Vịnh Suez

Hình, mặt bắc, của bán đảo Sinai, Vịnh Suez (phía tây, bên trái hình), Vịnh Aqaba (phía đông, bên phải hình) từ Phi thuyền con thoi STS-40.
Phần cực bắc của Vịnh Suez với thành phố Suez trên bản đồ năm 1856

Đầu phía bắc của Biển Đỏ chia thành hai nhánh bởi Bán đảo Sinai, tạo thành Vịnh Suez (tiếng Ả Rập: خليج السويس; latin hóa: Khalīǧ as-Suwais) ở phía tây và Vịnh Aqaba ở phía đông. Vịnh Suez được hình thành trong một "lũng hẹp dài" (rift) tương đối còn mới, nhưng nay không còn hoạt động gọi là "Lũng hẹp vịnh Suez" (Gulf of Suez Rift), cách đây khoảng 28 triệu năm.[1]

Vịnh Suez trải dài khoảng 300 km về phía bắc hơi chệch phía tây bắc, chấm dứt ở thành phố Suez của Ai Cập và lối vào Kênh Suez. Dọc theo đường giữa vịnh này là ranh giới giữa 2 lục địa châu Phichâu Á.[2] Lối vào vịnh Suez nằm ở đỉnh của mỏ dầu và khí đốt Gemsa.[3]


Vịnh Suez choán nhánh tây bắc của Biển Đỏ giữa lục địa châu Phi (phía tây) và bán đảo Sinai (phía đông) của Ai Cập. Đây là nhánh thứ của nơi gặp nhau của hệ lũng hẹp ba nhánh. Nhánh thứ hai của hệ nối 3 lũng này là Vịnh Aqaba.

Chiều dài của vịnh, từ cửa vào ở Eo biển Jubal tới đầu cuối ở thành phố Suez, là 314 km, và chiều rộng từ 19 tới 32 km.

Tham khảo

  1. ^ http://geoinfo.amu.edu.pl/wpk/geos/GEO_2/GEO_PLATE_T-37.HTML Detailed geological information on the Gulf
  2. ^ “ISS EarthKAM: Images: Collections: Composite: Gulf of Suez, Egypt and Saudi Arabia”. Bản gốc lưu trữ ngày 27 tháng 10 năm 2003. Truy cập ngày 14 tháng 1 năm 2009.
  3. ^ “USGS Open File Report OF99-50-A Red Sea Basin Province (Province Geology)”. Bản gốc lưu trữ ngày 11 tháng 3 năm 2007. Truy cập ngày 14 tháng 1 năm 2009.

Liên kết ngoài