Theo AHS xác định Great Australian Bight với một diện tích nhỏ hơn, từ Cape Pasley, Tây Úc đến Cape Carnot, Nam Úc. Khoảng cách khoảng 1.160 km(720 dặm).[2][3]
Phần lớn vịnh nằm phía nam của đồng bằng Nullarbor, nằm giữa hai bang South Australia và Western Australia.Đường cao tốc Eyre (A1), huyết mạch giữa đông và tây của Australia chạy dọc theo bờ biển cách vỉa đá khoảng 1 km bên trong đất liền.
Great Australian Bight đôi khi được coi là một phần của Ấn Độ Dương, AHS coi vịnh Great Australian Bight là một phần của vùng biển phía Nam của Ấn Độ Dương[4]. IHO không xác định một cách rõ ràng, nhưng coi vịnh Great Australian Bight là một phần của Nam Thái Bình Dương, eo biển Bass và biển Tasman.
Lịch sử
Great Australian Bight lần đầu được phát hiện bởi nhà thám hiểm François Thijssen người Hà Lan năm 1627 khi ông đi dọc theo bờ biển phía tây.Vịnh đã được xác định chính xác trên bản đồ bởi nhà thám hiểm người Anh, Matthew Flinders năm 1802,trong hành trình đi quanh lục địa Úc.Sau đó quá trình khảo sát hoàn thành bởi Edward John Eyre.
Đặc điểm tự nhiên
Great Australian Bight là khu vịnh mở với dải đất trong bờ có bề mặt phẳng hướng mình ra đại dương mang tên Nullarbor Plain. Đây được xem là tảng đá vôi đơn lớn nhất thế giới phủ trên diện tích 270.000 km2 và trải dài khoảng 1.000 km từ Đông sang Tây.
Đường bờ biển của Great Australian Bight được đặc trưng bởi các vách đá (chiều cao lên đến 60 m). Vùng biển của Great Australian Bight mặc dù tương đối nông, không màu mỡ nhưng thềm lục địa rất giàu sinh vật biển.
^“AHS – AA609582”(PDF). The Australian Hydrographic Service. 5 tháng 7 năm 2012. Bản gốc(PDF) lưu trữ ngày 13 tháng 3 năm 2018. Truy cập ngày 30 tháng 5 năm 2013.
Edminds, Jack (1976) Panorama of Western Australia: the Great Australian Bight Perth,W.A. Periodicals Division, West Australian Newspapers. ISBN 0-909699-11-9 (ANB/PRECIS SIN 0140147)