Võ miếu

Võ miếu ở Cung Thành, Quế Lâm, Trung Quốc.
Quan đế miếu ở Đài Nam, Đài Loan.

Võ miếu (tiếng Trung: 武廟; bính âm: wǔmiào) là tên gọi chung dùng để chỉ nơi các công trình kiến trúc thờ tự các nhà lãnh đạo quân sự và chiến lược gia lỗi lạc (trừ vua và hoàng đế) trong văn hóa truyền thống Đông Á (ảnh hưởng đến Việt NamBán đảo Triều Tiên). Chúng thường do các triều đại xây dựng nên, được xem như là đối trọng của các văn miếu (wenmiao).[1][2] Những ngôi đền thờ chung cả hai ban văn võ được gọi là Văn võ miếu (wenwumiao).

Khởi nguyên

Võ miếu được ghi nhận đầu tiên vào năm 731, thời Đường Huyền Tông. Ban đầu, Võ miếu được gọi là Thái công Thượng phụ miếu (太公尚父廟), với Khương Tử Nha giữ địa vị thần chủ (chủ tự), phối thờ 10 chiến lược gia quân sự trong lịch sử Trung Hoa (tính đến thời điểm đó), được gọi chung là Thập triết (十哲), trong đó Trương Lương giữ địa vị cao nhất (phó tự), chỉ sau Khương Tử Nha. Các lễ tế tại Võ miếu thường được tổ chức vào mùa xuân và mùa thu, với nghi thức tương tự như lễ tế ở Văn miếu.

Mười vị Thập triết được thờ tự chi thành 2 ban như sau:

Tả ban: Tần Võ An quân Bạch Khởi, Hán Hoài Âm hầu Hàn Tín, Hán Thừa tướng Gia Cát Lượng, Đường Thượng thư Hữu bộc xạ Vệ quốc công Lý Tĩnh, Đường Tư không Anh quốc công Lý Tích.
Hữu ban: Hán Thái tử Thiếu phó Trương Lương, Tề Đại tư mã Điền Nhương Thư, Ngô Tướng quân Tôn Vũ, Ngụy Tây Hà thú Ngô Khởi, Yên Xương Quốc quân Nhạc Nghị.

Thời Đường Túc Tông, năm 760, triều đình đã tôn Khương Tử Nha danh hiệu Võ Thành vương, đối xứng với danh hiệu Văn Tuyên vương của Khổng Tử và sử dụng cùng nghi thức tế điển. Thái công Thượng phụ miếu được đổi tên thành Võ Thành vương miếu (武成王廟), từ đó gọi tắt là Võ miếu.

Thời Đường Đức Tông, năm 782, triều đình tiếp thu kiến nghị của Lễ nghi sứ Nhan Chân Khanh, tăng số lượng các danh tướng cổ kim được thờ tự trong Võ miếu thêm 64 vị,[3] bao gồm:

Những biến đổi lịch sử

Tuy nhiên, những nhân vật được thờ tự trong Võ miếu thường xuyên bị thay đổi trong các giai đoạn lịch sử tiếp theo, tùy theo quan điểm của triều đại. Thời Bắc Tống, trong một lần viếng Võ Thành vương miếu, Tống Thái tổ đã cho rằng Bạch Khởi đã quá lạm sát nên không đáng được thờ tự. Triều thần nhân đó cũng xem xét lại danh sách thờ tự, Vương Tăng Biện và nhiều nhân vật bị xem xét đưa ra khỏi Võ miếu, đồng thời bổ sung một số danh tướng khác vào danh sách thờ tự. Năm 963, danh sách thờ tự được thay đổi như sau:[4]

Hai mươi ba vị được đưa vào thờ tự gồm: (Tây Hán) Quán Anh, (Đông Hán) Cảnh Thuần (耿纯), Vương Bá (王霸), Sái Tuân (祭遵), Ban Siêu, (Tây Tấn) Vương Hồn (王浑), (Đông Tấn) Chu Phóng (周访), (Lưu Tống) Thẩm Khánh Chi, (Hậu Ngụy) Lý Sùng (李崇), Phó Vĩnh (傅永), (Bắc Tề) Đoàn Thiều (段韶), (Bắc Chu) Lý Bật, (Đường) Tần Thúc Bảo, Trương Công Cẩn (张公谨), Đường Hưu Cảnh (唐休璟), Hỗn Giám (渾瑊), Bùi Độ (裴度), Lý Quang Nhan (李光顏), Lý Tố, Trịnh Điền, (Hậu Lương) Cát Tùng Chu, (Hậu Đường) Chu Đức Uy (周德威), Phù Tồn Thẩm (符存審)

Hai mươi hai vị bị đưa ra khỏi Võ miếu gồm: (Ngụy) Ngô Khởi, (Tề) Tôn Tẫn, (Triệu) Liêm Pha, (Tây Hán) Hàn Tín, Bành Việt, Chu Á Phu, (Đông Hán) Đoàn Vinh, (Ngụy) Đặng Ngải, (Thục Hán): Quan Vũ, Trương Phi, (Tây Tấn) Đỗ Dự, (Đông Tấn) Đào Khản, (Bắc Tề) Mộ Dung Thiệu Tông, (Nam Lương) Vương Tăng Biện, (Nam Trần) Ngô Minh Triệt, (Tùy) Dương Tố, Hạ Nhược Bật, Sử Vạn Tuế, (Đường) Lý Quang Bật, Vương Hiếu Kiệt, Trương Tế Khâu, Quách Nguyên Chấn

Ngoài ra, Quản Trọng cũng được xét tạc tượng đưa vào chính đường

Đến năm 1123, thời Tống Huy Tông, triều đình lại xem xét lại, điều chỉnh lại thành 72 vị lương tướng (ngoài 2 vị thần chủ và phó thần chủ). Vương Tăng Biện và một số nhân vật được đưa trở lại vào danh sách thờ tự trong Võ miếu.[5] Cách bố trí được phân thành Chánh điện (2 vị), Điện thượng (10 vị), Điện ngoại (62 vị), sắp xếp như sau:

Chánh điện
  • Thần chủ: Võ Thành vương Khương Thái Công
  • Phó thần chủ: Lưu hầu Trương Lương
Điện thượng
  • Đông gian: Quản Trọng, Tôn Vũ, Nhạc Nghị, Gia Cát Lượng, Lý Tích
  • Tây gian: Điền Nhương Thư, Phạm Lãi, Hàn Tín, Lý Tĩnh, Quách Tử Nghi
Điện ngoại
  • Đông sương (29 vị): Bạch Khởi, Tôn Tẫn, Liêm Pha, Lý Mục, Tào Tham, Chu Bột, Lý Quảng, Hoắc Khứ Bệnh, Đặng Vũ, Phùng Dị, Ngô Hán, Mã Viện, Hoàng Phủ Tung, Đặng Ngải, Trương Phi, Lã Mông, Lục Kháng, Đỗ Dự, Đào Khản, Mộ Dung Khác, Vũ Văn Hiến, Vi Hiếu Khoan, Dương Tố, Hạ Nhược Bật, Lý Hiếu Cung, Tô Định Phương, Vương Hiếu Kiệt, Vương Tuấn, Lý Quang Bật
  • Tây suơng (33 vị): Ngô Khởi, Điền Đan, Triệu Xa, Vương Tiễn, Bành Việt, Chu Á Phu, Vệ Thanh, Triệu Sung Quốc, Khấu Tuân, Giả Phục, Cảnh Yểm, Đoàn Vinh, Trương Liêu, Quan Vũ, Chu Du, Lục Tốn, Dương Hỗ, Vương Tuấn, Tạ Huyền, Vương Mãnh, Vương Trấn Ác, Hộc Luật Quang, Vương Tăng Biện, Vu Cẩn, Ngô Minh Triệt, Hàn Cầm Hổ, Sử Vạn Tuế, Uất Trì Kính Đức, Bùi Hành Kiệm, Trương Nhân Thiện, Quách Nguyên Chấn, Lý Thạnh

Ngoài ra, triều đình cũng điều chỉnh lại nghi thức tế lễ có khác biệt so với đời Đường đôi chút.

Tượng thờ Quan (phải, mặt đỏ tượng trưng cho mặt trời), Nhạc (trái, mặt trắng tượng trưng cho mặt trăng) tại Văn võ miếu.

Vào thời nhà Thanh, Quan Vũ trở thành vị thần chủ trong Võ miếu, vì vậy Võ miếu còn được gọi là Quan đế miếu (關帝廟). Lễ tế của ông thường được tổ chức vào ngày 15 tháng 2 và ngày 13 tháng 5 âm lịch.[6]

Sau khi Trung Hoa Dân quốc được thành lập vào năm 1912, chính phủ đã thúc đẩy việc thờ chung Quan VũNhạc Phi, gọi là "Quan Nhạc hợp tự", từ đó hình thành các miếu thờ Quan Nhạc, gọi là Quan Nhạc miếu (關岳廟). Tại các Quan Nhạc miếu, ở chính vị, bên trái thờ Quan Thánh Đế quân, bên phải thờ Nhạc Vũ Mục vương. Hai bên phối thờ 24 vị lương tướng khác, bên trái Quan Vũ có 12 vị, gồm Trương Phi, Vương Tuấn, Hàn Cầm Hổ, Lý Tĩnh, Tô Định Phương, Quách Tử Nghi, Tào Bân, Hàn Thế Trung, Húc Liệt Ngột, Từ Đạt, Phùng Thắng (馮勝), Thích Kế Quang (); bên phải Nhạc Phi có 12 vị, gồm Triệu Vân, Tạ An, Hạ Nhược Bật, Uất Trì Kính Đức, Lý Quang Bật, Vương Ngạn Chương, Địch Thanh, Lưu Kỹ, Quách Khản, Thường Ngộ Xuân, Lam Ngọc, Chu Ngộ Cát (周遇吉). Nghi thức tế lễ phỏng theo hoàn toàn nghi thức tế tự của Thái công miếu thời Đường.

Sau khi Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa thành lập vào năm 1949, các võ miếu cũng như các công trình kiến trúc thờ tự chỉ còn tính chất bảo tồn văn hóa truyền thống, không còn giữ vai trò chính thức của nhà nước.

Xem thêm

Chú thích

  1. ^ Kai Filipiak biên tập (17 tháng 12 năm 2014). Civil-Military Relations in Chinese History: From Ancient China to the Communist Takeover. Routledge. tr. 134. ISBN 9781317573449.
  2. ^ Prasenjit Duara (tháng 12 năm 2008). The Global and Regional in China's Nation-Formation. Routledge. tr. 87. ISBN 9781134015306.
  3. ^ Tân Đường thư, quyển 5.
  4. ^ “兩千中西曆換算”. Bản gốc lưu trữ ngày 15 tháng 6 năm 2018. Truy cập ngày 11 tháng 9 năm 2020. Đã bỏ qua tham số không rõ |dead-url= (gợi ý |url-status=) (trợ giúp)
  5. ^ Tống sử quyển 105, chí 58, Lễ 8, Cát lễ 8, Võ Thành vương miếu
  6. ^ Trenton Campbell biên tập (15 tháng 7 năm 2014). “Guandi”. Gods & Goddesses of Ancient China. Rosen Education Service. ISBN 9781622753949.

Tham khảo