Pháp được chia thành vùng hành chính (tiếng Pháp: région, [ʁeʒjɔ̃]), trong đó có 13 vùng tại Chính quốc Pháp và 5 vùng hải ngoại.[1] Mỗi vùng tại chính quốc được chia thành từ 2 đến 13 tỉnh, trong khi các vùng hải ngoại chỉ gồm một tỉnh, Khái niệm pháp lý hiện hành về "vùng" được thông qua vào năm 1982, và đến năm 2016, 26 vùng được tinh giảm xuống còn 18 vùng.
Lịch sử
Thuật ngữ région chính thức được tạo ra theo Luật Phân quyền (2 tháng 3 năm 1982), theo đó cũng trao cho các vùng địa vị pháp lý. Cuộc bầu cử trực tiếp đầu tiên về các đại biểu cấp vùng diễn ra vào ngày 16 tháng 3 năm 1986.[2] Năm 2016, số vùng giảm từ 27 xuống 18 thông qua sáp nhập.
Năm 2014, Nghị viện Pháp thông qua một luật giảm số lượng vùng tại Chính quốc Pháp từ 22 xuống 13, có hiệu lực từ 1 tháng 1 năm 2016.[3]
Các vùng của Pháp từ năm 2011 đến năm 2015 (Ghi chú: Centre-Val de Loire được gọi là "Centre" cho đến năm 2015; Mayotte trở thành một vùng vào năm 2014; và tập thể lãnh thổ Corse là một vùng thực tế.
Luật đề ra tên tạm thời cho hầu hết các vùng mới bằng cách kết hợp tên của các vùng cũ, chẳng hạn vùng bao gồm Aquitaine, Poitou-Charentes và Limousin là Aquitaine-Limousin-Poitou-Charentes. Tên gọi lâu dài được các hội đồng cấp vùng mới đề xuất cho đến tháng 1 tháng 7 năm 2016 và các tên mới được Hội đồng Nhà nước xác nhận vào 30 tháng 9 năm 2016.[4][5] Cơ quan lập pháp cũng cho phép vùng Centre chính thức đổi tên thành "Centre-Val de Loire" với hiệu lực từ tháng 1 năm 2015.[6]
Hai vùng Auvergne-Rhône-Alpes và Bourgogne-Franche-Comté vẫn giữ tên tạm thời của họ.[7][8]
Chiếm phần múi phía bắc của đất nước, tên của vùng dịch ra là "Thượng Pháp". Vùng được hình thành do hợp nhất hai vùng cũ Nord-Pas-de-Calais và Picardie
Các vùng không có quyền lực lập pháp riêng và do đó không thể viết luật định riêng. Họ dựa vào thuế của mình, đổi lại nhận một phần phân bổ ngân sách từ chính phủ trung ương, dựa theo tỷ lệ thuế họ thu. Họ cũng có ngân sách đáng kể do hội đồng vùng quản lý, gồm các đại biểu được bầu ra trong các cuộc bầu cử cấp vùng.
Một trách nhiệm chính của các vùng là xây dựng và trang bị cho các trường trung học. Trong tháng 3 năm 2004, chính phủ trung ương Pháp công bố một kế hoạch gây tranh cãi nhằm chuyển giao quyền sắp đặt một số nhân viên trường học không giảng dạy nhất định sang cho nhà cầm quyền cấp vùng. Những người chỉ trích kế hoạch này cho rằng thuế thu được không đủ để trả cho chi phí phát sinh, và rằng các biện pháp như vậy làm tăng bất bình đẳng vùng miền.
Ngoài ra, các vùng còn có quyền quyết định đáng kể về chi tiêu hạ tầng, như giáo dục, giao thông công cộng, đại học và nghiên cứu, trợ giúp doanh nhân. Điều này có nghĩa là những người đứng đầu các vùng thịnh vượng như Île-de-France hay Rhône-Alpes có vị thế cao.
Các đề xuất nhằm trao cho các vùng quyền tự trị lập pháp hạn chế gặp phải phản đối đáng kể; những người khác đề xuất chuyển giao một số quyền nhất định từ các tỉnh sang các vùng tương ứng, khiến các tỉnh bị hạn chế quyền lực.
Kiểm soát cấp vùng
Số vùng do các liên minh chính trị kiểm soát kể từ 1986.
Bầu cử
Thống đốc
Bản đồ
Cánh tả
Cánh hữu
Khác
1986
5
21
–
1992
4
21
1
1998
10
15
1
Bầu cử
Thống đốc
Bản đồ
Cánh tả
Cánh hữu
Khác
2004
23
2
1
2010
23
3
–
2015
7
8
2
Vùng hải ngoại
Vùng hải ngoại (tiếng Pháp: Région d'outre-mer) là một khái niệm gần đây, được trao cho các tỉnh hải ngoại có quyền lực tương tự như các vùng tại Chính quốc Pháp. Do là bộ phận toàn vẹn của Cộng hoà Pháp, họ có đại biểu trong Quốc hội, Thượng viện và Hội đồng Kinh tế-Xã hội, bầu một thành viên trong Nghị viện châu Âu, và sử dụng euro làm đơn vị tiền tệ. Mặc dù các lãnh thổ này đã có các quyền lực chính trị trên kể từ năm 1982, khi chính sách phân quyền của Pháp quy định rằng họ được bầu các hội đồng vùng cùng với quyền lực cấp cùng khác, song khái niệm "vùng hải ngoại" chỉ có từ sau sửa đổi hiến pháp năm 2003.
1 Có một phần lãnh thổ nằm ngoài châu Âu. 2 Được cho là thuộc châu Âu vì nguyên nhân văn hóa, chính trị và lịch sử, song thuộc Tây Nam Á về mặt địa lý.