Trần Quang Khải

Trần Quang Khải
陳光啓
Hoàng tử Đại Việt
Thừa tướng Đại Việt
Tại vị12611294
Thời vuaTrần Thánh Tông
Trần Nhân Tông
Trần Anh Tông
Thông tin chung
Sinh24 tháng 8, 1241
Mất26 tháng 7, 1294(1294-07-26) (52 tuổi)
An tángấp Độc Lập, phủ Thiên Trường
Thê thiếpPhụng Dương công chúa Thiếp: tự Chiêu Hàn (昭韩)
Hậu duệ
Tước hiệuChiêu Minh Đại vương
(昭明大王)
Hoàng tộcNhà Trần
Thân phụTrần Cảnh
Thân mẫuHiển Từ Thuận Thiên hoàng hậu

Trần Quang Khải (chữ Hán: 陳光啓; 24 tháng 08 năm 124126 tháng 7 năm 1294), hay Chiêu Minh Đại vương (昭明大王), là một nhà chính trị, quân sự, tôn thất hoàng gia Đại Việt thời Trần. Ông làm đến chức Thừa tướng đời Trần Thánh Tông, Trần Nhân TôngTrần Anh Tông, coi cả mọi việc trong nước.

Trong kháng chiến chống Nguyên-Mông (1285), Hoàng đế Trần Nhân Tông phong ông chức Thượng tướng Thái sư; ông giữ vai trò nổi bật trong trận phòng thủ Thanh Hóa, Nghệ An và trận đánh tan quân Nguyên tại Chương Dương độ. Ông được Trần Thánh Tông khen là người bề tôi trung hiếu hiếm có;[1] ngoài ra, sách Lịch triều hiến chương loại chí của Phan Huy Chú ghi nhận: "Công lao thu phục được nước, ông đứng thứ nhất". Ông còn là người học rộng, giỏi thơ phú, có làm Lạc Đạo tập lưu lại ở đời[2].

Thân thế

Trần Quang Khải sinh vào tháng 10 âm lịch, năm Thiên Ứng Chính Bình thứ 10 (1241). Ông là con thứ ba của vua Trần Thái Tông (vị hoàng đế đầu tiên của Nhà Trần), mẹ là Thuận Thiên hoàng hậu Lý thị (con gái trưởng Lý Huệ Tông). Ông là em cùng mẹ với thái tử Trần Hoảng, tức vua Trần Thánh Tông.[3] Người anh đầu của hai ông là Tĩnh Quốc đại vương Trần Quốc Khang, dù được Thái Tông nhận làm con, nhưng thật ra là con của Khâm Minh Đại vương Trần Liễu.

Đại Việt Sử ký Toàn thư, bộ quốc sử Đại Việt biên soạn năm 1479 (thời Hậu Lê), đã để lại 1 chi tiết về thời niên thiếu của Trần Quang Khải:[4]

"Quang Khải lúc mới sinh, phát chứng kinh suýt chết, Thái Tông lấy áo của Thượng hoàng và thanh gươm báu truyền quốc để bên cạnh rồi bảo ông: "Nếu sống lại, sẽ ban cho những thứ này".
Đến khi sống lại, Thái Tông nói:
"Gươm báu truyền quốc, không thể trao bừa, chỉ ban cho áo của Thượng hoàng thôi".

Thừa tướng Đại Việt

Từ nhỏ, ông đã được Trần Thái Tông phong tước Chiêu Minh vương (昭明王) và cho thụ giáo với Hàn lâm viện học sĩ kiêm Quốc sử Viện giám tu, Bảng nhãn Lê Văn Hưu[5]. Sử chép ông là người có học thức, hiểu tiếng nói của các bộ tộc ít người.[6]

Năm Nguyên Phong thứ 8 (1258), ông được gả Phụng Dương công chúa, con gái của Thái sư Khâm Thiên đại vương Trần Nhật Hiệu, ban cho thái ấp Độc Lập, phủ Thiên Trường (nay thuộc xã Mỹ Thành, huyện Mỹ Lộc, tỉnh Nam Định)[5]. Cùng năm, vua Trần Thái Tông nhường ngôi cho thái tử Trần Hoảng, tức Trần Thánh Tông, rồi lên làm thái thượng hoàng. Tân quân Trần Thánh Tông phong cho Quang Khải tước Chiêu Minh Đại vương (昭明大王)[7].

Năm Thiệu Long năm thứ 4 (1261), Trần Thánh Tông phong Trần Quang Khải làm Thái úy; ông chính thức tham gia công việc triều chính khi vừa 20 tuổi. Theo Đại Việt Sử ký Toàn thư, Thánh Tông có người anh là Tĩnh Quốc đại vương Quốc Khang lớn tuổi hơn, nhưng không có tài cán đặc biệt, nên nhà vua cho Quang Khải làm đại thần.[8]. Năm Thiệu Long năm thứ 8 (1265), nhà vua lại phong Quang Khải làm Thượng tướng, vào trấn thủ Nghệ An. Trại trạng nguyên Bạch Liêu là môn khách của ông[8].

Đầu năm Thiệu Long năm thứ 14 (1271), ông làm Tướng quốc thái úy, trở thành đại thần đầu triều nắm giữ việc nước[8], đứng trên cả Hưng Đạo vương Trần Quốc Tuấn.

Quan hệ với Hưng Đạo vương

Hưng Đạo vương Trần Quốc Tuấn là con của Khâm Minh đại vương Trần Liễu, Chiêu Minh đại vương Trần Quang Khải là con của Thái Tông hoàng đế Trần Cảnh. Theo quan hệ huyết thống thì Thái Tông là em ruột của Khâm Minh đại vương, cho nên, Hưng Đạo vương và Chiêu Minh vương cùng với Tĩnh Quốc đại vương Trần Quốc Khang đều là anh em nửa dòng máu[9]. Ngoài mâu thuẫn giữa dòng chính và dòng thứ, giữa hai ông còn có cả mối bất hòa cá nhân.

Cuối năm 1257, Hưng Đạo vương được cử làm chỉ huy các đạo quân thủy bộ ở biên giới, lập nhiều công lao cho triều đình. Tuy nhiên, sau khi đánh đuổi được quân Nguyên Mông, ông vẫn giữ nguyên tước cũ và trở về thái ấp ở Vạn Kiếp. Trong khi đó, không lâu sau Trần Quang Khải được phong tước Đại vương, và thăng làm Thái úy.

Đầu năm Bảo Phù thứ 5 (1277), Trần Thánh Tông thân chinh đánh các bộ tộc thiểu số ở động Nẫm Bà La (nay thuộc Quảng Bình). Sử chép[6]:

Trước kia, Thánh Tông thân đi đánh giặc, Quang Khải theo hầu, ghế Thừa tướng bỏ không, vừa lúc có sứ phương Bắc đến. Thượng hoàng Thái Tông gọi Hưng Đạo Vương Quốc Tuấn tới bảo: "Thượng tướng đi theo hầu vắng, trẫm định lấy khanh làm Tư đồ để tiếp sứ phương Bắc".
Quốc Tuấn trả lời: "Việc tiếp sứ giả, thần không dám từ chối, còn như phong thần làm Tư đồ thì thần không dám vâng chiếu. Huống chi Quan gia đi đánh giặc xa, Quang Khải theo hầu mà bệ hạ lại tự ý phong chức, thì tình nghĩa trên dưới, e có chỗ chưa ổn, sẽ không làm vui lòng Quan gia và Quang Khải. Đợi khi xa giá trở về, sẽ xin vâng mệnh cũng chưa muộn".
Đến khi Thánh Tông trở về, việc ấy lại bỏ đấy, vì hai người vốn không ưa nhau.

Năm 1278, vua Trần Thánh Tông truyền ngôi cho thái tử Trần Khâm, tức vua Trần Nhân Tông. Đầu năm 1281, sứ nhà Nguyên là Sài Thung đến Thăng Long đòi vua Trần sang chầu. Thung tỏ thái độ rất ngạo mạn:

Nhờ cách ứng xử khéo léo của Hưng Đạo Vương, Sài Thung thay đổi thái độ. Khi Sài Thung về lại Bắc Kinh, Trần Quang Khải đã làm tặng một bài thơ, trong đó có câu:

Vị thẩm hà thời trùng đỗ diện
Ân cần ác thủ tự huyên lương.

Tạm dịch:

Chưa biết ngày nào cùng tái ngộ
Để ân cần tay nắm chuyện hàn huyên

Cuối năm Thiệu Bảo thứ 4 (1282), vua Trần Nhân Tông thăng chức Trần Quang Khải làm Thượng tướng Thái sư, nắm cả quyền quân sự lẫn hành chính[10]. Tuy vậy, trước tình hình áp lực nhà Nguyên gia tăng, cuối năm Thiệu Bảo thứ 5 (1283), triều đình tiến phong Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn làm Quốc công tiết chế, thống lĩnh quân đội toàn quốc[10]. Như vậy, về thực quyền quân sự, Hưng Đạo Vương trở thành cấp trên của Chiêu Minh Đại vương.

Mối bất hòa giữa 2 chi họ cũng như bất hòa cá nhân giữa 2 người trở thành một hiểm họa sâu sắc. Nhận ra điều này, Hưng Đạo vương chủ động tìm cách giải hòa:

Chiến tranh Việt-Nguyên

Trận Nghệ An

Đầu năm 1285, quân Nguyên tràn sang tấn công Đại Việt với sức công kích rất mạnh. Thái sư Trần Quang Khải suýt tử thương khi thuyền của ông đang ngủ bị bốc cháy, may nhờ có vợ là Phụng Dương công chúa đánh thức, thoát được.[11]

Tuy nhiên, dưới sự điều động tài tình của Hưng Đạo Vương, quân Đại Việt đã thực hiện các cuộc nghi binh, đưa quân Nguyên vào thế bị động. Năm Ất Dậu (1285), Toa Đô từ Chiêm Thành theo đường bộ kéo ra Nghệ An tấn công quân Nam, có Ô Mã Nhi dẫn quân đi đường biển tiếp ứng. Được tin, Trần Hưng Đạo tâu vua Trần Nhân Tông xin cho Thượng tướng Trần Quang Khải đưa binh vào đóng mặt Nghệ An, và cho Trần Bình Trọng giữ Thiên Trường, rồi rước xa giá ra Hải Dương.

Trần Quang Khải vào đến Nghệ An, chia quân phòng giữ. Thấy thế giặc quá mạnh, ông cho lui quân ra mặt biển và giữ các nơi hiểm yếu [12]. Quân của Toa Đô đánh mãi không được, cạn lương, bèn cùng với Ô Mã Nhi dẫn quân xuống thuyền trở ra Bắc. Trần Quang Khải hay tin cho người về Thanh Hóa cấp báo. Vua Nhân Tông cho Chiêu Văn Vương Trần Nhật Duật cùng Trần Quốc ToảnNguyễn Khoái đem 5 vạn quân ra đón đánh tại Hàm Tử Quan thuộc huyện Đông An, tỉnh Hưng Yên. Quân Nguyên thua to chết hại rất nhiều.[13]

Lúc bấy giờ đại binh của Thoát Hoan đóng tại Thăng Long, còn chiến thuyền thì đóng ở bến Chương Dương, thuộc địa phận huyện Thượng Phúc. Trần Quang Khải được lệnh vua, cùng Trần Quốc ToảnPhạm Ngũ Lão đem quân từ Thanh Hóa đi thuyền vòng đường biển ra đến bến Chương Dương tấn công chiến thuyền của quân Nguyên. Quân Nguyên địch không nổi phải bỏ thuyền lên bờ chạy. Trần Quang Khải đem quân lên bờ đuổi đánh về đến chân thành Thăng Long, nhưng ông lập mưu cho phục binh đóng sẵn ngoài thành.

Thoát Hoan đem quân ra đánh, bị phục binh đánh úp, quân Nguyên đại bại phải bỏ thành Thăng Long vượt sông Hồng giữ mặt Kinh Bắc (Bắc Ninh ngày nay)[14]. Trần Quang Khải cho quân vào thành chiếm lại Thăng Long, và cho quân về Thanh Hóa báo tin. Trong vòng hai tháng, đại phá quân Nguyên hai lần tại Hàm Tử và Chương Dương, nên khí thế quân sĩ Đại Việt trở nên rất mạnh, sau đó thắng nhiều trận liên tiếp, giết các tướng Toa Đô, Lý Hằng, Lý Quán và đuổi được Thoát Hoan về Trung Quốc.[15]

Ngày 6 tháng 6 âm lịch năm 1285, hai vua Trần ca khúc khải hoàn về kinh sư. Thái sư Trần Quang Khải làm thơ:

從駕還京
...
奪槊章陽渡,
擒胡菡子關。
太平須努力,
萬古此江山。
Tụng giá hoàn kinh sư
...
Đoạt sáo Chương Dương độ,
Cầm hồ Hàm Tử quan.
Thái bình tu trí lực,
Vạn cổ thử giang san.
Phò giá về kinh
...
Chương Dương cướp giáo giặc
Hàm Tử bắt quân thù.
Thái bình nên gắng sức,
Non nước ấy ngàn thu
Bản dịch của Trần Ngọc Kim[16]

Vinh danh

Chính sử không chép rõ Trần Quang Khải tham gia trong Chiến tranh Nguyên Mông-Đại Việt lần 3 như thế nào. Sau chiến thắng này, triều đình luận công ban thưởng, Trần Quốc Tuấn có công lớn nhất, được phong tước Đại vương. Trần Quang Khải cũng được xếp công thần hạng nhất.

Đất nước hòa bình, Quang Khải tiếp tục ở ngôi Thái sư, cùng Thái úy Tá Thiên Đại vương Trần Đức Việp (con trai thứ của Trần Thánh Tông) cai quản việc nước.[17]

Ngày 3 tháng 7 âm lịch năm Hưng Long thứ hai (tức 26 tháng 7 năm 1294) đời Trần Anh Tông, ông qua đời[6]. Vợ ông là Phụng Dương công chúa đã mất trước đó 3 năm. Ông bà được chôn cất tại thái ấp của mình, được thờ làm Thành hoàng làng Cao Đài.[5]

Sinh thời, Trần Thánh Tông có làm bài thơ ca ngợi công lao của ông:

赠陈光启
...
一代功名天下有,
两朝忠孝世间无。
Tặng Trần Quang Khải
...
Nhất đại công danh thiên hạ hữu,
Lưỡng triều trung hiếu thế gian vô.
Tặng Trần Quang Khải
...
Công danh một thuở còn bao kẻ,
Trung hiếu hai triều chỉ một ông.
Bản dịch của Huệ Chi[1]

Sách Khâm định Việt sử Thông giám Cương mục do sử thần Đại Nam thời Nguyễn soạn cũng đánh giá về Trần Quang Khải:

Con ông là Văn Túc vương Trần Đạo Tái cũng rất có tài văn học, được Thượng hoàng Trần Nhân Tông ưu ái hơn các em thúc bá khác, nhưng đáng tiếc mất sớm.[6]

Trần Quang Khải được người dân Việt Nam lập đền thờ ở một số nơi; như tại đình làng Phương Bông, ngoại thành thành phố Nam Định. Tại Phường Bông cũng lưu lại điệu múa "bài bông" được người dân ở đây cho là khởi xướng bởi Trần Quang Khải trong tiệc "Thái bình diên yến" do Trần Nhân Tông tổ chức sau khi chiến thắng quân Nguyên.[19][20] Tại đền Thái ViHoa Lư, Ninh Bình ông cùng với Trần Hưng Đạo được đúc tượng phối thờ trong hậu cung cùng với các vị vua nhà Trần.

Vinh danh Trần Quang Khải, tên ông được đặt cho nhiều trường học và đường phố tại Việt Nam.

Gia quyến

  1. Người con trai trưởng mất sớm. Phụng Dương công chúa vì xót con nên nhận Quan nội hầu Quốc công (không rõ là ai) làm con nuôi.
  2. Văn Túc vương Trần Đạo Tái, lấy Bảo Tư công chúa là con của Tĩnh Quốc đại vương Trần Quốc Khang.
  3. Vũ Túc vương Trần Quang Đạo, lấy Bảo Châu công chúa, con gái thứ ba của Trần Thánh Tông.
  4. Quỳnh Huy công chúa[21], con gái cả, húy Thụy Hữu, hai lần gả chồng đều không hòa hợp. Mất sớm.
  5. Quỳnh Tư công chúa, húy Thụy Nhu, lấy Kiểm hiệu Thái úy Tá Thiên đại vương Trần Đức Việp, con trai thứ của Thánh Tông. Mất sớm.
  6. Quỳnh Bảo công chúa, huý Thuỵ Ân, lấy Nhân Quốc vương (không rõ tên) là con trai trưởng của Tĩnh Quốc đại vương.
  7. Quỳnh Thái công chúa, húy Thụy Tư, làm kế thất của Kiểm hiệu Thái úy Trần Đức Việp.

Cháu nội cháu ngoại có 13 người, đó là từ những người con dòng dõi đích xuất của Chiêu Minh vương Quang Khải. Trong đó Chân Từ công chúa, không rõ tên, lấy con trai của Phán thủ Thượng vị Vũ Ninh hầu, tên là Chiểu.

Tác phẩm

Trần Quang Khải, cũng như một số quý tộc đời Trần, là người học rộng và có viết văn, làm thơ. Ông viết Lạc đạo tập, và tác phẩm của ông nay còn lại một số bài thơ, liệt kê dưới đây:

Xem thêm

Liên kết ngoài

Chú thích

  1. ^ a b Nhiều tác giả 1999, tr. 399-416..
  2. ^ Phan Huy Chú 2007a, tr. 263.
  3. ^ Nhiều tác giả 1993, tr. 166.
  4. ^ Nhiều tác giả 1993, tr. 205.
  5. ^ a b c Về Độc Lập chiêm ngưỡng Chiêu Minh đại vương và Phụng Dương công chúa[liên kết hỏng]
  6. ^ a b c d e ĐVSKTT - Trần Anh Tông bản kỷ: Mùa thu, tháng 7, ngày mồng 3, Thượng tướng thái sư Chiêu Minh Đại Vương Quang Khải mất, thọ 54 tuổi....Quang Khải có học thức, hiểu tiếng nói của các phiên...
  7. ^ Ngô Tất Tố, "Việt Nam Văn Học: Văn Học Đời Trần", Nhà xuất bản Đại Nam, Khai Trí, Sàigòn, 1960, trang 82
  8. ^ a b c Đại Việt Sử ký Bản kỷ Toàn thư, Quyển V, Kỷ Nhà Trần, Thánh Tông Hoàng đế
  9. ^ Trần Quốc Tuấn và Trần Quốc Khang là anh em cùng cha. Trần Quốc Khang và Trần Quang Khải là anh em cùng mẹ.
  10. ^ a b c Đại Việt Sử ký Bản kỷ Toàn thư, Quyển V, Kỷ Nhà Trần, Nhân Tông Hoàng Đế
  11. ^ “Công chúa Phụng Dương và Thái ấp Độc Lập”. Bản gốc lưu trữ ngày 12 tháng 3 năm 2016. Truy cập ngày 8 tháng 6 năm 2011.
  12. ^ Trần Trọng Kim, "Việt Nam Sử Lược", Trung tâm Học liệu, Bộ Giáo-dục, Sàigòn, 1971 trang 144
  13. ^ Trần Trọng Kim, "Việt Nam Sử Lược", Trung tâm Học liệu, Bộ Giáo-dục, Sàigòn, 1971 trang 145-146
  14. ^ Trần Trọng Kim, "Việt Nam Sử Lược", Trung tâm Học liệu, Bộ Giáo-dục, Sàigòn, 1971 trang 147
  15. ^ Trần Trọng Kim, "Việt Nam Sử Lược", Trung tâm Học liệu, Bộ Giáo-dục, Sàigòn, 1971 trang 148-150
  16. ^ Ngô Sĩ Liên 1993, tr. 192-196..
  17. ^ "Một bức “ký họa” về xã hội nước ta thời Trần – Bài thơ “An Nam tức sự” của Trần Phu", tác giả Trần Nghĩa, đăng trên Tạp chí Văn học, số 1-1972, trang 115
  18. ^ Khâm Định Việt Sử Thông Giám Cương Mục Chính Biên, Quyển VIII.
  19. ^ Điệu múa cổ thời Trần hồi sinh[liên kết hỏng]
  20. ^ “Múa Bài Bông: Đỉnh cao của nghệ thuật Ca trù”. Bản gốc lưu trữ ngày 12 tháng 11 năm 2011. Truy cập ngày 9 tháng 6 năm 2011.
  21. ^ Danh hiệu công chúa không chỉ được phong cho các Hoàng nữ. Như Hiến Từ Thái hậu, Nghi Thánh hoàng hậu trước khi được lập Hậu đều từng được phong làm công chúa

Đọc thêm

  • Lê Tắc (1961). An Nam chí lược. Viện Đại Học Huế.
  • Nhiều tác giả (1993). Đại Việt sử ký toàn thư. Nội các quan bản. Hà Nội: Nhà xuất bản Khoa học - Xã hội.
  • Ngô Thì Sĩ (1991). Việt sử tiêu án. Nhà xuất bản Văn Sử.
  • Phan Huy Chú (2007). Lịch triều hiến chương loại chí. 1. Nhà xuất bản Giáo dục.
  • Quốc sử quán triều Nguyễn (1998), Khâm định Việt sử Thông giám cương mục, Hà Nội: Nhà xuất bản Giáo dục
  • Trần Trọng Kim (1971), Việt Nam sử lược, Sài Gòn: Trung tâm Học liệu Xuất bản thuộc Bộ Giáo dục
  • Phạm Văn Sơn, Việt sử toàn thư (bản điện tử)
  • Nguyễn Huệ Chi; Trần Thị Băng Thanh; Đỗ Văn Hỷ; Trần Tú Châu (1988), Thơ văn Lý Trần, tập II - quyển thượng, Nhà xuất bản Khoa Học Xã Hội - Hà NộiQuản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)
  • Lê Mạnh Thát (1999). Trần Nhân Tông: Con người và tác phẩm. Nhà xuất bản Thành phố Hồ Chí Minh.
  • Viện lịch sử quân sự Việt Nam (2000), Anh hùng dân tộc thiên tài quân sự Trần Quốc Tuấn và quê hương Nam Định, Nhà xuất bản Quân đội nhân dân 2000
  • Hà Văn Tấn; Phạm Thị Tâm (1972). Cuộc kháng chiến chống xâm lược Nguyên Mông thế kỷ XIII. Bản in lại năm 2003. Nhà xuất bản Quân đội Nhân dân.
  • Quỳnh Cư; Đỗ Đức Hùng (1993). Các triều đại Việt Nam. Nhà xuất bản Thanh niên.
  • Trần Xuân Sinh (2006), Thuyết Trần, Nhà xuất bản Hải Phòng

Read other articles:

الخطوط الجوية الأمريكية الرحلة 132 'الطائرة المنكوبة نفسها في مطار نيوآرك ليبرتي الدولي في 7 فبراير 2008' ملخص الحادث التاريخ 3 فبراير 1988 البلد الولايات المتحدة  نوع الحادث حريق في مقصورة الشحن بسبب التفاعل الكيميائي الناتج عن مواد بيروكسيد الهيدروجين الخطرة غير المعلنة مع...

 

Isotop utama neptunium Iso­top Peluruhan kelim­pahan waktu paruh (t1/2) mode pro­duk 235Np sintetis 396,1 hri α 231Pa ε 235U 236Np sintetis 1,54×105 thn ε 236U β− 236Pu α 232Pa 237Np renik 2,144×106 thn α 233Pa 239Np renik 2,356 hri β− 239Pu lihatbicarasunting Neptunium (93Np) biasanya dianggap sebagai unsur buatan, meskipun ia ditemukan dalam jumlah renik di alam, sehingga berat atom standarnya tidak dapat diberikan. Seperti semua unsur renik atau sintet...

 

Lizzie Douglas (3 Juni 1897 – 6 Agustus 1973), dikenal sebagai Memphis Minnie, adalah gitaris blues, vokalis, dan penulis lagu yang karier rekamannya bertahan selama lebih dari tiga dekade. Dia merekam sekitar 200 lagu, beberapa yang paling terkenal adalah Bumble Bee, Nothing in Rambling, dan Me and My Chauffeur Blues.Makam Memphis Minnie (2008)Memphis Minnie telah digambarkan sebagai penyanyi country blues wanita paling populer sepanjang masa.[1] Big Bill Broonzy meng...

1947–95 multilateral trade agreement; predecessor to WTO GATT redirects here. For other uses, see GATT (disambiguation). This article needs additional citations for verification. Please help improve this article by adding citations to reliable sources. Unsourced material may be challenged and removed.Find sources: General Agreement on Tariffs and Trade – news · newspapers · books · scholar · JSTOR (October 2019) (Learn how and when to remove this tem...

 

Pour les articles homonymes, voir Odeur (homonymie). L'expression odeur de sainteté, attestée après 1650[1], désigne à son origine l'odeur agréable que certains saints ou bienheureux, appelés myroblytes (terme issu du grec médiéval μυροβλύτης [myroblýtês] signifiant « d’où jaillit de la myrrhe »), sont présumés produire miraculeusement après leur mort depuis leur cadavre ou relique. Cette exhalaison peut parfois se produire de leur vivant. Dans la litt�...

 

L'Ordine dei frati minori conventuali (in latino Ordo fratrum minorum conventualium) è un istituto religioso maschile di diritto pontificio: i frati di questo ordine mendicante, detti francescani conventuali, pospongono al loro nome la sigla O.F.M.Conv.[1] Insieme ai frati minori e ai frati minori cappuccini costituisce il cosiddetto Primo ordine francescano o minoritico. Alla denominazione ufficiale possono localmente sostituirsi quelle tradizionali di Minoriten (Minoriti, nei p...

Long Island Long Island (Pulau Panjang) adalah sebuah pulau besar yang berpenduduk padat di lepas Pantai Timur Amerika Serikat, dimulai di New York Harbor hanya 0,56 km dari Pulau Manhattan dan membentang ke arah timur ke Samudera Atlantik Utara. Pulau ini terdiri dari empat county di negara bagian New York: Kings dan Queens di sebelah barat; Dan Nassau dan Suffolk di timur. Namun, banyak orang di wilayah metropolitan New York (bahkan mereka yang tinggal di Brooklyn dan Queens) secara bahasa ...

 

Перуанский анчоус Научная классификация Домен:ЭукариотыЦарство:ЖивотныеПодцарство:ЭуметазоиБез ранга:Двусторонне-симметричныеБез ранга:ВторичноротыеТип:ХордовыеПодтип:ПозвоночныеИнфратип:ЧелюстноротыеГруппа:Костные рыбыКласс:Лучепёрые рыбыПодкласс:Новопёрые �...

 

9th Infantry may refer to: 9th Bhopal Infantry, a regiment of the British Indian Army 9th Infantry Brigade (Greece) 9th Infantry Brigade (United Kingdom) 9th Infantry Brigade (Lebanon) 9th Infantry Division (Greece) 9th Infantry Division (India), a formation of the British Indian Army 9th Infantry Division (Philippines) 9th Infantry Division (Poland) 9th Infantry Division (South Korea) 9th Infantry Division (United States) 9th Infantry Regiment (United States) See also 9th Brigade (disambigua...

RaihaanunRaihaanun di tahun 2019LahirSiti Hafar Raihaanun Nabilla[1]7 Juni 1988 (umur 35)Jakarta, IndonesiaPekerjaanAktrismodelTahun aktif2003—sekarangKaryaDaftar filmografiSuami/istriTeddy Soeriaatmadja ​ ​(m. 2007; c. 2023)​Anak3KerabatItang Yunasz (paman)PenghargaanDaftar penghargaan Siti Hafar Raihaanun Nabilla (lahir 7 Juni 1988) adalah seorang pemeran dan model Indonesia. Raihaanun memulai kariernya dari modeling denga...

 

Bulgarian footballer Vladislav Zlatinov Zlatinov playing for Beroe in 2010Personal informationFull name Vladislav Hristov ZlatinovDate of birth (1983-03-23) 23 March 1983 (age 41)Place of birth Sandanski, BulgariaHeight 1.82 m (6 ft 0 in)Position(s) ForwardTeam informationCurrent team Septemvri SimitliNumber 9Youth career Vihren CSKA SofiaSenior career*Years Team Apps (Gls)2002–2003 Vihren 19 (7)2003–2005 Pirin Blagoevgrad 53 (35)2005–2008 Lokomotiv Plovdiv 58 (10)20...

 

The Rittinger & Motz printing firm of Berlin, Ontario (pictured c. 1906–1908) printed several German-language newspapers, including the Berliner Journal, Die Ontario Glocke and Der Canadische Kolonist.[1] In nineteenth-century Upper Canada,[a] German-language publications were in high demand. After the English and French, Germans were the third-largest immigrant group in Canada,[4][b] most of which was concentrated in Waterloo County and its heavil...

American reality television series Jersey ShoreGenreRealityDeveloped bySallyAnn SalsanoStarring Pauly D Nicole Polizzi Michael Sorrentino Sammi Giancola Ronnie Ortiz-Magro Jennifer Farley Vinny Guadagnino Angelina Pivarnick Deena Nicole Cortese Opening themeGet Crazy by LMFAOCountry of originUnited StatesOriginal languageEnglishNo. of seasons6No. of episodes71 (list of episodes)ProductionExecutive producers SallyAnn Salsano Scott Jeffress Jacquelyn French Running time42 minutesProduction comp...

 

جزء من سلسلة مقالات سياسة السودانالسودان الدستور الدستور حقوق الإنسان السلطة التنفيذية الرئيس عبد الفتاح البرهان نواب الرئيس محمد حمدان دقلو مجلس الوزراء السلطة التشريعية المجلس التشريعي مجلس الولايات المجلس الوطني السلطة القضائية القضاء المحكمة الدستورية المحكمة الع...

 

Dewan Perwakilan Rakyat Daerah Kabupaten Barito SelatanDewan Perwakilan Rakyat Kabupaten Barito Selatan 2019-2024JenisJenisUnikameral Jangka waktu5 tahunSejarahSesi baru dimulai14 Agustus 2019PimpinanKetuaMuhammad Farid Yusran (PDI-P) sejak 23 September 2019 Wakil Ketua IMoch. Yusuf Kalem (Golkar) sejak 23 September 2019 Wakil Ketua IIEnung Irawati (PKB) sejak 23 September 2019 KomposisiAnggota25Partai & kursi  PDI-P (7)   NasDem (2)   PKB (3) ...

The list of shipwrecks in the 16th century includes ships sunk, wrecked or otherwise lost between (and including) the years 1501 to 1600. 1501–1510 1502 11 July El Dorado: The Spanish carrack sank during a hurricane in the Mona Channel between Hispaniola and Puerto Rico with the loss of all on board. El Dorado was the flagship of a thirty-two strong fleet heading for Spain. Sources vary but at least another sixteen ships were also wrecked.[1] 11 July Santa Maria del Antigua: Part o...

 

陈一清(1894年—1971年),别号贻孙,湖南省常宁县板桥镇人。中国近代法学家、政治人物。[1] 生平 陈一清毕业于湖南私立达材法政专门学校。民国11年(1922年),当选为湖南省议员。民国12年(1923年),加入中国青年党,嗣后出任中国青年党中央常务委员兼外务部长等职务。民国27年(1938年),复任湖南省参议员。抗日战争胜利后,任制宪国民大会代表,制宪后又�...

 

Swedish Air Force aerobatic demonstration team Team 60Team 60 emblemActive1974 – presentCountry SwedenBranchSwedish Air ForceRoleAerobatic flight display teamSize6 AircraftBaseLjungbyhed AFBColoursGreyAircraft flownTrainerSK 60Military unit Team 60 is the aerobatic demonstration team of the Swedish Air Force. The team, at the time still unnamed, was formed in 1974 as a group of 4 SK 60 (Swedish Air Force designation for the SAAB 105) from the Air Force Central Flying School at Ljungbyh...

Foto Wojciech sebagai Wakil Ombudsman Polandia Wojciech Adam Brzozowski (lahir 12 Februari 1981) adalah seorang ahli hukum Polandia dan guru besar di Fakultas Hukum dan Administrasi Universitas Warsawa.[1] Keahliannya adalah di bidang hukum tata negara dan hubungan antara agama dan negara. Ia menjabat sebagai Wakil Ombudsman Polandia sejak tahun 2023.[2][3][4] Riwayat Ia lulus dari Fakultas Hukum dan Administrasi pada tahun 2005 dan Institut Ilmu Politik Univer...

 

رضا عنايتي معلومات شخصية الاسم الكامل غلام رضا عنايتي الميلاد 23 سبتمبر 1976 (العمر 48 سنة)[1]مشهد الطول 1.89 م (6 قدم 2 بوصة) مركز اللعب مهاجم الجنسية  إيران معلومات النادي النادي الحالي Havadar S.C. [الإنجليزية]‏ (head coach) مسيرة الشباب سنوات فريق 1998 Farsh Mashhad Workers[2] ا�...