Trận Guam (1941)

Trận Guam (1941)
Một phần của Mặt trận Thái Bình Dương trong Chiến tranh thế giới thứ hai

Tranh minh họa cuộc đổ bộ chính lên Guam bởi Trung đoàn bộ binh 144. Họa sĩ: Kohei Ezaki.
Thời gian8–10 tháng 12 1941
Địa điểm
Kết quả Nhật Bản chiến thắng
Tham chiến
Hoa Kỳ Hoa Kỳ Đế quốc Nhật Bản Đế quốc Nhật Bản
Chỉ huy và lãnh đạo
Hoa Kỳ George J. McMillin Đế quốc Nhật Bản Tomitaro Horii
Lực lượng
Trên bộ:
547 lính thủy đánh bộ và thủy thủ
Trên biển:
1 Trục lôi hạm
2 tàu tuần tra
1 tàu chở hàng
Trên bộ:
5,900 bộ binh và lính thủy đánh bộ
Trên biển:
4 tàu tuần dương hạng nặng
4 tàu khu trục
2 tàu pháo
6 tàu săn ngầm
2 trục lôi hạm
2 khu trục hạm cơ xưởng
Trên không
lực lượng không quân không rõ
Thương vong và tổn thất
17 chết
35 bị thương
406 bị bắt
1 trục lôi hạm đắm
1 tàu tuần tra đắm
1 tàu tuần tra bị bắt
1 tàu chở hàng bị phá hủy
1 chết
6 bị thương
1 máy bay bị phá hủy


  • 13 dân thường và 5 tù binh bị giết trong thời gian diễn ra trận chiến.
  • 3 người Nhật xâm nhập vào đảo bị phía Mĩ bắt nhưng được thả sau khi Guam thất thủ.

Trận Guam (1941) hay Trận Guam lần thứ nhất là trận đánh trong Chiến tranh Thái Bình Dương, diễn ra từ 8 đến 10 tháng 12, 1941 tại đảo Guam giữa Hoa KỳĐế quốc Nhật Bản. Lực lượng Mĩ đã bị Nhật Bản đánh bại, khiến cho đảo Guam thuộc quyền kiểm soát của phía Nhật tới Trận Guam lần thứ hai năm 1944.

Bối cảnh

Guam là đảo cực nam của quần đảo Mariana thuộc Thái Bình Dương. Nó đồng thời là đảo lớn nhất với diện tích 543,9 km vuông.[1] Địa hình bên trong đảo gồ ghề, với rừng rậm nhiệt đới dày đặc ở phía Bắc và các đồi cây ở phía Nam. Phần lớn đường bờ biển của hòn đảo được bao bọc bởi các rặng san hô và vách đá, bờ biển thích hợp cho đổ bộ nằm ở chính giữa bờ biển phía Tây. Guam có khí hậu nhiệt đới, trong đó tháng 12 thuộc mùa khô.[1]

Hợp chúng quốc Hoa Kỳ chiếm Guam từ Tây Ban Nha vào 21 tháng 6, 1898 trong Chiến tranh Tây Ban Nha - Mỹ.[1] Vào năm sau, Tây Ban Nha bán các đảo còn lại của quần đảo cho Đức.[1] Cùng năm, Hải quân Mĩ thiết lập hạ tầng gần làng Piti thuộc Guam vào năm 1899, Thủy quân lục chiến Hoa Kỳ mở doanh trại ở Sumay năm 1901. Trạm nhiên liệu hải quân được xây dựng trên đảo năm 1905, và một khẩu đội pháo 6 inch (15 cm) được đặt để củng cố sự phòng thủ Guam vào năm 1909. Từ năm 1899 trở đi, Hoa Kỳ đã phái một sĩ quan hải quân làm Thống đốc của hòn đảo kiêm chỉ huy Hải quân trong vùng, tuy có một vài yếu tố của chính quyền dân sự.[1]

Trong Thế chiến 1, quân Nhật Bản đã chiếm được các đảo thuộc Marianas từ tay người Đức vào tháng 10 năm 1914 và thành lập một lực lượng đồn trú tại đây là Lực lượng Phòng vệ Nam Hải. Nhật Bản đã giành được quyền uỷ trị đối với các hòn đảo từ Hội Quốc Liên vào tháng 12 năm 1920, và chúng được quản lý bởi Cục Nam Hải, như là một phần của Bộ Ngoại giao. Người Nhật được phép định cư ở Marianas, và vào cuối những năm 1930, có rất nhiều người dân Nhật Bản đến sinh sống trên các hòn đảo này.[1] Năm 1935, Chính phủ Nhật Bản đã cấm những người phương Tây đến định cư ở các đảo dưới quyền uỷ trị của họ ở Thái Bình Dương, và năm 1939 thành lập Hạm đội 4 để bảo vệ khu vực.[1]

Trong khi Hoa Kỳ cân nhắc tăng cường phòng thủ Guam trong và sau Thế chiến 1, không có hành động nào được thực hiện ngoài việc triển khai một đơn vị thuỷ phi cơ Thuỷ quân Lục chiến đến hòn đảo này vào năm 1921. Kết quả từ Hội nghị Hải quân Washington năm 1922 bao gồm một thoả thuận giữa chính phủ Hoa Kỳ với Nhật Bản rằng họ sẽ không củng cố các hòn đảo mà họ quản lý ở phía tây Thái Bình Dương, bao gồm cả Quần đảo Marianas. Do đó, không có những sự nâng cấp được thực hiện đối với hệ thống phòng thủ của Guam trong những năm 1920 và 1930, và khẩu đội pháo phòng thủ bờ biển đã bị dỡ bỏ vào năm 1930. Đơn vị thuỷ phi cơ Thuỷ quân Lục chiến Hoa Kỳ xuất phát vào năm sau.[1] Hải quân đã xin phép xây dựng các công sự phòng thủ trên đảo vào năm 1938, nhưng đề xuất này đã bị từ chối.[1] Năm 1941, Guam có dân số là 23,394 người, hầu hết trong số họ định cư ở bên trong hoặc bên ngoài trong vòng 10 dặm (16 km) từ thủ đô Agana của đảo. Hòn đảo có khoảng 85 dặm (137 km) đường được cải thiện và cảng Apra được coi là cảng biển tốt nhất ở Marianas, nhưng không có sân bay.[1]

Màn dạo đầu

Các kế hoạch của Nhật Bản cho cuộc Chiến tranh Thái Bình Dương bao gồm việc đánh chiếm đảo trong những ngày đầu của cuộc chiến. Từ tháng 3 năm 1941, các máy bay Nhật Bản đã thực hiện các phi vụ trinh sát bằng hình ảnh trên đảo.[1] Kế hoạch cho cuộc xâm chiếm hòn đảo đã được hoàn thiện vào tháng 9 năm 1941, và Lực lượng Tác chiến Nam Hải được chọn làm đơn vị chính tham gia cuộc hành quân này. Lực lượng Tác chiến Nam Hải bao gồm Trung đoàn Bộ binh 144 và các đơn vị khác được tách ra từ Sư đoàn 55, tổng cộng là 4,886 người. Lực lượng Tác chiến Nam Hải tập trung tại Triều Tiên trong tháng 11 năm 1941, và sau một thời gian ngắn ở Nhật Bản, lực lượng này đã lên đường đi Chichi-jima thuộc Quần đảo Bonin vào cuối tháng đó. Đại đội 5 gồm 370 người của Hải đoàn Đặc nhiệm Maizuru 2, đóng tại đảo Saipan ở Marianas, cũng được giao nhiệm vụ tham gia cuộc tấn công vào Guam.[1] Các đơn vị này sẽ được vận chuyển đến Guam bởi 9 chín tàu vận tải được hộ tống bởi tàu rải mìn Tsugaru và 4 khu trục hạm. Sư đoàn Tuần dương 6, bao gồm 4 tuần dương hạm hạng nặng, cũng có mặt để hỗ trợ nếu cần thiết. Lực lượng đổ bộ và các đơn vị hải quân được hỗ trợ bởi Không đoàn Hải quân 18, đặt căn cứ tại Saipan và được trang bị các thuỷ phi cơ lỗi thời.[2]

Chính phủ Hoa Kỳ không tin rằng có thể hoặc thực tế để bảo vệ Guam nếu nó bị tấn công. Hòn đảo này không được coi là hữu ích trong nỗ lực củng cố phòng thủ Philippines, mặc dù nó đóng vai trò là điểm tiếp nhiên liệu cho các tàu bay Pan Am và là một trong những điểm nối tiếp cho đường cáp điện báo của Công ty Cáp Thái Bình Dương nối Philippines với bờ biển phía tây Hoa Kỳ.[1][3] Năm 1941, hòn đảo được xếp hạng phòng thủ vào "loại F"; điều này đã loại trừ việc xây dựng hệ thống phòng thủ mới và có nghĩa là, khi chiến sự xảy ra, lực lượng đồn trú Guam buộc phải phá huỷ tất cả các cơ sở có giá trị về mặt quân sự và rút lui.[1] Bất chấp về điều này và chỉ có những vũ khí hạng nhẹ để phòng thủ, Thuỷ quân Lục chiến Hoa Kỳ đóng quân trên đảo dưới quyền chỉ huy của Trung tá William K. MacNulty, đã củng cố các vị trí của họ và tiến hành phòng thủ để chống lại các cuộc tấn công từ trên không của Nhật Bản vào hòn đảo sau đó, đồng thời hứng chịu tổn thất với thương vong gần một phần ba quân số bổ sung của họ.[4]

Bất chấp sự ưu tiên thấp dành cho Guam, một số bước tiến nhỏ đã được thực hiện bởi các bộ chỉ huy khác để cải thiện khả năng phòng thủ của Guam trước khi chiến tranh nổ ra. Một hợp đồng cải tiến nhỏ cho các cơ sở quân sự trên đảo Guam đã được ban hành vào tháng 4 năm 1941, và công việc bắt đầu vào tháng tiếp theo.[1] Lực lượng Vệ binh Guam; một lực lượng dân quân địa phương chịu trách nhiệm bảo vệ căn cứ hải quân, cũng được mở rộng đôi chú vào tháng 5. Vào ngày 17 tháng 10, gia đình của các quân nhân Mỹ trên đảo đã được sơ tán đến Hoa Kỳ bằng tàu vận tải USS Henderson, tiếp theo là hơn 1,000 công nhân xây dựng.[1] Vào ngày 23 tháng 10 năm 1941, Tổng cục Hải quân đã cung cấp cho Bộ trưởng Hải quân Frank Knox một bản báo cáo về hệ thống phòng thủ của Guam, trong đó khuyến nghị không nên củng cố hòn đảo do những khó khăn trong việc bảo vệ nó và sự cần thiết phải phân bố nguồn lực cho các ưu tiên khác.Tuy nhiên, các bản báo cáo ủng hộ lập luận việc tiếp tục cải thiện các cơ sở cảng và thuỷ phi cơ của Guam.[5]

Khi chiến tranh nổ ra vào ngày 8 tháng 12 năm 1941 (giờ địa phương), Guam được bảo vệ bởi các đơn vị nhỏ của Hải quân Hoa Kỳ và Thuỷ quân Lục chiến Hoa Kỳ cũng như Lực lượng Vệ binh Hải đảo. Đại uý George McMillin, người từng là Thống đốc hòn đảo và là tổng chỉ huy đồn binh, phụ trách lực lượng hải quân, Guam, với số lượng lên tới 271 nhân viên và 4 ý tá. Lực lượng này là một đơn vị này trực thuộc Hạm đội châu Á và hầu hết nhân viên của nó không có vũ khí. Tàu bảo vệ của Guam, USS Gold Star, đã đến Philippines để lấy đồ tiếp tế và cho phép thuỷ thủ đoàn mua quà Gíang sinh và được chỉ đạo ở lại.[1] Tàu quét mìn USS Penguin đã có mặt tại đảo, cùng với tàu chở dầu Robert L. Barnes,[1] và hai tàu tuần tra cũ YP-16YP-17 đã được chuyển giao trên tàu USS Ramapo vào ngày 22 tháng 10 năm 1940.[6][7][8] Doanh trại thuỷ quân lục chiến, Sumay, có sức mạnh của một đại đội được thành lập với quân số 145 người được trang bị súng trường và một số lượng nhỏ súng máy.[1] Lực lượng Vệ binh Hải đảo bao gồm 246 người, hầu hết trong số họ đã được huấn luyện rất ít.[1][5] Thuỷ quân lục chiến và Lực lượng Vệ binh được trang bị 170 súng trường M1903 Springfield, 13 súng tiểu liên Lewis và 15 Súng trường Tự động Browning. Lực lượng bảo vệ không có bất kỳ súng cối hay khẩu pháo nào ngoài khẩu pháo trên tàu Penguin.[5] Ngoài các đơn vị quân sự trên đảo, còn có lực lượng cảnh sát Guam với quân số là 80 người chỉ được trang bị súng lục.[1]

Trận chiến

Vào 4:45 ngày 8 tháng 12, Thống đốc Guam, George McMillin, được thông báo về việc Nhật tấn công Trân Châu cảng. Đến 8:27, Không quân Nhật từ Saipan bắt đầu tập kích Guam. Trong trận không kích, tàu quét mìn USS Penguin, tàu chiến lớn nhất trên đảo, bị đánh chìm sau khi bắn rơi ít nhất một máy bay Nhật Bản.[9] Một sĩ quan chết và vài người khác bị thương. Nhật Bản bắn phá Guam liên tục cho đến khi tạm lắng xuống lúc 17:00.

8:30 ngày hôm sau, cuộc không kích tiếp diễn, với không quá 9 máy bay một lúc. Các mục tiêu bắn phá tương tự như ngày hôm trước. Đến tối, một Hạm đội Nhật gồm 4 tuần dương hạm hạng nặng, 4 khu trục hạm, 2 pháo hạm, 6 tàu săn ngầm, 2 tàu quét mìn, 2 khu trục hạm cơ xưởng[10] và 10 tàu vận tải (Yokohama Maru, China Maru, Cheribin Maru, Clyde Maru, Daifuku Maru, Kogyoku Maru, Matsue Maru, Moji Maru, Nichimei MaruVenice Maru)[11] khởi hành từ Saipan tiến công Guam. Sai lầm trong việc thu thập tình báo của họ đã dẫn đến việc người Nhật sử dụng quá nhiều tài nguyên và tấn công Guam với lực lượng áp đảo.[10]

Quân Nhật đổ bộ khoảng 400 người vào sớm ngày 10 tháng 12 năm 1941 tại bãi biển Dungcas, phía bắc Agana.[9] Lực lượng đổ bộ nhanh chóng đánh tan quân Mĩ tại Agana. Tiếp đó, Nhật tiến đến Piti, hướng tới Sumay và Doanh trại Thủy quân lục chiến. Cuộc giao tranh diễn ra tại Plaza de España thuộc Agana vào lúc 4:45 khi một vài lính thuỷ đánh bộ và lính tuần tra của Lực lượng Vệ binh chạm trán với những người lính hải quân Nhật Bản. Sau cuộc chiến đấu, Thủy quân lục chiến dưới quyền Thống đốc McMillin đầu hàng vào 5:45. Thống đốc chính thức đầu hàng vào 6 giờ sáng.[9] Một vài cuộc giao tranh diễn ra trên khắp hòn đảo trước khi mệnh lệnh đầu hàng được ban bố và phần còn lại của lực lượng phòng thủ đã ra hàng. Tàu tuần tra YP-16 của Mỹ đã bị đánh chìm bằng hoả lực và YP-17 đã bị quân Nhật chiếm giữ. Một tàu chở hàng của Mỹ đã bị hư hại bởi cuộc tấn công của quân Nhật.

Trong khi đó, Lực lượng Tác chiến Nam Hải (khoảng 5,500 người) dưới quyền chỉ huy của Thiếu tướng Tomitarō Horii đã thực hiện các cuộc đổ bộ riêng biệt lên vịnh Tumon ở phía bắc, trên bờ biển phía tây nam gần Merizo, và trên bờ biển phía đông của hòn đảo tại vịnh Talofofo.[9]

Tổn thất của Thuỷ quân Lục chiến Hoa Kỳ là 5 người chết và 13 người bị thương (bao gồm cả cuộc không kích trước đó của Nhật Bản vào hòn đảo, tổn thất của Thuỷ quân Lục chiến là 13 người chết và 37 người bị thương[12]). Hải quân Hoa Kỳ có 8 người thiệt mạng trong khi Lực lượng Vệ binh có 4 người chết và 22 người khác bị thương. Một lính hải quân Nhật chết[9] và 6 người bị thương. Binh nhất Kauffman bị người Nhật giết sau khi đầu hàng.[13]

13 thường dân Mỹ đã bị quân Nhật giết trong trận đánh. 6 Thuỷ thủ Hải quân Hoa Kỳ đã trốn tránh quân Nhật thay vì đầu hàng; 5 người cuối cùng bị bắt và bị quân Nhật chặt đầu. George Ray Tweed, một phát thanh viên của Hải quân Hoa Kỳ và là một trong 6 người đó, đã sống sót nhờ sự giúp đỡ của dân địa phương. Họ chuyển anh ta từ làng này đến làng khác, đôi khi gây nguy hiểm cho chính gia đình họ để bảo vệ anh ta. Người Nhật biết rằng một người Mỹ vô danh không thể trốn tránh thành công nếu không có sự giúp đỡ. Do đó, những người dân địa phương đã từng giúp đỡ Tweed bị người Nhật thẩm vấn, tra tấn và cuối cùng là bị chặt đầu. Bất chấp việc bị lợi dụng, người dân địa phương vẫn trung thành với Hoa Kỳ đã cố gắng bảo vệ Tweed. Tweed đã cố gắng trốn tránh một cách bí mật trong suốt hai năm rưỡi cho đến khi quân Mỹ tái chiếm lại hòn đảo.[14]

Tham khảo

  1. ^ a b c d e f g h i j k l m n o p q r s t u Rottman, Gordon L. (2004). Guam 1941 & 1944 : loss and reconquest. Howard Gerrard. Oxford: Osprey. ISBN 1-84176-811-1. OCLC 56351819.
  2. ^ Williford, R. E. (tháng 11 năm 1984). “A Cracked-Fuel Constitutive Equation”. Nuclear Technology. 67 (2): 208–220. doi:10.13182/nt84-a33511. ISSN 0029-5450.
  3. ^ Hendricks, Cindy; Hendricks, James; Houston, M Sue; Messenheimer, Trinka; Williford, Julian (2010). “Exploring Occupational Stereotypes in Children's Picture Books”. International Journal of the Book. 7 (2): 137–148. doi:10.18848/1447-9516/cgp/v07i02/36814. ISSN 1447-9516.
  4. ^ Gill, Rafael E. (tháng 11 năm 1961). “Press Corps of Israel: Statistical Trends 1955–1959”. Gazette (Leiden, Netherlands). 7 (4): 283–290. doi:10.1177/174804856100700402. ISSN 0016-5492.
  5. ^ a b c Patel, Manisha J; Williford, Phillip M; Shumack, Stephen (2010), “Basal Cell Carcinoma”, Managing Skin Cancer, Berlin, Heidelberg: Springer Berlin Heidelberg, tr. 37–49, ISBN 978-3-540-79346-5, truy cập ngày 9 tháng 2 năm 2023
  6. ^ Abbott, R. Tucker (1945). Robert Tucker Abbott, Naval Medical Research Unit 2 (NAMRU-2), Guam Island, Pacific Navy War trip, station numbers 105-256, April-October 1945. [s.n.]
  7. ^ “Cable, CG 62, CG SAC to CG SAC XRAY, February 16, 1953, Top Secret”. Cold War Intelligence. Truy cập ngày 9 tháng 2 năm 2023.
  8. ^ Tunstall, Brian (tháng 1 năm 1934). “NAVAL OPERATIONS”. History. 19 (73): 20–29. doi:10.1111/j.1468-229x.1934.tb01792.x. ISSN 0018-2648.
  9. ^ a b c d e Jong, Ellen van Zyll de (12 tháng 2 năm 1941). “U. S. Arms for Dutch East Indies”. Far Eastern Survey. 10 (2): 22–22. doi:10.2307/3022929. ISSN 0362-8949.
  10. ^ a b Gill, Rafael E. (tháng 11 năm 1961). “Press Corps of Israel: Statistical Trends 1955–1959”. Gazette (Leiden, Netherlands). 7 (4): 283–290. doi:10.1177/174804856100700402. ISSN 0016-5492.
  11. ^ Dalton, John Robert (tháng 1 năm 2016). “Movement of game birds from rearing fields”. Veterinary Record. 178 (5): 124–124. doi:10.1136/vr.i529. ISSN 0042-4900.
  12. ^ dx.doi.org http://dx.doi.org/10.17658/issn.2058-5462/issue-12/sbann/p34. Truy cập ngày 9 tháng 2 năm 2023. |title= trống hay bị thiếu (trợ giúp)
  13. ^ Glantz, David M. (tháng 12 năm 2000). “Forgotten battles of the German‐Soviet war (1941–45), part 5: The winter campaign (5 December 1941‐April 1942): The Leningrad counteroffensive”. The Journal of Slavic Military Studies. 13 (4): 127–192. doi:10.1080/13518040008430463. ISSN 1351-8046.
  14. ^ “Outbreak : The slide toward inevitable war”, The Second World War (1): The Pacific, Osprey Publishing, truy cập ngày 9 tháng 2 năm 2023

Xem thêm

Read other articles:

Application of Microsoft windows This article is about the built-in Windows application. For the now defunct free downloadable Microsoft mail and calendar client, see Windows Live Mail. CalendarCalendar running on Windows 10, using the light themeDeveloper(s)MicrosoftOperating systemMicrosoft WindowsPredecessorWindows Live MailTypeElectronic calendar Calendar is a personal calendar application made by Microsoft for Microsoft Windows. It offers synchronization of calendars using Microsoft Exch...

 

Mouhamadou Dabo Informasi pribadiTanggal lahir 28 November 1986 (umur 37)Tempat lahir Dakar, SenegalTinggi 1,76 m (5 ft 9+1⁄2 in)Posisi bermain BekInformasi klubKlub saat ini LyonNomor 14Karier junior1999–2001 Yeggo2001–2005 Saint-ÉtienneKarier senior*Tahun Tim Tampil (Gol)2005–2010 Saint-Étienne 115 (1)2010–2011 Sevilla 15 (0)2011– Lyon 7 (0)Tim nasional‡2003–2004 Senegal U-17 9 (2)2007–2008 Prancis U-21 17 (0) * Penampilan dan gol di klub senior ...

 

Basilica di San Marco Evangelista al CampidoglioFacciataStato Italia RegioneLazio LocalitàRoma Indirizzopiazza San Marco, 48 - Roma Coordinate41°53′45.59″N 12°28′53.64″E / 41.895998°N 12.481568°E41.895998; 12.481568Coordinate: 41°53′45.59″N 12°28′53.64″E / 41.895998°N 12.481568°E41.895998; 12.481568 Religionecattolica di rito romano TitolareMarco evangelista Diocesi Roma ArchitettoLeon Battista Alberti Stile architettonicorinascime...

Roman Catholic parish church in New York City, United States Church of St. ElizabethGeneral informationArchitectural styleGothic RevivalTown or cityNew York CityCountryUnited StatesCompleted1913 (rectory)[1]1929 (for present church)ClientRoman Catholic Archdiocese of New YorkTechnical detailsStructural systemMasonry stoneDesign and constructionArchitect(s)Edward Lee Young of 12 East 30th Street[1]WebsiteSt. Elizabeth's Catholic Church, Manhattan Church of St. Elizabeth is a Ro...

 

Disambiguazione – Se stai cercando l'area di Baghdad, vedi Zona verde. Green ZoneMatt Damon in una scena del filmTitolo originaleGreen Zone Lingua originaleInglese Paese di produzioneStati Uniti d'America Anno2010 Durata115 min Rapporto2,35:1 Genereazione, thriller RegiaPaul Greengrass SoggettoRajiv Chandrasekaran (libro Imperial Life in the Emerald City) SceneggiaturaBrian Helgeland ProduttoreTim Bevan, Eric Fellner, Lloyd Levin, Paul Greengrass Produttore esecutivoDebra Hayward, Liza...

 

The Greater Košice District in the Kosice Region Hosťovce (Hungarian: Bódvavendégi) is a village and municipality in the Greater Košice District in the Kosice Region of eastern Slovakia. The village has a Hungarian population. History The village was first mentioned in historical records in 1360. From 1964 to 1990, together with the villages of Chorváty and Turnianska Nová Ves, Hosťovce was part of the village of Nová Bodva. Geography The village lies at an elevation of 171 meters an...

† Человек прямоходящий Научная классификация Домен:ЭукариотыЦарство:ЖивотныеПодцарство:ЭуметазоиБез ранга:Двусторонне-симметричныеБез ранга:ВторичноротыеТип:ХордовыеПодтип:ПозвоночныеИнфратип:ЧелюстноротыеНадкласс:ЧетвероногиеКлада:АмниотыКлада:Синапсиды�...

 

Part of Vatican City Vatican NecropolisPerson with the attributes of Sol Invictus. Taken from a mosaic from the necropolis under St. Peter's Basilica in Rome.Click on the map for a fullscreen viewGeneral informationLocationVatican CityCoordinates41°54′08″N 12°27′12″E / 41.902301°N 12.453293°E / 41.902301; 12.453293 The Vatican Necropolis lies under the Vatican City, at depths varying between 5–12 metres below Saint Peter's Basilica. The Vatican sponsored ...

 

Pour les articles homonymes, voir Campagnes de la vallée de Shenandoah. Guerre de SécessionCampagne de la valléede Shenandoah Stonewall Jackson,le général confédéréorganisateur de la campagne de 1862. Informations générales Date Printemps 1862 Lieu Vallée de Shenandoah, Virginie. Issue Victoire confédérée. Belligérants Union Confédération Commandants Nathaniel P. BanksJohn C. FrémontJames Shields Stonewall Jackson Forces en présence 63 000 hommes 17 000 ...

この項目には、一部のコンピュータや閲覧ソフトで表示できない文字が含まれています(詳細)。 数字の大字(だいじ)は、漢数字の一種。通常用いる単純な字形の漢数字(小字)の代わりに同じ音の別の漢字を用いるものである。 概要 壱万円日本銀行券(「壱」が大字) 弐千円日本銀行券(「弐」が大字) 漢数字には「一」「二」「三」と続く小字と、「壱」「�...

 

American philosopher (1863–1931) Sidney Edward Mezes5th President of the University of Texas at AustinIn office1908–1914Preceded byDavid Franklin HoustonSucceeded byWilliam James Battle4th President of City College of New YorkIn office1914–1927Preceded byJohn Huston FinleySucceeded byFrederick Bertrand Robinson Personal detailsBorn(1863-10-19)October 19, 1863Belmont, CaliforniaDiedSeptember 10, 1931(1931-09-10) (aged 67)Pasadena, CaliforniaEducationUniversity of California,...

 

1995 film directed by P. C. Sreeram KuruthipunalPoster of the Tamil versionDirected byP. C. SreeramScreenplay byKamal HaasanBased onDrohkaalby Govind NihalaniProduced by Chandrahasan Kamal Haasan Starring Kamal Haasan Arjun Nassar Gautami Geetha CinematographyP. C. SreeramEdited byN. P. SathishMusic byMaheshProductioncompanyRaaj Kamal Films InternationalRelease dates 23 October 1995 (1995-10-23) (Tamil) 7 July 1996 (1996-07-07) (Telugu) Running time141–...

Judgments of the Constitutional Courtof South Africa 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 2020 2021 2022 2023 2024 vte The table below lists the judgments of the Constitutional Court of South Africa delivered in 2000. The members of the court during 2000 were President Arthur Chaskalson, Deputy President Pius Langa, and judges Lourens Ackermann, Richard Goldstone, Johann Kriegler, Tholie Madala, Yvonne Mo...

 

2010 Indian filmEk Second... Jo Zindagi Badal De...Theatrical posterDirected byPartho GhoshWritten byAmit KhanProduced byRachna Sunil SinghAgastyaa SinghStarringJackie ShroffManisha KoiralaNikita AnandMoammar RanaRozza CatalonaCinematographyDamodar NaiduKumud VermaMusic byGulam KhanArvinder SinghAnand Raj AnandSawann DoniryaRelease date 11 June 2010 (2010-06-11) CountryIndiaLanguageHindiBudget₹2.75 crore[1]Box office₹44 lakh[1] Ek Second ... Jo Zindagi Bada...

 

此條目没有列出任何参考或来源。 (2013年7月21日)維基百科所有的內容都應該可供查證。请协助補充可靠来源以改善这篇条目。无法查证的內容可能會因為異議提出而被移除。 伊塔瓜伊Itaguaí市镇伊塔瓜伊在巴西的位置坐标:22°51′07″S 43°46′30″W / 22.8519°S 43.775°W / -22.8519; -43.775国家巴西州里约热内卢州面积 • 总计272 平方公里(105 平方英�...

Charles Tex WatsonFoto penangkapan tahun 1971LahirCharles Denton Watson Jr.02 Desember 1945 (umur 78)Farmersville, Texas, A.S.Nama lainCharles MontgomeryTexas Charlie (Tex)[1]:xviiHukuman kriminalHukuman mati(diturunkan menjadi kurungan seumur hidup)Status kriminalDipenjaraKesetiaanKeluarga MansonAlasanPembunuhan, konspirasiPerincianTanggal9–10 Agustus 1969Ditangkap30 November 1969 Charles Denton Watson Jr. (lahir 2 Desember 1945), lebih dikenal dengan sebutan Tex Wa...

 

Edward James OlmosEdward James Olmos pada 2006LahirEdward OlmosPekerjaanAktor, DirekturTahun aktif1978-Suami/istriKaija Keel (1971-1992) Lorraine Bracco (1994-2002) Lymari Nadal (2002-present) Edward James Olmos (lahir 24 Februari 1947) adalah seorang aktor Amerika Serikat, yang terkenal dalam perannya sebagai Gaff di Blade Runner, Lt. Martin Castillo di Miami Vice, Jaime Escalante di Stand and Deliver dan Admiral William Adama dalam Battlestar Galactica. Pranala luar Honoured by Muslim...

 

1858 trade agreement between the U.S. and Tokugawa Japan This article is about the treaty of 1858 with Japan. For 1856 treaty with Siam, see Townsend Harris § Harris Treaty of 1856 with Siam. Treaty of Amity and Commerce between Japan and the United States, or Harris Treaty, 29 July 1858. Diplomatic Record Office of the Ministry of Foreign Affairs (Japan) USS Powhatan (1850) The Treaty of Amity and Commerce between Japan and the United States (日米修好通商条約, Nichibei Shūkō ...

У этого термина существуют и другие значения, см. Сентер. «Метро-Сентер»«Metro Center»Красная линияСиняя линияОранжевая линияСеребряная линияВашингтонский метрополитен Округ Вашингтон (округ Колумбия) Расположение 607 13-я улица. Северо-ЗападВашингтон, ФО Колумбия 20005 Дата от�...

 

Artikel ini sebatang kara, artinya tidak ada artikel lain yang memiliki pranala balik ke halaman ini.Bantulah menambah pranala ke artikel ini dari artikel yang berhubungan atau coba peralatan pencari pranala.Tag ini diberikan pada Januari 2023. Thopha saccata Spesimen jantan T. saccata dipajang di Australian Museum Klasifikasi ilmiah Kerajaan: Animalia Filum: Arthropoda Kelas: Insecta Ordo: Hemiptera Famili: Cicadidae Tribus: Thophini Genus: Thopha Spesies: T. saccata Nama binomial Thoph...