Vườn quốc gia Chư Mom Ray, nguyên là khu bảo tồn thiên nhiên Chư Mom Ray, thuộc tỉnh Kon Tum, là một vườn quốc gia trong hệ thống các khu rừng đặc dụng của Việt Nam. Được thành lập theo quyết định của Thủ tướng chính phủ Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam số 103/2002/QĐ-TTg ngày 30 tháng 7 năm 2002. Vườn quốc gia Chư Mom Ray được coi là vương quốc khỉ, vượn vì nhiều loài khỉ, vượn quý hiếm có tên trong sách đỏ đã được đưa về đây. Hầu hết những con khỉ, vượn quý hiếm đều được đưa về trong tình trạng sắp chết, sau đó được cứu sống. Khi thương tích lành, lũ khỉ, vượn lại trở về với đời sống bản năng, kết hợp với lũ khỉ, vượn ở từ trước đó, chúng biến Vườn quốc gia Chư Mom Ray thành vương quốc riêng[1].
Đa dạng
Theo chuyên gia Arnoud Steeman tỉ lệ đa dạng sinh học của vườn là 1,8%(Việt Nam là 6,2%) có 16 loài đặc hữu tại Việt Nam và 29 loài đặc hữu tại Đông Dương
Ở đây cũng ghi nhận sự xuất hiện liên tục của loài bò xám tại Tây Nam huyện Sa thầy
Vị trí
Vườn quốc gia Chư Mom Ray nằm ở phía bắc Tây Nguyên và phía tây của tỉnh Kon Tum, trên địa phận của 2 huyện Sa Thầy và Ngọc Hồi. Phía bắc giáp địa giới hành chính các xã: Bờ Y, Sa Loong (thuộc huyện Ngọc Hồi). Phía nam giáp địa giới hành chính các xã Mô Rai, Ya Xiêr (thuộc huyện Sa Thầy). Phía đông giáp địa giới hành chính các xã: Rơ Kơi, Sa Nhơn và thị trấn Sa Thầy. Phía tây giáp biên giới Việt Nam - Campuchia - Lào.
Tọa độ địa lý: từ 14°18′ đến 14°38′ vĩ bắc, và từ 107°29′ đến 107°47′ kinh đông. Tổng diện tích: 56.434 ha, trong đó:
Phân khu bảo vệ nghiêm ngặt: 25.005 ha. Phân khu phục hồi sinh thái: 25.665 ha. Phân khu hành chính dịch vụ và du lịch: 4.088 ha.
Hệ thực vật: Vườn Quốc gia Chư Mom Rây có tới 12 kiểu thảm thực vật rừng. Theo kết quả công bố năm 2011 đã ghi nhận 1895 loài thực vật. Trong đó có 80 loài đang bị đe dọa và tuyệt chủng, với 48 loài có tên trong sách đỏ Việt Nam và 63 loài có tên Sách đỏ thế giới.
Đáng chú ý là trong số các loài có tên trong sách đỏ Việt Nam có 9 loài cây gỗ đang có nguy cơ bị tiêu diệt như: Chò chỉ, Tuế lá xẻ, Kim giao, Thông tre, Cẩm lai, Trầm hương, Vù hương, Dầu đọt tím.
Tại đây ghi nhận có 97 loài thú 270 loài chim 17 bộ và 60 họ, 69 loài bò sát, 19 loài cá nước ngọt; đặc biệt có 29 loài đặc hữu của Việt Nam, trong đó có chà vá chân xám, nâu, gấubáo, mèo ri, rừngBò tót Đông Dương, Trâu rừng ...