Từ đồng nguyên giả

Từ đồng nguyên giả là những cặp từ có vẻ giống nhau vì chúng cùng đồng âm và cùng giống nghĩa với nhau, nhưng có từ nguyên khác nhau. Những cặp từ này có thể được viết bằng cùng một ngôn ngữ hoặc hai ngôn ngữ khác nhau ngay cả khi chúng cùng một nhóm ngôn ngữ.[1] Ví dụ, từ tiếng Anh dogtiếng Mbabaram dog có chính xác cùng một nghĩa và cách phát âm rất giống nhau, nhưng trùng khớp hoàn toàn. Tương tự, much trong tiếng Anh và mucho trong tiếng Tây Ban Nha có nghĩa giống nhau thông qua các gốc từ tiếng Ấn-Âu nguyên thủy khác biệt hoàn toàn, tương tự với havehaber. Tránh nhầm lẫn với các từ đồng nguyên giả về mặt ngữ âm, những cặp từ trong hai ngôn ngữ có cách phát âm giống nhau nhưng khác nghĩa và chúng có hoặc không thể cùng gốc với nhau.

Mặc dù những cặp từ cùng gốc giả không có gốc từ chung nhưng vẫn có thể có mối liên hệ gián tiếp giữa chúng (ví dụ như bằng phương pháp trùng khớp ngữ âm-ngữ nghĩa hoặc từ nguyên dân gian).

Hiện tượng

Hai hiện tượng từ đồng nguyên giả về mặt ngữ nghĩa và về mặt ngữ âm có sự khác biệt với nhau.[1][2] Hiện tượng về mặt ngữ âm xảy ra khi từ trong cả hai ngôn ngữ hoặc phương ngữ khác nhau trông giống nhau, nhưng khác nghĩa. Trong khi một số cặp khác cũng là cặp từ cùng gốc giả, nhiều cặp từ là thật.[2] Ví dụ, từ tiếng Anh pretend và tiếng Pháp prétendre có cách phát âm tương tự nhau, nhưng khác nghĩa (tức là, không phải là cặp từ cùng gốc giả) dù chúng có cùng nguồn gốc.[3]

Chú thích

  1. ^ a b Moss (1992), tr. ?.
  2. ^ a b Chamizo-Domínguez (2008), tr. 166.
  3. ^ Harper, Douglas. “Pretend”. The Online Etymological Dictionary. Truy cập ngày 14 tháng 9 năm 2015.

Tham khảo

  • Chamizo-Domínguez, Pedro J. (2008), Semantics and Pragmatics of False Friends, New York/Oxon: Routledge
  • Moss, Gillian (1992), “Cognate recognition: Its importance in the teaching of ESP reading courses to Spanish speakers”, English for Specific Purposes, 11 (2): 141–158, doi:10.1016/s0889-4906(05)80005-5

Đọc thêm

  • Rubén Morán (2011), 'Cognate Linguistics', Kindle Edition, Amazon.
  • Geoff Parkes and Alan Cornell (1992), 'NTC's Dictionary of German False Cognates', National Textbook Company, NTC Publishing Group.
  • Jakobson, Roman (1962), “Why 'mama' and 'papa'?”, Selected Writings, I: Phonological Studies, The Hague: Mouton, tr. 538–545
  • Trask, R. Larry (2004), Where do mama/papa words come from?, University of Sussex Working Papers in Linguistics and English Language LxWP 10/04, Brighton, UK: Department of Linguistics and English Language, University of Sussex

Liên kết ngoài