Zeta Sagittarii (ζ Sagittarii, viết tắt là Zeta Sgr, ζ Sgr) là một hệ ba sao và là ngôi sao sáng thứ ba trong chòm saoNhân Mã. Dựa trên các phép đo thị sai, nó cách khoảng 88 ly (27 pc) tính từ Mặt Trời.[1]
Ba ngôi sao tạo nên hệ sao này bao gồm Zeta Sagittarii A (chính thức đặt tên là Ascella/əˈsɛlə/, cũng là tên truyền thống cho toàn bộ hệ sao),[8][9]Zeta Sagittarii B, chúng tạo thành một cặp sao đôi, và một ngôi sao đồng hành nhỏ hơn là Zeta Sagittarii C.
Danh pháp
ζ Sagittarii (được Latin hóa thành Zeta Sagittarii) là tên gọi Bayer của hệ sao. Định danh của các ngôi sao trong số chúng là ζ Sagittarii A, ζ Sagittarii B và ζ Sagittarii C xuất phát từ quy ước được Danh lục Bội số Washington (WMC) sử dụng cho hệ nhiều sao và được Hiệp hội Thiên văn Quốc tế (IAU) thông qua.[10]
Nó mang tên Ascella truyền thống, từ một từ trong tiếng Latinh muộn có nghĩa là nách. Trong danh lục sao trong Calendarium của Al Achsasi al Mouakket, ngôi sao này được định danh là Thalath al Sadirah, được dịch sang tiếng Latin là Tertia τού al Sadirah, có nghĩa là con đà điểu quay về thứ ba.[11] Vào năm 2016, Hiệp hội Thiên văn Quốc tế đã tổ chức một Nhóm Công tác về Tên Sao (WGSN) để lập danh lục và chuẩn hóa tên gọi chính xác cho các ngôi sao. WGSN quyết định gán tên chính xác cho từng ngôi sao thay vì cho toàn bộ hệ nhiều sao.[12] Nhóm này đã phê duyệt tên Ascella cho sao thành phần Zeta Sagittarii A vào ngày 12 tháng 9 năm 2016 và hiện tại nó đã được đưa vào Danh sách Tên Sao được IAU phê duyệt.[9]
Zeta Sagittarii có cấp sao biểu kiến tổ hợp là +2,59.[2] Nó đang di chuyển ra xa khỏi hệ Mặt Trời với vận tốc xuyên tâm là 22 km s−1,[5] và khoảng 1,0-1,4 triệu năm trước nó xuất hiện ở khoảng cách trong vòng 7,5 ± 1,8 ly (2,30 ± 0,55 pc) từ Mặt Trời.[17]
^ abcdJohnson, H. L.; Iriarte, B.; Mitchell, R. I.; Wisniewskj, W. Z. (1966). “UBVRIJKL photometry of the bright stars”. Communications of the Lunar and Planetary Laboratory. 4 (99). Bibcode:1966CoLPL...4...99J.
^ abcdefDe Rosa, Robert J.; Patience, Jenny; Vigan, Arthur; Wilson, Paul A.; Schneider, Adam; McConnell, Nicholas J.; Wiktorowicz, Sloane J.; Marois, Christian; Song, Inseok (2011), “The VAST Survey -- II. Orbital motion monitoring of A-type star multiples”, Monthly Notices of the Royal Astronomical Society, 422: 2765–2785, arXiv:1112.3666, Bibcode:2012MNRAS.422.2765D, doi:10.1111/j.1365-2966.2011.20397.x
^ abWilson, R. E. (1953). General Catalogue of Stellar Radial Velocities. Carnegie Institute of Washington D.C. Bibcode:1953GCRV..C......0W.
^ abGray, R. O.; Corbally, C. J.; Garrison, R. F.; McFadden, M. T.; Robinson, P. E. (tháng 10 năm 2003), “Contributions to the Nearby Stars (NStars) Project: Spectroscopy of Stars Earlier than M0 within 40 Parsecs: The Northern Sample. I.”, The Astronomical Journal, 126 (4): 2048–2059, arXiv:astro-ph/0308182, Bibcode:2003AJ....126.2048G, doi:10.1086/378365
^ ab“Naming Stars”. IAU.org. Truy cập ngày 16 tháng 12 năm 2017.
^Hessman, F. V.; Dhillon, V. S.; Winget, D. E.; Schreiber, M. R.; Horne, K.; Marsh, T. R.; Guenther, E.; Schwope, A.; Heber, U. (2010). "On the naming convention used for multiple star systems and extrasolar planets". arΧiv:1012.0707 [astro-ph.SR].
^Knobel, E. B. (tháng 6 năm 1895). “Al Achsasi Al Mouakket, on a catalogue of stars in the Calendarium of Mohammad Al Achsasi Al Mouakket”. Monthly Notices of the Royal Astronomical Society. 55: 430. Bibcode:1895MNRAS..55..429K. doi:10.1093/mnras/55.8.429.
^Dybczyński, P. A. (tháng 4 năm 2006), “Simulating observable comets. III. Real stellar perturbers of the Oort cloud and their output”, Astronomy and Astrophysics, 449 (3): 1233–1242, Bibcode:2006A&A...449.1233D, doi:10.1051/0004-6361:20054284