Ông là người có đóng góp lớn cho Trung Quốc, đầu tiên là dẫn dắt các nhà lãnh đạo tương lai của Trung Quốc như Hồ Cẩm Đào, Ôn Gia Bảo, kế tiếp ông là người đưa ra và thực hiện xây dựng khu kinh tếThâm Quyến, mà sau này nó trở thành mô hình để xây dựng các khu kinh tế khác.
Năm 1962, Tập Trọng Huân bị buộc tội là đã dẫn đầu một nhóm chống đảng ủng hộ cuốn sách Tiểu sử của Lưu Chí Đan, và bị mất tất cả các chức vụ lãnh đạo.[2] Cuốn sách này được viết bởi Lý Kiên Tống (李建彤) để tưởng niệm đồng chí cũ đã hy sinh vì Đảng vào năm 1936, bị cho là một nỗ lực ngầm lật đổ chính quyền bằng cách phục hồi danh dự cho Cao Cương, một đồng chí cũ khác mà đã bị thanh trừng vào năm 1954. Tập Trọng Huân bị buộc phải tự kiểm điểm và 1965 bị chuyển đi một nơi xa làm phó giám đốc cho một công ty chế máy cày ở Lạc Dương.[3] Trong thời kỳ Cách mạng Văn hóa, ông bị ngược đãi, bỏ tù trong một thời gian dài ở Bắc Kinh.[3] Mãi đến tháng 5 năm 1975 ông mới được thả và được cho làm tại một hãng khác cũng ở Lạc Dương.[3]
Sau này Tập Trọng Huân có công khai lên án sự kiện Thiên An Môn.[4] Sau đó ông ít khi xuất hiện trước công chúng, các báo cáo cho thấy ông bị ở tù.
Lãnh đạo bốn cơ cấu: Tỉnh ủy; Nhân Đại; Chính phủ; Chính Hiệp. Người đứng đầu các cơ quan đều cấp chính tỉnh, lãnh đạo cao nhất là Bí thư, thứ hai là Tỉnh trưởng.