia thờ ma cộng sản".[12]

Năm 1971, trong quyển Hiện tình kinh tế Việt Nam: Thử bàn đến một kế hoạch hậu chiến tương lai, Tập 3 của tác giả Lê Khoa, câu nói này là một khẩu hiệu chính trị.[13]

Năm 1975, vào thời điểm diễn ra trận Buôn Mê Thuột, sinh viên là Đỗ Tấn Sĩ và một người khác đại diện Hội người Việt ở Cộng hòa liên bang Đức mang Nghị quyết cùng Lời kêu gọi chấm dứt chiến tranh ở Việt Nam đến tòa Đại sứ Việt Nam Cộng hòa tại Bruxelles, Bỉ. Các quan chức Việt Nam Cộng hòa đã gọi họ là "hai tên sinh viên ăn cơm quốc gia, thờ ma Cộng sản".[14]

Vào năm 2015, tưởng niệm sự kiện 30 tháng 4 lần thứ 40, tác giả Bảo Giang đã viết bài báo tựa đề Viết về ngày Quốc Hận, 30-4-1975, trong đó ghi thành phần "ăn cơm quốc gia thờ ma cộng sản", thành phần vốn dĩ sợ hãi chính quyền Quốc gia, là thành phần được hưởng ngày Giải phóng.[15]

Vào năm 2016, Giáo sư Lý Chánh Trung, một người được đánh giá là nhà tri thức hàng đầu miền Nam thời kỳ Việt Nam cộng hòa qua đời. Trên VOA tiếng Việt đã có những bài báo chỉ trích ông "ăn cơm quốc gia thờ ma cộng sản".[16] Nhà sư Thích Nhất Hạnh, một người tu hành nổi tiếng trong giới Phật giáo cũng từng bị những người Việt Nam Cộng hòa lưu vong chỉ trích là "cộng sản nằm vùng", "ăn cơm quốc gia thờ ma cộng sản".[17]

Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn và nữ kịch sĩ Kim Cương cũng từng bị những người ủng hộ chế độ Việt Nam Cộng hòa lên án là "cộng sản nằm vùng", "ăn cơm quốc gia thờ ma cộng sản".[18]

Phản hồi

Đối với phe Cách mạng của Đảng Cộng sản, câu nói này là lời tả của các chính phủ VNCH từ thời tổng thống Ngô Đình Diệm đến tổng thống Nguyễn Văn Thiệu oán trách những người không chịu theo mình chống cộng.[19] Câu nói này bị xem là dùng để quy kết tội những người Việt Nam yêu sách hiệp thương tổng tuyển cử thống nhất hai miền.[20] Đồng thời, câu nói được dùng để chửi những người thuộc tầng lớp công chức[21] hay tri thức ủng hộ Đảng Cộng sản.[22][23]

Câu nói xếp nhóm những người bất hợp tác với chính phủ VNCH, có xu hướng ủng hộ cách mạng của Đảng Cộng sản.[24] Những người này sẽ bị người của chính phủ Quốc gia bắt bớ, ám hại.[25] Hơn nữa, câu nói này chỉ cả những người trong chính phủ Quốc gia, bao gồm viên chức và binh lính, là người của Quốc gia nhưng hoạt động cho cộng sản.[26] Câu nói thường được sử dụng để gọi bộ phận dân cư miền Nam theo phe cộng sản, những người dân che dấu, cung cấp thực phẩm, thuốc men cho họ.[27]

Trong Một thập kỷ bài báo hay của tác giả Trường Giang xuất bản năm 1999, tường thuật cuộc nói chuyện giữa một người và một đại úy VNCH. Vị đại úy cáo buộc: "Bộ ông ăn cơm quốc gia thờ ma cộng sản phải không ?" Người đàn ông đã trả lời: "Ủa, ông đại uý nói chi kỳ vậy. Việc tui tui mần, cơm tui tui ăn, chứ cơm mô của quốc gia".[28] Nữ nhà văn Minh Quân từng tranh cãi với một người đàn ông vì bị cáo buộc câu nói này, bà trình bày khi trả lời câu hỏi của một người quen: "Chả nói chị ăn cơm quốc gia thờ ma cộng sản, em nghĩ có điên tiết không? Chị ăn cơm của chị chứ cơm nào của quốc gia?".[29]

Tham khảo

  1. ^ Nguyễn Thanh Hoàng 1995, tr. 60.
  2. ^ Võ Duy Linh 1985, tr. 289.
  3. ^ Nam Hà 1990, tr. 110.
  4. ^ Võ Trần Nhã 2003, tr. 218.
  5. ^ Viết Phước (ngày 5 tháng 10 năm 2023). "Học vấn không có quê hương". Tuyên giáo Trà Vinh. Lưu trữ bản gốc ngày 2 tháng 12 năm 2023. Truy cập ngày 5 tháng 4 năm 2024.
  6. ^ Kim Thanh (ngày 7 tháng 10 năm 2014). “Người đứng đầu nhân sĩ, trí thức Hà Nội ký tên vào bản kiến nghị đòi hoà bình”. Bảo tàng lịch sử. Lưu trữ bản gốc ngày 22 tháng 10 năm 2021. Truy cập ngày 12 tháng 4 năm 2024.
  7. ^ Nội san Quốc hội 1963, tr. 112.
  8. ^ Thế Uyên 1968, tr. 221.
  9. ^ Nguyễn Hữu Vị. “Tháo vây - Chuyển bại thành thắng (kỳ 2)”. Biển - biên giới biển Bến Tre. Lưu trữ bản gốc ngày 21 tháng 3 năm 2023. Truy cập ngày 12 tháng 4 năm 2024.
  10. ^ Mai Hương (ngày 4 tháng 2 năm 2013). “Miếu thờ liệt sĩ Mậu Thân”. báo tuổi Trẻ. Truy cập ngày 12 tháng 4 năm 2024.
  11. ^ Trần Văn Ân 1970, tr. 66.
  12. ^ Trần Văn Ân 1972, tr. 10.
  13. ^ Lê Khoa 1971, tr. 516.
  14. ^ Bùi Thuận (ngày 9 tháng 3 năm 2024). “Nhà khoa học Việt kiều Đỗ Tấn Sĩ nặng lòng với quê hương”. báo Đồng Nai. Truy cập ngày 12 tháng 4 năm 2024.
  15. ^ Bảo Giang (ngày 23 tháng 4 năm 2015). “Viết về ngày Quốc Hận, 30-4-1975”. Vietcatholic. Bản gốc lưu trữ ngày 7 tháng 2 năm 2023. Truy cập ngày 12 tháng 4 năm 2024.
  16. ^ Thiện Ý (ngày 30 tháng 3 năm 2016). “Một trí thức thiếu tri thức đã tin theo cộng sản vừa nằm xuống”. VOA tiếng Việt. Bản gốc lưu trữ ngày 1 tháng 12 năm 2022. Truy cập ngày 5 tháng 4 năm 2024.
  17. ^ Nguyễn Phương Mai (ngày 24 tháng 1 năm 2022). “Thích Nhất Hạnh và những quan điểm đối chọi khi nói về ông”. BBC. Bản gốc lưu trữ ngày 20 tháng 1 năm 2024. Truy cập ngày 5 tháng 4 năm 2024.
  18. ^ Như Ngã. “Trịnh Công Sơn và những thị phi”. Học viện cảnh sát quốc gia Việt Nam cộng hòa. Bản gốc lưu trữ ngày 8 tháng 12 năm 2023. Truy cập ngày 12 tháng 4 năm 2024.
  19. ^ Hồ Sĩ Khuê 1993, tr. 19.
  20. ^ Hữu Thọ 2000, tr. 214.
  21. ^ Cao Văn Lượng 1991, tr. 78.
  22. ^ Tạp chí văn học 1977, tr. 111.
  23. ^ Trịnh Bá Truyền (ngày 29 tháng 4 năm 2019). "ĂN CƠM QUỐC GIA, THỜ MA CỘNG SẢN". The Saigon Post. Bản gốc lưu trữ ngày 30 tháng 1 năm 2023. Truy cập ngày 5 tháng 4 năm 2024.
  24. ^ Tổ quốc 1975, tr. 16.
  25. ^ Nguyễn Viết Tá 1993, tr. 26.
  26. ^ Ngôn ngữ và đời sống 2005, tr. 45.
  27. ^ Vũ Quang Đồng (ngày 5 tháng 10 năm 2021). “Cuốn theo cuộc chiến”. báo Vĩnh Phúc. Truy cập ngày 12 tháng 4 năm 2024.
  28. ^ Trường Giang 1999, tr. 599.
  29. ^ Phạm Chu Sa (ngày 25 tháng 5 năm 2023). “Minh Quân - Nhà văn nữ đậm chất nhân văn”. báo Công an nhân dân. Truy cập ngày 12 tháng 4 năm 2024.

Ghi chú

  1. ^ Tiếng Pháp: Les attentistes
  2. ^ Chính quyền Quốc gia ở đây là chỉ chính quyền ở miền Nam lúc bấy giờ, tức chính quyền Việt Nam Cộng hòa.

Tài liệu

Sách

Read other articles:

Species of bird Gabon coucal A Gabon coucal (above) Conservation status Least Concern (IUCN 3.1)[1] Scientific classification Domain: Eukaryota Kingdom: Animalia Phylum: Chordata Class: Aves Order: Cuculiformes Family: Cuculidae Genus: Centropus Species: C. anselli Binomial name Centropus anselliSharpe, 1874 The Gabon coucal (Centropus anselli) is a species of cuckoo in the family Cuculidae. It is mainly found in Gabon but also occurs in neighboring areas of Cameroon, Angola...

 

Ara bunut Ficus virens Curtain Fig Tree, Atherton TablelandStatus konservasiRisiko rendahIUCN147495192 TaksonomiDivisiTracheophytaSubdivisiSpermatophytesKladAngiospermaeKladmesangiospermsKladeudicotsKladcore eudicotsKladSuperrosidaeKladrosidsKladfabidsOrdoRosalesFamiliMoraceaeGenusFicusSpesiesFicus virens Aiton, 1789 Tata namaSinonim taksonFicus infectoria (Miq.) Miq., Ficus cunninghamiilbs Ficus virens adalah tumbuhan dari genus Ficus yang ditemukan di Pakistan, India, Asia Tenggara, melalui...

 

Часть серии статей о Холокосте Идеология и политика Расовая гигиена · Расовый антисемитизм · Нацистская расовая политика · Нюрнбергские расовые законы Шоа Лагеря смерти Белжец · Дахау · Майданек · Малый Тростенец · Маутхаузен ·&...

Direktorat Jenderal Amerika dan Eropa Kementerian Luar Negeri Republik IndonesiaSusunan organisasiDirektur JenderalI Gede Ngurah Swajaya[1]Sekretaris Direktorat JenderalOurina Ritonga [1] DirekturAmerika 1Iwan Freddy Hari Susanto [1]Amerika 2Darianto Harsono [1]Eropa 1R. Widya Sadnovic [1]Eropa 2Winardi Hanafy Lucky [1]Kerjasama Intra Kawasan Amerika dan EropaNidya Kartikasari [1] Kantor pusatJl. Pejambon No.6. Jakarta Pusat, 10110Situs&...

 

Presiden Franklin D. Roosevelt dan Perdana Menteri Winston Churchill memancing di hotel Shangri-La, sekitar Mei 1943 selama konferensi Washington (Trident).[1] Konferensi Washington Ketiga (nama sandi Trident[2]), yang diadakan di Washington, D. C dari tanggal 12 Mei hingga 25 Mei 1943. Pertemuan strategis di antara para kepala pemerintahan Inggris dan Amerika Serikat. Konferensi ini adalah konferensi ketiga di Washington selama Perang Dunia II (tahun 1941, tahun 1942, 1943). ...

 

وسط اليسارمعلومات عامةجزء من وسطيةيسارية جانب من جوانب الطيف السياسي اليساري-اليمينيالليبرالية الدولية الشخص المؤثر أدولف تيير أحداث مهمة 1973–75 recession (en) pink tide (en) وفاق ما بعد الحرب الأسباب الثورة الفرنسية له هدف تكافؤ الفرص لديه جزء أو أجزاء ديمقراطية اجتماعيةليبرالية اج�...

NaikRambeer Singh TomarACPortrait of Naik Rambeer Singh TomarBorn(1970-08-15)August 15, 1970Madhya Pradesh, IndiaDiedOctober 18, 2001(2001-10-18) (aged 31)Doda district, Jammu and Kashmir, IndiaAllegiance IndiaService/branch Indian ArmyYears of service1989-2001Rank NaikService number4183850Unit26 RR/15 KumaonAwards Ashok Chakra Naik Rambeer Singh Tomar, AC (15 August 1970 – 18 October 2001) was an Indian Army Non Commissioned Officer (NCO) with the 15th Battalion of ...

 

History of coinage in India This article is about History of coinage in India. For the coinage of the Republic of India, see Coins of the Indian rupee. Coinage of IndiaHoard of mostly Maurya Empire coins History of South Asia Outline Palaeolithic (2,500,000–250,000 BC) Madrasian culture Soanian culture Neolithic (10,800–3300 BC) Bhirrana culture (7570–6200 BC) Mehrgarh culture (7000–3300 BC) Edakkal culture (5000–3000 BC) Chalcolithic (3500–1500 BC) Anarta tradition (c. 3950...

 

Historic house in Vermont, United States United States historic placeMcKenstry ManorU.S. National Register of Historic Places Show map of VermontShow map of the United StatesLocationVT 12, Bethel, VermontCoordinates43°52′0″N 72°38′44″W / 43.86667°N 72.64556°W / 43.86667; -72.64556Area385 acres (156 ha)Built1800 (1800)ArchitectEmerson, JosephNRHP reference No.78000255[1]Added to NRHPDecember 1, 1978 McKenstry Manor, also known as ...

9th Communication Battalion9th Commmuications Battalion insigniaActive1 June 1966 – presentCountry United States of AmericaBranch United States Marine CorpsTypeCommunicationsPart ofI Marine Expeditionary Force Headquarters GroupNickname(s)9th CommMotto(s)Professionalism, Reliability, FlexibilityEngagementsOperation Desert Storm Operation Restore Hope Operation Iraqi FreedomCommandersCurrentcommanderLtCol Robert A. Doss IIIMilitary unit 9th Communication Battalion (9th Comm) is a ...

 

Progetto:Forme di vita - implementazione Classificazione APG IV.Il taxon oggetto di questa voce deve essere sottoposto a revisione tassonomica. Se vuoi contribuire all'aggiornamento vedi Progetto:Forme di vita/APG IV. Questa voce o sezione sull'argomento botanica è priva o carente di note e riferimenti bibliografici puntuali. Sebbene vi siano una bibliografia e/o dei collegamenti esterni, manca la contestualizzazione delle fonti con note a piè di pagina o altri riferimenti precisi che...

 

Private liberal arts college in St. Peter, Minnesota, US Gustavus Adolphus CollegeFormer namesMinnesota Elementarskola (1862–1865)St. Ansgar's Academy(1865–1873)Gustavus Adolphus Literary & Theological Institute(1873–1876)MottoE Caelo Nobis Vires[1]Motto in EnglishStrength Comes To Us From HeavenTypePrivate liberal arts collegeEstablished1862; 162 years ago (1862)Religious affiliationEvangelical Lutheran Church in AmericaEndowment$281.6 million (2021)&...

List of events ← 1672 1671 1670 1669 1668 1673 in Ireland → 1674 1675 1676 1677 1678 Centuries: 15th 16th 17th 18th 19th Decades: 1650s 1660s 1670s 1680s 1690s See also:Other events of 1673 List of years in Ireland Events from the year 1673 in Ireland. Incumbent Monarch: Charles II Events June – Peter Talbot, Roman Catholic Archbishop of Dublin and Primate of Ireland, goes into exile. Parliament of England votes an annual Regium Donum to augment the stipends of Presbyterian cler...

 

Stasiun Aōzu粟生津駅Stasiun Aōzu pada juli 2004LokasiAozu, Tsubame-shi, Niigata-ken 959-0222JepangKoordinat37°39′15″N 138°52′24″E / 37.6541°N 138.8733°E / 37.6541; 138.8733Koordinat: 37°39′15″N 138°52′24″E / 37.6541°N 138.8733°E / 37.6541; 138.8733Operator JR EastJalur■ Jalur EchigoLetak45.8 km from KashiwazakiJumlah peron1 sisi peronJumlah jalur1Informasi lainStatustak berstafSitus webSitus web resmiSejarahDibuka...

 

This article has multiple issues. Please help improve it or discuss these issues on the talk page. (Learn how and when to remove these template messages) This article needs additional citations for verification. Please help improve this article by adding citations to reliable sources. Unsourced material may be challenged and removed.Find sources: Elek Gyula Aréna – news · newspapers · books · scholar · JSTOR (June 2020) (Learn how and when to remove t...

Mountain building event caused by the collision of Laurentia, Baltica and Avalonia Caledonian Mountains redirects here. Not to be confused with Caledonia Mountain or Mountains of Scotland. Location of the different branches of the Caledonian/Acadian belts at the end of the Caledonian orogeny (Early Devonian). Present-day coastlines are indicated in gray for reference. Later in geological history, the Atlantic Ocean opened and the different parts of the orogenic belt moved apart.[1] Se...

 

Азартні ігриАзартні ігриза країнами та територіями  Ангола Австралія та Океанія Нова Зеландія Європа Австрія Албанія Бельгія Болгарія Велика Британія ( Гібралтар, Північна Ірландія, Уельс, Шотландія) Вірменія Естонія Данія Ірландія Іспанія Італія Косово Латвія Литв�...

 

This article is about the 2007 Major League Baseball season only. For information on all of baseball, see 2007 in baseball. Sports season2007 MLB seasonJonathan Papelbon (right) and Jason Varitek of the Boston Red Sox celebrate after recording the final out of the 2007 World Series, which the Red Sox won over the Colorado Rockies 4–0.LeagueMajor League BaseballSportBaseballDurationApril 1 – October 28, 2007Number of games162Number of teams30TV partner(s)Fox, TBS, ESPNDraftTop draft pickD...

كيموفسك    علم شعار الاسم الرسمي (بالروسية: Кимовск)‏  الإحداثيات 53°58′00″N 38°32′00″E / 53.966666666667°N 38.533333333333°E / 53.966666666667; 38.533333333333   تقسيم إداري  البلد روسيا[1]  خصائص جغرافية  المساحة 17.28 كيلومتر مربع  ارتفاع 210 متر  عدد السكان  عدد الس�...

 

Sound of the Pacific Ocean in British Columbia, Canada For the sound in New Zealand, see Queen Charlotte Sound / Tōtaranui. Queen Charlotte SoundFrench: Bassin de la Reine-CharlotteQueen Charlotte SoundQueen Charlotte Sound as delineated by BCGNIS, along with Hecate Strait and Dixon Entrance. Red dots indicate capes and points, grey text indicates island names.LocationBritish Columbia, CanadaCoordinates51°30′N 129°00′W / 51.500°N 129.000°W / 51.500; -129.000Oc...