Vườn quốc gia Gunung Mulu

Vườn quốc gia Gunung Mulu
Núi Mulu nhìn từ xa
Bản đồ hiển thị vị trí của Vườn quốc gia Gunung Mulu
Bản đồ hiển thị vị trí của Vườn quốc gia Gunung Mulu
Gunung Mulu
Vị tríMarudi, Miri, Sarawak, Malaysia
Diện tích528,64 km2 (204,11 dặm vuông Anh)
Thành lập1974
Điều hành
  • Tổng công ty Lâm nghiệp Sarawak[1]
  • Cơ quan Quản lý Borsarmulu
Trang webmulupark.com
LoạiThiên nhiên
Tiêu chuẩn(vii)(viii)(ix)(x)
Đề cử2000 (Kỳ họp 24)
Số tham khảo1013
Quốc gia Malaysia
VùngChâu Á và châu Đại Dương

Vườn quốc gia Gunung Mulu là một vườn quốc gia nằm tại huyện Marudi, Miri, Sarawak, Malaysia. Đây là một Di sản thế giới được UNESCO công nhận bao gồm các hang động và thành tạo karst trong một khu vực núi có những cánh rừng mưa nhiệt đới. Vườn quốc gia nổi tiếng với những hang động và những cuộc thám hiểm khám phá các hang động và khu rừng nhiệt đới xung quanh, đáng chú ý nhất là cuộc thám hiểm của Hiệp hội Địa lý Hoàng gia năm 1977–1978 với 100 nhà khoa học đã đến đây trong 15 tháng. Tên của vườn quốc gia được đặt theo Núi Mulu, là ngọn núi cao thứ hai ở Sarawak.

Lịch sử

Buồng hang Api trong hang Whiterock, núi Api, được chụp trong chuyến thám hiểm năm 2005.

Tài liệu sớm nhất về các hang động tại Gunung Mulu là vào năm 1858 khi Spenser St. John lúc đó là Lãnh sự Anh tại Brunei đề cập đến những khối đá vôi riêng rẽ bị xói mòn bởi nước, với những hang động và đường hầm tự nhiên trong cuốn sách của ông có tựa đề "Life in the Forests of the Far East" (Cuộc sống trong các khu rừng của Viễn Đông). Spenser đã cố gắng leo lên núi Mulu sau đó nhưng không thành công do các vách đá vôi, rừng rậm và các đỉnh nhọn.[2]

Vào thế kỷ 19, Charles Hose của Vương quốc Sarawak đã cố gắng leo lên núi Mulu nhưng không thành công. Chỉ đến những năm 1920, khi một thợ săn tê giác Berawan tên là Tama Nilong phát hiện ra sườn núi phía tây nam gần ngọn núi cuối cùng dẫn lên đỉnh núi. Năm 1932, Tama Nilong dẫn Lord Shackleton trong một cuộc thám hiểm của Đại học Oxford tới đỉnh núi Mulu, và đây là lần đầu tiên chinh phục thành công núi Mulu.[3] Năm 1961, G.E. Wilford thuộc Cơ quan Khảo sát Địa chất Malaysia đã đến thăm các hang động Mulu. Ông đã khảo sát hang Deer và hang Winds. Ông cũng đưa ra dự đoán rằng, sẽ còn nhiều hang động tại đây sẽ được khám phá trong tương lai.[2]

Vào năm 1974, núi Mulu và các khu vực xung quanh được chính phủ Sarawak coi là vườn quốc gia. Năm 1978, Hiệp hội Địa lý Hoàng gia đã tổ chức một đoàn thám hiểm đến Vườn quốc gia Mulu.[4] Đây là chuyến thám hiểm lớn nhất từng được phái đến từ Vương quốc Anh. Cuộc thám hiểm kéo dài trong 15 tháng và đã khám phá được 50 km hang động. trong cuộc thám hiểm này, Hệ thống hang Clearwater, hang Green, Wonder và Prediction đã được thăm dò.[2] Vào thời điểm đó, không có bất kỳ sân bay hay đường xuyên rừng nào dẫn đến Mulu. Một khu trại được thành lập tại Long Pala, và để đến được đây phải mất đến ba ngày đường từ Miri.[5] Do đó, việc khám phá các hang động ở sườn phía tây của núi Api được tiến hành. Vào tháng 12 năm 1980, một đội thám hiểm khác của Anh đã được gửi đến hang động của Mulu trong bốn tháng, và buồng hang Sarawak nằm trong Gua Nasib Bagus đã được phát hiện. Năm 1984, Gunung Mulu được công nhận là Vườn di sản ASEAN, một trong những địa điểm đầu tiên có được danh hiệu này.[6] Năm 1985, vườn quốc gia chính thức mở cửa cho công chúng tham quan.[2] Trong một cuộc thám hiểm của Anh vào năm 1988, một đường lối dẫn đã được thiết lập giữa hang Clearwater và Winds, kéo dài hang Clearwater thành 58 km (190.000 ft), được cho là lối đi hang động dài nhất ở Đông Nam Á. Hang Blackrock cũng được phát hiện trong chuyến thám hiểm này.[7] Năm 1991, một lối đi khác đã được phát hiện giữa hang Blackrock và Clearwater, làm cho hang Clearwater kéo dài lối đi lên thành 102 km (335.000 ft), trở thành lối đi hang động dài thứ 7 trên thế giới. Giữa năm 1993 và 2000, các đoàn thám hiểm Anh đã khám phá sườn phía đông của núi Api với một số khám phá được thực hiện tại Thung lũng Hidden.[2]

Giữa năm 1995 và 2000, một nhóm thám hiểm người Mỹ đã khảo sát núi Buda (Gunung Buda).[8] Trong những cuộc thám hiểm này, hang Deliveryance đã được phát hiện.[2] Năm 2000, vườn quốc gia chính thức được UNESCO công nhận là Di sản thế giới. Với diện tích 52.864 hécta (528,64 km2), đây là vườn quốc gia lớn nhất tại Sarawak.[4] Năm 2001, vườn quốc gia Gunung Buda được chính phủ Sarawak thành lập.[9]

Từ năm 2000, các đoàn thám hiểm người Anh đã chuyển trọng tâm để khám phá các hang động xung quanh núi Benarat. Hang Whiterock đo đó được phát hiện vào năm 2003. Năm 2005, lối đi liên kết hang Whiterock với hệ thống hang Clearwater được phát hiện, do đó mở rộng hệ thống hang Clearwater lên tới 129,4 km.Buồng han Api cũng được phát hiện trong cuộc thám hiểm đó.[10] Các cuộc thám hiểm tiếp theo được tập trung vào việc khám phá thêm những lối đi còn ẩn giấu trong hang Whiterock. Năm 2017, chiều dài hang Whiterock được đo là 100 km (330.000 ft) và hang Clearwater được đo lên đến 226,3 km (742.000 ft).[2]

Địa lý

Các đỉnh đá vôi lởm chởm của Núi Api.

Vườn quốc gia Gunung Mulu là khu vực karst nhiệt đới được nghiên cứu nhiều nhất trên thế giới. Nơi đây có tổng cộng 295 km hang động được khám phá, nơi có hàng triệu con chim Én và Dơi.[11] Vườn quốc gia này nằm cách 100 km (330.000 ft) từ Brunei, giữa thượng nguồn sông Tutoh và Mendalam, nhánh của sông Limbang. Phía tây của vườn quốc gia là khu vực đất thấp (chiếm 38% diện tích vườn quốc gia) trong khi phía đông là các dãy núi đá vôi và sa thạch. Địa hình vườn quốc gia bao gồm các đỉnh núi gồ ghề, sườn núi dốc, vách núi, vách đá tuyệt đẹp, hẻm núi, háp karst, hang động, suối nước nóng, vùng ngập lũ và thác nước.[6]

Vườn quốc gia bị chi phối bởi ba ngọn núi chính là Núi Mulu cao 2.376 m (7.795 ft), Núi Api cao 1.750 m (5.740 ft) và Núi Benarat cao 1.858 m (6.096 ft).[12] Mulu là một ngọn núi sa thạch trong khi Api và Benarat là những ngọn núi đá vôi. Đỉnh núi Mulu được bao phủ bởi những khu rừng rêu, trong khi trên núi Api là rất nhiều những tháp karst lởm chởm.[13] Hẻm núi Melinau chia tách hai núi Benarat và Api, còn hẻm núi Medalem chia tách núi Buda và Benarat.[6] Tuy vậy, núi Buda lại nằm trong ranh giới của một vườn quốc gia khác có tên là Gunung Buda.[9]

Gunung Mulu là nơi có ba hệ thống hang động đáng chú ý là Phòng hang Sarawak (một trong những phòng hang ngầm lớn nhất thế giới)[14], hang Deer (hang có lối đi chính lớn nhất giới)[15]hang Clearwater (hệ thống hang động dài nhất Đông Nam Á).[16][17] Buồng hang Sarawak dài 600 m (2.000 ft), rộng 415 m (1.362 ft), cao ít nhất 80 m (260 ft), với thể tích 12.000.000 m3 (420.000.000 ft khối). Hang Deer có đường kính lối đi từ 120 m (390 ft) tới 150 m (490 ft),[11] còn hang Clearwater tính đến tháng 10 năm 2018 đã có 227,2 km (745.000 ft) lối đi được khám phá.[18] Các hang động khác trong khu vực này gồm hang Good Luck, Benarat và Winds.

Đa dạng sinh học

Động vật

Vườn quốc gia này là nơi có 20.000 loài động vật không xương sống, 81 loài động vật có vú, 270 loài chim, 55 loài bò sát, 76 loài lưỡng cư và 48 loài cá.[6][11] Có tổng cộng 8 loài Hồng hoàng được phát hiện ở Mulu, bao gồm cả Tê điểu (Buceros rhinoceros), Hồng hoàng mỏ vằn Sunda (Aceros corrugatus), Hồng hoàng mũ cát (Rhinoplax vigil), đều là những loài bị đe dọa.[6]

Vườn quốc gia có 28 loài dơi, trong đó riêng tại hang Deer đã 12 loài. Đây là nhà của khoảng ba triệu cá thể dơi Dơi thò đuôi môi vằn (Chaerephon plicatus). Hàng triệu con bay ra khỏi hang gần như vào mỗi tối để tìm kiếm thức ăn, trong khi những con ÉnYến hang vào hang để ngủ tạo thành cảnh tượng vô cùng ngoạn mục. Vào mỗi buổi sáng, cảnh tượng lại diễn ra ngược lại.[6]

Các loài động vật có vú quan trọng trong vườn quốc gia gồm Tê tê Java (Manis javanica), Sóc đất lông nhung (Rheithrosciurus macrotis), Vượn bạc (Hylobates moloch), Gấu chó (Helarctos malayanus), Khỉ lá Maroon (Presbytis rubicunda) và Chồn họng vàng (Martes flavigula).[6] Một số loài động vật khác gồm Trăn gấm, Rắn san hô sọc Malaysia,[19] Ễnh ương Borneo, Cóc suối Gunung Mulu.[20]

Thực vật

Gunung Mulu chứa một số lượng lớn các loài thực vật. Tại đây có 17 vùng thực vật với 3.500 loài thực vật có mạch[11] và 1500 loài thực vật có hoa.[6] Có 109 loài của 20 chi thuộc Họ Cau, hơn 1.700 loài Rêu và Rêu tản, 8.000 loài nấm và 438 loài Pteridophyte được ghi nhận.[6] Các vùng thực vật được tìm thấy trong vườn quốc gia là Rừng đầm lầy than bùn, Rưng dầu hỗn hợp, Rừng nhiệt đới, Rừng núi cao, rừng rêu.[13] Rừng đất thấp chiếm khoảng 40% diện tích vườn quốc gia trong khi rừng trên núi là 20%.[6]

Trong những khu rừng đầm lầy than bùn là sự phổ biến của những cây Vả sống bám, hay được gọi là cây "thắt cổ". Rừng dầu hỗn hợp xuất hiện ở khu vực có độ cao trên 800 mét, với những loài như Gụ Philippine, Sầu riêng, Bứa, Mù u, Vối. Từ 800 đến 1.200 mét là sự có mặt của những khu rừng núi thấp, tại đây chiếm ưu thế là những cây Sồi. Rừng núi cao có mặt ở độ cao từ 1.200 đến 2.170 mét. Thực vật biểu sinh có nhiều tại đây. Tán cây có chiều cao từ 10-20 mét. Nhiều loài cây bụi gồm Đỗ quyên, Việt quất và một số loại Cây nắp ấm như Nepenthes lowii (Nắp ấm Low), Nepenthes tentaculata, Nepenthes muluensis (Nắp ấm Mulu) đều là những loài đặc hữu của núi Mulu.

Ngoài ra, còn có các khu rừng đá vôi chủ yếu được tạo thành từ các loài thực vật đá vôi. Những khu rừng này bao gồm: rừng trên sườn núi đá vụn, thảm thực vật vách đá, thảm thực vật hang động và rừng trên núi cao. Một số loài được tìm thấy tại đây gồm Monophyllae beccarii, Calamus neilsonii và loài cọ đặc hữu Salacca rupicola.

Tham khảo

  1. ^ “Mulu National Park”. Sarawak Forestry Corporation. Bản gốc lưu trữ ngày 11 tháng 7 năm 2018. Truy cập ngày 27 tháng 10 năm 2018.
  2. ^ a b c d e f g “Exploration history”. Bản gốc lưu trữ ngày 29 tháng 10 năm 2018. Truy cập ngày 28 tháng 10 năm 2018.
  3. ^ “Treks and Trails in Mulu”. Gunung Mulu National Park. Bản gốc lưu trữ ngày 20 tháng 10 năm 2018. Truy cập ngày 27 tháng 10 năm 2018.
  4. ^ a b “Mulu Sarawak - A world heritage site”. Sarawak Tourism Board. Bản gốc lưu trữ ngày 27 tháng 10 năm 2018. Truy cập ngày 27 tháng 10 năm 2018.
  5. ^ “RGS Expedition 1977-78”. The Mulu Caves Project. Bản gốc lưu trữ ngày 24 tháng 3 năm 2018. Truy cập ngày 28 tháng 10 năm 2018.
  6. ^ a b c d e f g h i j Yi Chuan, Shi (2010). “Gunung Mulu National Park”. World Heritage Datasheet. Bản gốc lưu trữ ngày 27 tháng 10 năm 2018. Truy cập ngày 27 tháng 10 năm 2018.
  7. ^ “Mulu Caves '88”. The Mulu Caves Project. Lưu trữ bản gốc 24 Tháng 3 2018. Truy cập ngày 29 tháng 10 năm 2018. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |archive-date= (trợ giúp)
  8. ^ “The Caves of Gunung Buda 1997”. National Speleological Society. Bản gốc lưu trữ ngày 29 tháng 10 năm 2018. Truy cập ngày 29 tháng 10 năm 2018.
  9. ^ a b Patricia, Hului (ngày 10 tháng 7 năm 2016). “The 'Sandwiched' town of Limbang”. The Borneo Post. Bản gốc lưu trữ ngày 1 tháng 12 năm 2020. Truy cập ngày 29 tháng 10 năm 2018.
  10. ^ “Benarat 2005”. The Mulu Caves Project. Lưu trữ bản gốc 24 Tháng 3 2018. Truy cập ngày 29 tháng 10 năm 2018. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |archive-date= (trợ giúp)
  11. ^ a b c d “Gunung Mulu National Park”. UNESCO. Bản gốc lưu trữ ngày 17 tháng 10 năm 2018. Truy cập ngày 27 tháng 10 năm 2018.
  12. ^ “About Mulu National Park”. Mulu National Park. Bản gốc lưu trữ ngày 22 tháng 8 năm 2018. Truy cập ngày 27 tháng 10 năm 2018.
  13. ^ a b “Gunung Mulu National Park – A UNESCO World Heritage”. Sarawak Tourism Board. Bản gốc lưu trữ ngày 30 tháng 6 năm 2017. Truy cập ngày 27 tháng 10 năm 2018.
  14. ^ Vergano, Dan (ngày 27 tháng 9 năm 2014). “China's "Supercave" Takes Title as World's Most Enormous Cavern”. National Geographic. Bản gốc lưu trữ ngày 31 tháng 1 năm 2017. Truy cập ngày 6 tháng 4 năm 2017. Đã định rõ hơn một tham số trong |archiveurl=|archive-url= (trợ giúp)
  15. ^ “Deer Cave and Lang's Cave”. Mulu National Park. Bản gốc lưu trữ ngày 12 tháng 7 năm 2015. Truy cập ngày 27 tháng 12 năm 2015.
  16. ^ “Clearwater cave and Wind Cave”. Gunung Mulu National Park. Bản gốc lưu trữ ngày 12 tháng 7 năm 2015. Truy cập ngày 27 tháng 12 năm 2015.
  17. ^ “Gunung Mulu National Park”. Malaysia Tourism Promotion Board. Bản gốc lưu trữ ngày 17 tháng 10 năm 2015. Truy cập ngày 27 tháng 12 năm 2015.
  18. ^ “The Clearwater Cave System”. The Mulu Caves project. Bản gốc lưu trữ ngày 29 tháng 10 năm 2018. Truy cập ngày 29 tháng 10 năm 2018.
  19. ^ Frost, Darrel R. (2014). Calluella flava Kiew, 1984”. Amphibian Species of the World: an Online Reference. Version 6.0. American Museum of Natural History. Truy cập ngày 21 tháng 8 năm 2014.
  20. ^ Frost, Darrel R. (2014). Ansonia torrentis Dring, 1983”. Amphibian Species of the World: an Online Reference. Version 6.0. American Museum of Natural History. Truy cập ngày 3 tháng 7 năm 2014.

Liên kết ngoài

Tư liệu liên quan tới Gunung Mulu National Park tại Wikimedia Commons

Read other articles:

Oliver Bierhoff Informasi pribadiNama lengkap Oliver BierhoffTanggal lahir 1 Mei 1968 (umur 55)Tempat lahir Karlsruhe, Jerman BaratTinggi 1,91 m (6 ft 3 in)Posisi bermain penyerangKarier senior*Tahun Tim Tampil (Gol)1986–1988 Bayer Uerdingen 31 (4)1988–1989 Hamburger SV 34 (6)1989–1990 Borussia Mönchengladbach 8 (0)1990–1991 Austria Salzburg 33 (23)1991–1995 Ascoli 117 (48)1995–1998 Udinese 86 (57)1998–2001 AC Milan 91 (36)2001–2002 Monaco 18 (4)2002–20...

 

Measure of red blood cell volume variation as part of a standard blood test Red blood cell distribution widthHuman red blood cellsSynonymsRCDWPurposemeasure of the range of variation of red blood cell volume that is reported as part of a standard complete blood count. Red blood cell distribution width (RDW), as well as various types thereof (RDW-CV or RCDW and RDW-SD), is a measure of the range of variation of red blood cell (RBC) volume that is reported as part of a standard complete blood c...

 

Artikel ini perlu dikembangkan agar dapat memenuhi kriteria sebagai entri Wikipedia.Bantulah untuk mengembangkan artikel ini. Jika tidak dikembangkan, artikel ini akan dihapus. Kumar GandharvaNama lahirShivaputra Siddaramayya KomkalimathLahir(1924-04-08)8 April 1924Sulebhavi, Distrik Belgaum, Karnataka, IndiaMeninggal12 Januari 1992(1992-01-12) (umur 67)Dewas, IndiaGenreMusik klasik IndiaPekerjaanpenyanyiTahun aktif1934-1992 Kumar Gandharva atau Shivaputra Siddharamayya Komkalimath (peng...

Draft Riots Fecha julio de 1863Lugar Manhattan, Nueva YorkEstados UnidosCoordenadas 40°43′00″N 74°00′00″O / 40.716666666667, -74Casus belli servicio militar obligatorio en la Guerra Civil ; racismo; Competencia por puestos de trabajo entre negros y blancos.Resultado Victoria gubernamentalConsecuencias Disturbios reprimidos por la policía y el ejército. Ley marcial en Nueva YorkBeligerantes Alborotadores Departamento de Policía de Nueva YorkEjército de la Uni...

 

Flying boat crash in Greenland resulting in 15 casualties 1962 Goodthab Catalina crashA Consolidated PBY-5A similar to the accident aircraftAccidentDate12 May 1962SummarySank on landingSiteGodthab harbourAircraftAircraft typeCanadian-Vickers PBY-5A CansoOperatorEastern Provincial Airways on behalf of Greenlandair (now Air Greenland)RegistrationCF-IHAFlight originKangerlussuaq Airport, GreenlandDestinationGodthåb, GreenlandPassengers18Crew3Fatalities15Survivors6 On 12 May 1962, an Easter...

 

 烏克蘭總理Прем'єр-міністр України烏克蘭國徽現任杰尼斯·什米加尔自2020年3月4日任命者烏克蘭總統任期總統任命首任維托爾德·福金设立1991年11月后继职位無网站www.kmu.gov.ua/control/en/(英文) 乌克兰 乌克兰政府与政治系列条目 宪法 政府 总统 弗拉基米尔·泽连斯基 總統辦公室 国家安全与国防事务委员会 总统代表(英语:Representatives of the President of Ukraine) 总...

Stasiun Pasarnguter BK04 Stasiun Pasarnguter, 2024Nama lainStasiun NguterLokasiJalan Raya NguterNguter, Nguter, Sukoharjo, Jawa TengahIndonesiaKoordinat7°44′31.661″S 110°52′46.859″E / 7.74212806°S 110.87968306°E / -7.74212806; 110.87968306Koordinat: 7°44′31.661″S 110°52′46.859″E / 7.74212806°S 110.87968306°E / -7.74212806; 110.87968306Ketinggian+105 mOperator Kereta Api IndonesiaDaerah Operasi VI Yogyakarta Letakkm 21+278...

 

Taylor TownsendTownsend, 2019Kebangsaan Amerika SerikatTempat tinggalSmyrna, Georgia, U.S.Lahir16 April 1996 (umur 28)Chicago, IllinoisTinggi170 m (557 ft 9 in)Memulai proDesember 2012Tipe pemainLeft-handed (two-handed backhand)PelatihJohn WilliamsTotal hadiahUS$ 2,759,091TunggalRekor (M–K)232–138 (62.7%)Gelar12 ITFPeringkat tertinggiNo. 61 (Juli 16, 2018)Peringkat saat iniNo. 134 (Desember 12, 2022)Hasil terbaik di Grand Slam (tunggal)Australia Terbuka2R (2020)Pr...

 

2020年夏季奥林匹克运动会印度尼西亚代表團印度尼西亚国旗IOC編碼INANOC印尼奧林匹克委員會網站nocindonesia.id(英文)(印尼文)2020年夏季奥林匹克运动会(東京)2021年7月23日至8月8日(受2019冠状病毒病疫情影响推迟,但仍保留原定名称)運動員28參賽項目8个大项旗手开幕式:和井田理央(英语:Rio Waida)(冲浪)[1]闭幕式:东京奥组委志愿者[2]獎牌榜排名第55 ...

Sinagoga di LivornoLa sinagoga di LivornoStato Italia RegioneToscana LocalitàLivorno IndirizzoPiazza Elia Benamozegh, 17 - 57123 Livorno (LI) Coordinate43°32′56.36″N 10°18′32.84″E43°32′56.36″N, 10°18′32.84″E ReligioneEbraismo ArchitettoAngelo Di Castro Completamento1962 Modifica dati su Wikidata · Manuale La sinagoga di Livorno sorge non lontano da piazza Grande, all'interno della città pentagonale del Buontalenti, nell'ampia piazza Benamozegh. Fu costruita su...

 

Алан ПінкертонAllan PinkertonПортрет 1861 рокуНародився25 серпня 1819(1819-08-25)Ґлазґо, Шотландія, Британська імперіяПомер1 липня 1884(1884-07-01) (64 роки)Чикаго, Іллінойс, США·гангренаПохованняҐрейсленд, ЧикагоКраїна США (з 1842 року) Британська імперіяНаціональністьшотландецьДіяльністьд...

 

Fighter aircraft; first single-engine jet in RAF service VampireSea Vampire Preserved de Havilland DH.115 Vampire trainer in Royal New Zealand Air Force markings Role Fighter aircraftType of aircraft National origin United Kingdom Manufacturer de HavillandEnglish Electric First flight 20 September 1943 Introduction 1946 Retired 1990 (Swiss Air Force) Primary users Royal Air ForceRoyal Australian Air Force Fleet Air Arm (RAN) Royal NavyRoyal Canadian Air Force Number built 3,268[1]...

Cet article est une ébauche concernant l’astrophysique. Vous pouvez partager vos connaissances en l’améliorant (comment ?) selon les recommandations des projets correspondants. Pour les articles homonymes, voir Hayashi. Le trajet de Hayashi est une étude faite par l'astrophysicien japonais Chūshirō Hayashi sur les proto-étoiles et leur équilibre hydrostatique. Plus concrètement, c'est une ligne presque verticale sur la droite du diagramme de Hertzsprung-Russell, donc une rel...

 

Flemish painter (died 1441) In this Dutch name, the surname is van Eyck, not Eyck. Jan van EyckPortrait of a Man (Self Portrait?) by Jan van Eyck, 1433. National Gallery, LondonBornSometime around 1380 or 1390Maaseik, Prince-Bishopric of Liège, Holy Roman EmpireDied9 July 1441Bruges, County of Flanders, Burgundian NetherlandsNationalityFlemishEducationRobert Campin (disputed)Known forpaintingMovementEarly Netherlandish painting, Northern RenaissancePatron(s)John III, Duke of Bavaria, la...

 

Midrash interpreting the Book of Genesis Rabbinic literatureTalmud Readers by Adolf Behrman Talmudic literature Tannaitic Mishnah Tosefta Amoraic (Gemara) Jerusalem Talmud Babylonian Talmud Later Minor Tractates Halakhic Midrash Exodus Mekhilta of Rabbi Ishmael Mekhilta of Rabbi Shimon bar Yochai Leviticus Sifra (Torat Kohanim) Numbers and Deuteronomy Sifre Sifrei Zutta on Numbers (Mekhilta le-Sefer Devarim) Aggadic Midrash Tannaitic Seder Olam Rabbah Alphabet of Rabbi Akiva Baraita of the Fo...

Former territorial division of Brazil (1534-1821) Royal Captaincy of Espírito SantoCapitania Real do Espírito Santo1534-1821Map of Brazil in 1534CapitalVila do Espírito Santo (1534–1551) Vitória (1551-1821)Official languagesPortugueseReligion CatholicismGovernmentAbsolute monarchy• First grantee Vasco Fernandes Coutinho (1535-1560) The Captaincy of Espírito Santo (Portuguese: Capitania do Espírito Santo) was one of the administrative units into which the territory of Brazi...

 

State of Australia For the southern region of Australia, see Southern Australia. For other uses, see South Australia (disambiguation). South Australian redirects here. For the newspaper, see The South Australian. For the ship, see South Australian (clipper ship). State in AustraliaSouth AustraliaState FlagCoat of armsNickname(s): The Festival StateThe Wine State QLD NSW ACT WA NT SA VIC TAS Location of South Australia in Australia30°S 135°E / 30°S 135°E / -30;...

 

Questa voce sull'argomento atleti giamaicani è solo un abbozzo. Contribuisci a migliorarla secondo le convenzioni di Wikipedia. Segui i suggerimenti del progetto di riferimento. Simone FaceySimone Facey ai Mondiali di Osaka 2007Nazionalità Giamaica Altezza162 cm Peso53 kg Atletica leggera SpecialitàVelocità Record 60 m 714 (indoor - 2016) 100 m 1095 (2008) 200 m 2225 (2008) 200 m 2294 (indoor - 2008) CarrieraNazionale 2007- Giamaica Palmarès Competizione Ori Argenti Bronzi Gio...

This article is about the commuter rail station of the KTM Komuter. For the metro/rapid transit station of the Rapid KL, see Salak Selatan LRT station. This article does not cite any sources. Please help improve this article by adding citations to reliable sources. Unsourced material may be challenged and removed.Find sources: Salak Selatan Komuter station – news · newspapers · books · scholar · JSTOR (July 2022) (Learn how and when to remove this mess...

 

Chinese wooden steam frigate A Haien-class frigate, either Haian or Yuyuen History Imperial China NameYuyuen (馭遠) BuilderKiangnan Arsenal Launched23 December 1873 FateSunk, 15 February 1885 General characteristics TypeWooden steam frigate Displacement2,630 long tons (2,672 t) Length300 feet (91 m) Beam42 feet (13 m) Draught21 feet (6.4 m) Installed power1,750 ihp (1,300 kW) PropulsionReciprocating engine, single shaft Speed12 knots (22 km/h; 14 mph)...