Trường Bộ binh Thủ Đức

Trường Bộ binh Thủ Đức
Việt Nam Cộng hòa
Phù hiệu
Hoạt động1951-1975
Quốc gia Việt Nam Cộng hòa
Phục vụ Quân lực Việt Nam Cộng hoà
Quân chủngQuân trường
Phân loạiCao đẳng Quân sự
Bộ phận củaTổng cục Quân huấn
Bộ Tổng Tham mưu
Khẩu hiệuCư An Tư Nguy
Các tư lệnh
Chỉ huy
nổi tiếng
-Lê Văn Nghiêm
-Hồ Văn Tố
-Phan Đình Thứ
-Bùi Hữu Nhơn
-Phạm Quốc Thuần
-Nguyễn Vĩnh Nghi
Hiệu kỳ

Trường Sĩ quan Trừ bị Thủ Đức hoặc Liên trường Võ khoa Thủ Đức hay còn gọi là Trường Bộ binh Thủ Đức (đầu tiên ở Thủ Đức, đến cuối năm 1973 thì chuyển đến Long Thành) là một trong 6 trường đào tạo sĩ quan cho Quân lực Việt Nam Cộng hòa. Năm trường còn lại là Trường Võ bị Quốc gia, Đại học Chiến tranh Chính trị ở Đà Lạt, Trường Sĩ quan Không quân, Trường Sĩ quan Hải quânTrường Hạ sĩ quan Đồng Đế ở Nha Trang. Trường Thủ Đức hoạt động từ năm 1951 đến năm 1975.

Lịch sử hình thành

Do sắc lệnh của Quốc Trưởng Bảo Đại ký ngày 15 tháng 7 năm 1951, kêu gọi tổng động viên: Thanh niên tuổi từ 18 đến 28 đều phải nhập ngũ. Những người có bằng từ Cao đẳng Tiểu học trở lên sẽ nhập học khóa sĩ quan trừ bị.

Vào thời điểm này Chính phủ Quốc gia Việt Nam tổ chức 2 vị trí để thành lập Trường sĩ quan trừ bị: miền Bắc lập trường tại Nam Định gọi là Trường sĩ quan trừ bị Nam Định và miền Nam lập tại Thủ Đức gọi là Trường sĩ quan trừ bị Thủ Đức (trường Thủ Đức được xây dựng trên đồi Tăng Nhơn Phú, xã Linh Xuân Thôn, Quận Thủ Đức, Tỉnh Gia Định, Hiện nay là phân hiệu trường ĐH GTVT cơ sở 2). Cả hai trường đều tuyển sinh và khai giảng khóa học đầu tiên cùng thời gian: 1 tháng 10 năm 1951. Khóa 1 Nam Định mang tên Lê Lợi và khóa 1 Thủ Đức mang tên Lê Văn Duyệt.

Qua năm 1952, trường Nam Định được lệnh giải tán và sáp nhập vào với trường Thủ Đức. Cũng từ thời điểm này, thí sinh trên toàn Quốc gia nhập ngũ vào sĩ quan trừ bị đều vào học tại Trường sĩ quan trừ bị Thủ Đức. Khóa 2 được khai giảng vào ngày 15 tháng 10 năm 1952.

Từ khóa 1 đến khóa 5, tốt nghiệp với cấp bậc Thiếu uý, trường hợp thi tốt nghiệp với số điểm thấp hơn quy định thì ra trường mang cấp bậc Chuẩn úy hoặc Trung sĩ (hạ sĩ quan). Thiếu úy sau 2 năm được đương nhiên thăng cấp Trung úy và Chuẩn úy sau 18 tháng được thăng cấp Thiếu úy.

Từ khóa 6, khóa sinh tốt nghiệp chỉ mang cấp bậc Chuẩn úy. Sĩ quan xuất thân từ khóa này trở về sau, không được áp dụng tiêu chuẩn lên cấp tướng. Cho nên, sau này chỉ thấy cấp cao nhất là cấp Đại tá (Ngoại trừ trường hợp được xét chuyển qua ngạch hiện dịch sẽ được hưởng quy chế lên tướng. Ngoài ra, các quân nhân xuất thân từ trường Thiếu sinh quân và 4 khóa sĩ quan hiện dịch đặc biệt thụ huấn ở Trường Hạ sĩ quan Đồng Đế các năm từ 1959-1963 cũng được hưởng quy chế này).

Đầu tháng 2 năm 1955, Trường gián đoạn tuyển sinh và đào tạo sĩ quan trừ bị do ảnh hưởng của Hiệp định Genève ngày 20 tháng 7 năm 1954 trong điều khoản giảm trừ quân bị. Cuối tháng 2 năm 1957, Trường tái hoạt động và được cải danh thành Liên trường Võ khoa Thủ Đức.

Các Trường trong Liên trường Võ khoa

Stt Tên trường Chú thích Stt Tên trường Chú thích
1
Trường Bộ binh
5
Trường Quân cụ
2
Trường Thiết giáp
6
Trường Truyền tin
3
Trường Pháo binh
7
Trường Quân chính
4
Trường Công binh
8
Trường Thông vận binh
Trường Quân xa
9
Trường Thể dục Quân sự

Tháng 10 năm 1961, các trường Chuyên môn được tách ra khỏi Liên trường Võ khoa Thủ Đức (ngoại trừ 3 Trường Bộ binh, Thiết giáp và Thể dục Quân sự).

Năm 1962, phù hiệu của Liên trường Võ khoa Thủ đức gồm ngọn lửa hồng bao quanh thanh kiếm bạc trong nền xanh và được ghi thêm phương châm Cư An Tư Nguy (Có nghĩa là muốn sống yên ổn thì phải nghĩ đến lúc hiểm nguy. Suy rộng ra: "Muốn Hòa bình phải chuẩn bị Chiến tranh") do sáng kiến của Đại tá Phan Đình Thứ (tự Lam Sơn) đương nhiệm Chỉ huy trưởng của trường.

Ngày 1 tháng 8 năm 1963, Trường lấy lại danh hiệu cũ lúc ban đầu là Trường sĩ quan trừ bị Thủ Đức. Năm 1964, Trường lãnh thêm nhiệm vụ đào tạo các cán bộ Đại đội trưởng và Tiểu đoàn trưởng (theo chương trình học, khi mãn khóa được cấp văn bằng tốt nghiệp Đại đội trưởng hoặc Bộ binh Cao cấp). Cũng kể từ năm này các thí sinh muốn trúng tuyển vào học sĩ quan trừ bị phải có văn bằng Tú tài 1 trở lên hoặc chứng chỉ tương đương. Ngày 1 tháng 7/ năm 1964 Trường được cải danh thành Trường Bộ binh Thủ Đức

Trường đào tạo từ khóa 1 (1951) đến khóa 27 theo thứ tự từng năm nhưng khi chiến cuộc leo thang, nhu cầu đòi hỏi nhiều sĩ quan khiến số khóa tăng lên từ 2 khóa mỗi năm. Kể từ năm 1968 trở đi thì mỗi khóa được gọi là "1/68", "2/68", "1/69", "2/69"...[1].

Trong khuôn viên Trường có một đài tưởng niệm gọi là Trung nghĩa Đài ghi bốn chữ "Tổ quốc ghi ơn."[2] Kể từ năm 1968 công việc đào tạo sĩ quan trừ bị của Trường Thủ Đức được bổ túc bởi Trường Hạ sĩ quan Quân lực Việt Nam Cộng hòa, thường gọi là Trường Đồng Đế ở Nha Trang.[3]

Cuối năm 1973, Trường Bộ binh Thủ Đức được lệnh di chuyển về Huấn khu Long Thành. Đến giữa tháng 4 năm 1975 lại di chuyển về Thủ Đức.

Trường Bộ binh Thủ Đức giải thể vào năm 1975, khi Việt Nam Cộng hòa sụp đổ. Trong thời gian hoạt động 1951-1975, Trường Thủ Đức đã đào tạo hơn 80.000 sĩ quan trong đó khoảng 4.000 sĩ quan đặc biệt.[4]

Khóa Sĩ quan Trừ bị từ Nam Định đến Thủ Đức và Đà Lạt

Khóa Tên khóa
Niên khóa
Thời gian Sĩ số
Khóa sinh
Chỉ huy Tên Trường Chú thích
1
Lê Lợi[5]
1951-1952
1/10/1951
1/6/1952
(8 tháng)
255/218[6]
Thiếu tá Tilly
Sĩ quan Trừ bị
Nam Định
Trường được thành lập tại tỉnh Nam Định ở miền Bắc, nhưng chỉ đào tạo sĩ quan trừ bị một khóa duy nhất.
1
Lê Văn Duyệt[7]
1951-1952
1/10/1951
1/6/1952
(8 tháng)
475
Th/tướng Bouillet
Sĩ quan Trừ bị
Thủ Đức
Trường được thành lập ở một vị trí trong quận Thủ Đức thuộc tỉnh Gia Định.
2
Phụng Sự[8]
1952-1953
1/10/1952
1/4/1953
(6 tháng)
579
Đ/tá Chalandon
3
Đống Đa 1[9]
1953
1/4/1953
1/11/1953
(7 tháng)
821
Đại tá Cảm
Giai đoạn sĩ quan Pháp chuyển chức vụ Chỉ huy trưởng sang sĩ quan người Việt
3p
Đống Đa 2[10]
1953-1954
1/9/1953
16/3/1954
(6,5 tháng)
324
4
Cương Quyết 1[11]
1953-1954
1/12/1953
1/6/1954
(6 tháng)
1.148
4p
Cương Quyết 2[12]
1954
16/3/1954
1/10/1954
(6,5 tháng)
625
5
Vì Dân[13]
1954-1955
16/6/1954
1/2/1955
(7,5 tháng)
1.396
5p
Vương Xuân Sỹ[14]
1954-1955
1/11/1954-1/11/1955
(12 tháng)
210/200
6
Cộng Hòa[15]
1957-1958
25/3/1957
8/3/1958
(11,5 tháng)
563
Th/tướng Nghiêm
Liên trường
Võ khoa
7
Nhân Vị[16]
1958-1959
25/6/1958
10/6/1959
(11,5 tháng)
346
8
Bạch Đằng[17]
1959-1960
2/3/1959
7/3/1960
(12 tháng)
371
9
Đoàn Kết[18]
1959-1960
12/10/1959
14/11/1960
(13 tháng)
330
10
Thành Tín[19]
1960-1961
20/6/1960
14/6/1961
(12 tháng)
496
11
Đồng Tiến[20]
1961
9/1/1961
22/12/1961
(11,5 tháng)
763
Th/tướng Tố
12
Trần Hưng Đạo[21]
1961-1962
23/10/1961
1/8/1962
(9,5 tháng)
1.478
Đại tá Thứ
13
Ấp Chiến Lược[22]
1962
15/3/1962
28/12/1962
(9,5 tháng)
1.527
14
Nhân Trí Dũng[23]
1962-1963
17/9/1962
14/6/1963
(9 tháng)
2.191
15
Cách Mạng[24]
1963
25/2/1963
27/11/1063
(9 tháng)
1.890
Th/tướng Tám
16
Võ Tánh[25]
1963-1964
27/9/1963
30/4/1964
(7 tháng)
1.609
17
Nguyễn Thái Học[26]
1964
13/1/1964
22/10/1964
(9,5 tháng)
1.099
Ch/tướng Nhơn
Trường Bộ binh
18
Phan Văn Trị[27]
1964-1965
8/6/1964
18/3/1965
(9,5 tháng)
1.219
19
Nguyễn Huệ[28]
1964-1965
23/11/1964
27/8/1965
(9 tháng)
1.407
C/tướng Hớn
20
Xây dựng[29]
1965
12/4/1965
22/12/1965
(8,5 tháng)
1.475
21
1965-1966
1/10/1965-1/11/1966
(13 tháng)
Đại tá Trung
22
1966
1/2/1966
1/12/1966
(10 tháng)
23
1966-1967
1/9/1966
1/6/1967
(9 tháng)
Ch/tướng Nhơn
24
1966-1967
8/11/1966
10/8/1967
Ch/tướng Thơ
25
1967
2/5/1967
5/12/1967
(7 tháng)
1.985
Ch/tướng Nhơn
26
1967-1968
5/11/1967
8/6/1968
(7 tháng)
1.920
Ch/tướng Thơ
27
1967-1968
26/10/1967
1/8/1968
(7 tháng)
986

Các khóa đặt tên theo năm học

  • Các tên khóa ghi (chữ số nghiêng) thụ huấn tại Đồng Đế, Nha Trang. Số khóa còn lại thụ huấn tại Thủ Đức và Long Thành (Biên Hòa).
Năm học Khóa học Chỉ huy trưởng Chú thích Năm học Khóa học Chỉ huy trưởng Chú thích
1968[30]
(1/68)
(2/68)

3/68
4/68
5/68[31]
6/68
7/68
8/68
9/68
Ch/tướng Thơ
Chín (9) khóa học,
2 khóa thụ huấn tại Nha Trang
1972[32]
(1/72)[33]
2/72
3/72
4/72
5/72
(6/72)
7/72
8/72
9A/72
9B/72
9C/72
10/72
(11/72)[34]
12A/72
12B/72[35]
Tr/tướng Thuần
Mười lăm (15) khóa học,
3 khóa thụ huấn tại Nha Trang
Thời điểm này chiến tranh tại Việt Nam đã lên đến đỉnh điểm. Do đó nhu cầu về cán bộ chỉ huy ở các đơn vị, nhất là các đơn vị Chủ lực quân cũng tăng theo. Bộ Quốc phòng VNCH đã phải ban hành lệnh Tổng động viên toàn quốc
1969[36]
1/69
(2/69)
3/69[37]
4/69
5/69
Ch/tướng Thơ
Th/tướng Thuần
Năm (5) khóa học,
1 khóa thụ huấn tại Nha Trang.
1973
1/73
2/73
3/73
4/73
5/73
6/73
7/73
8/73
9/73
Tr/tướng Thuần
Tr/tướng Minh
Bảy (7) khóa học,
Các khóa 1 và 2 thụ huấn ở Thủ Đức. Từ khóa 3 đến khóa 7 thụ huấn tại Long Thành. Kể từ năm 1973, Trường Bộ binh Thủ Đức đã dời khu huấn luyện ra Long Thành.
1970
1/70
2/70
3/70
4/70
5/70
6/70[38]
Th/tướng Thuần

Sáu (6) khóa học
1974
1/74
2/74
3/74
Tr/tướng Minh
Tr/tướng Nghi
Ba (3) khóa học
Khóa 3/74 còn đang thụ huấn dở dang tại Huấn khu Long Thành thì xảy ra biến cố 30/4/1975
1971
1/71
2/71
3/71
4/71[39]
5/71[40]
Năm (5) khóa học
1975
1/75
Tr/tướng Nghi
Đ/tá Minh
Một (1) khóa học
Mới khai giảng tại Huấn khu Long Thành vào tháng 1/1975
  • Trong thời gian từ 1951 đến 1975, các trường Nam Định, Thủ Đức và Đồng Đế đã huấn luyện và đào tạo được 83 khóa sĩ quan trừ bị. Trong số các khóa sĩ quan trừ bị (tính cả ba khóa thụ huấn tại Đà Lạt), sau này có được 43 vị tướng lãnh (Nam Định 11 vị, Thủ Đức 32 vị).

Tướng lãnh xuất thân từ trường Nam Định

Stt Họ và tên Cấp bậc
sau cùng
Năm phong Chú thích
1
Lê Nguyên Khang
Trung tướng
1966[41]
2
Nguyễn Bảo Trị
1967
3
Nguyễn Cao Kỳ
Thiếu tướng
1964
4
Nguyễn Duy Hinh
1973
5
Nguyễn Chấn
Chuẩn tướng
1967
6
Nguyễn Văn Lượng
7
Phạm Hữu Nhơn
8
Vũ Đức Nhuận
9
Đặng Cao Thăng
10
Phan Phụng Tiên
11
Nguyễn Hữu Tần
1974

Tướng lãnh xuất thân từ trường Thủ Đức

Stt Họ và tên Cấp bậc
sau cùng
Năm phong Khóa học Chú thích
1
Nguyễn Đức Thắng[42]
Trung tướng
1968[41]
Khóa 1
2
Trần Văn Minh KQ
3
Ngô Quang Trưởng
1970
Khóa 4
4
Đồng Văn Khuyên
1972
Khóa 1
5
Nguyễn Ngọc Loan
Thiếu tướng
1968
6
Nguyễn Khoa Nam
1972
Khóa 3
7
Phan Đình Soạn
Khóa 1
8
Võ Xuân Lành
1974
9
Nguyễn Khắc Bình
1975
10
Bùi Thế Lân
Khóa 4
11
Nguyễn Bá Liên
Chuẩn tướng
1969
Khoá 3p
Truy thăng
12
Nguyễn Văn Khương
1970
Khóa 2
Truy thăng
13
Nguyễn Văn Thiện
14
Hồ Trung Hậu
1971
Khóa 4
15
Đỗ Văn An
1972
Truy thăng
166
Nguyễn Trọng Bảo
Truy thăng
17
Ngô Hán Đồng
Khóa 2
Truy thăng
18
Lê Văn Hưng
Khóa 5
Tự sát ngày 30/4/1975
19
Huỳnh Văn Lạc
Khóa 3
20
Trần Quốc Lịch
Khóa 4p
21
Lê Quang Lưỡng
Khóa 4
22
Huỳnh Bá Tính
Khoá 1
23
Đặng Đình Linh[43]
24
Huỳnh Công Thành
1973
Truy thăng
25
Bùi Quý Cảo
1974
Khóa 2
Truy thăng
26
Nguyễn Văn Điềm
Khóa 4
27
Phạm Ngọc Sang
Khóa 1
28
Trương Bảy
1975
29
Nguyễn Văn Giàu
Khóa 3
30
Chung Tấn Phát
31
Trang Sĩ Tấn
Khóa 16
Thụ huấn bổ túc
32
Phạm Duy Tất
Khóa 4p

Chỉ huy trưởng qua các thời kỳ

  1. Thiếu tướng Georges Bouillet (Thủ Đức từ 1/10/1951)[44]
  2. Thiếu tá Tilly (Nam Định từ 1/10/1951)
  3. Đại tá Chalandon (Nam Định + Thủ Đức từ 5/1/1952)
Stt Họ và tên Cấp bậc
tại nhiệm
Thời gian
tại chức
Tên Trường Chú thích
1
Phạm Văn Cảm[45]
Võ bị Lục quân Pháp[46]
Đại tá
11/1953-9/1956
Sĩ quan Trừ bị
Giải ngũ ở cấp Đại tá
2
Lê Văn Nghiêm
Võ bị Lục quân Pháp
Thiếu tướng
(1955)
9/1956-5/1961
Liên trường Võ khoa
(1957)
Giải ngũ năm 1965 ở cấp Trung tướng
3
Nguyễn Văn Chuân
Võ bị Huế K1
Đại tá
(1958)
5/1961-7/1961
Giải ngũ năm 1966 ở cấp Thiếu tướng
4
Hồ Văn Tố
Võ bị Huế K2
Thiếu tướng
7/1961-5/1962
Từ trần đột ngột năm 1962
5
Phan Đình Thứ
(Lam Sơn)
Võ bị Lục quân Pháp
Đại tá
(1958)
5/1962-11/1963
Sĩ quan Trừ bị
(8/1963)
Giải ngũ năm 1973 ở cấp Chuẩn tướng
6
Trần Ngọc Tám
Võ bị Liên quân
Viễn Đông Đà lạt
Thiếu tướng
(1958)
11/1963-4/1964
Giải ngũ năm 1974 ở cấp Trung tướng
7
Bùi Hữu Nhơn
Võ bị Liên quân
Viễn Đông Đà Lạt
Chuẩn tướng
(3/1964)
4/1964-11/1964
Trường Bộ binh
(7/1964)
Chỉ huy trưởng lần thứ 1
8
Cao Hảo Hớn
Võ bị Liên quân
Viễn Đông Đà Lạt
Chuẩn tướng
(5/1964)
11/1964-5/1965
Sau cùng là Trung tướng Phụ tá Tổng trưởng Quốc phòng
9
Trần Văn Trung
Võ bị Huế K1
Đại tá
(1958)
Chuẩn tướng
(11/1965)
5/1965-12/1966
Sau cùng là Trung tướng Tổng cục trưởng Tổng cục Chiến tranh Chính trị
10
Bùi Hữu Nhơn
Thiếu tướng
(1965)
12/1966-4/1967
Tái nhiệm Chỉ huy trưởng lần thứ 2. Giải ngũ năm 1968 ở cấp Thiếu tướng
11
Lâm Quang Thơ
Võ bị Đà Lạt K3
Đại tá
(1965)
Chuẩn tướng
(6/1968)
4/1967-8/1969
Sau cùng là Thiếu tướng Chỉ huy trưởng Trường Võ bị Quốc gia Đà Lạt
12
Phạm Quốc Thuần
Võ bị Đà Lạt K5
Thiếu tướng
(6/1968)
Trung tướng
(8/1971)
8/1969-10/1973
Sau cùng là Trung tướng Chỉ huy trưởng trường Hạ sĩ quan Đồng Đế
13
Nguyễn Văn Minh
Võ bị Đà Lạt K4
Trung tướng
(11/1972)
10/1973-11/1974
Sau cùng là Trung tướng Tư lệnh Biệt khu Thủ đô
14
Nguyễn Vĩnh Nghi
Võ bị Đà Lạt K5
Trung tướng
(3/1974)
11/1974-4/1975
Sau cùng là Trung tướng Tư lệnh phó Quân đoàn III kiêm Tư lệnh Tiền phương, đảm trách phòng tuyến Phan Rang
15
Trần Đức Minh[47]
Võ khoa Thủ Đức K3p
Đại tá
4/1975
Chỉ huy trưởng sau cùng

Nhân vật khác

  • Họa sĩ Tạ Tỵ[48][49]
  • Nhà văn Văn Quang[50]
  • Trung úy Nguyễn Lương Y (Tốt nghiệp thủ khoa khóa 15), từng là thư ký riêng của tướng Nguyễn Chánh Thi, một tình báo viên được nhà nước Việt Nam công nhận liệt sĩ.

Xem thêm

Chú thích

  1. ^ Trịnh Quang Chiếu. "Quân trường hoài niệm". Hội Ái hữu Khóa 5 Sĩ quan Trừ bị Vì Dân, Kỷ yếu kỷ niệm 60 năm 1954-2014. 2014. Tr 268-71
  2. ^ Trung nghĩa Đài
  3. ^ “Lịch sử Quân trường Đồng Đế”. Bản gốc lưu trữ ngày 5 tháng 5 năm 2009. Truy cập ngày 18 tháng 10 năm 2009.
  4. ^ "Đường trường xa, cựu sĩ quan Thủ Đức vẫn một lòng đi tới" theo báo Người Việt. Bản gốc lưu trữ ngày 16 tháng 10 năm 2010. Truy cập ngày 14 tháng 10 năm 2010.
  5. ^ Thủ khoa: Nguyễn Duy Hinh
  6. ^ Nhập học 255 khóa sinh và 218 khóa sinh tốt nghiệp
  7. ^ Thủ khoa: Phạm Kim Quy, cấp bậc sau cùng: Đại tá
  8. ^ Thủ khoa: Nguyễn Thanh Huệ
  9. ^ Thủ khoa: Phạm Văn Mẫn, cấp bậc sau cùng: Đại tá
  10. ^ Còn gọi là khóa 3 phụ, một nửa số khóa sinh được gửi đi thụ huấn ở trường Võ bị Đà Lạt mang tên khóa 9B Trừ bị, số còn lại thụ huấn ở Thủ Đức, cả hai đều dự lễ mãn khóa tại Thủ Đức. Thủ khoa tại Thủ Đức: Nguyễn Cao Trường, cấp bậc sau cùng: Đại tá
  11. ^ Thủ khoa: Nguyễn Văn Hải
  12. ^ Cũng như chương trình của khóa 3 phụ, một nửa số khóa sinh được gửi đi thụ huấn ở trường Võ bị Đà Lạt mang tên khóa 10B Trừ bị. Thủ khoa tại Thủ Đức: Nguyễn Thành Nguyên
  13. ^ Thủ khoa: Phạm Văn Minh, cấp bậc sau cùng: Trung tá
  14. ^ Được gửi toàn bộ khóa sinh đi thụ huấn ở trường Võ bị Đà Lạt mang tên khóa 11B Trừ bị. Thủ khoa tại Đà Lạt: Nguyên Văn Ngà
  15. ^ Thủ khoa: Nguyễn Văn Vinh
  16. ^ Thủ khoa: Nguyễn Hữu Phú
  17. ^ Thủ khoa: Phạm Thanh Nhàn
  18. ^ Thủ khoa: Lương Văn Hoa
  19. ^ Thủ khoa: Huỳnh Văn Bê
  20. ^ Thủ khoa: Trần Văn Ân
  21. ^ Thủ khoa: Nguyễn Ngọc Linh
  22. ^ Tên khóa học "Ấp Chiến Lược" còn được đặt cho khóa 16 sĩ quan võ bị thụ huấn ở Đà Lạt và khóa 3 Sĩ quan Hiện dịch Đặc biệt thụ huấn ở Trường Hạ sĩ quan Đồng Đế, Nha Trang. Cả ba khóa, dù khai giảng khác thời điểm nhưng đều mãn khóa vào tháng 12 năm 1962. Thủ khoa: Trương Đình Ngữ
  23. ^ Thủ khoa: Nguyễn Ngọc Diệp
  24. ^ Thủ khoa: Nguyễn Lương Y
  25. ^ Thủ khoa: Mai Văn Mến
  26. ^ Thủ khoa: Nguyễn Kim Long
  27. ^ Thủ khoa: Trần Văn Ngôn
  28. ^ Thủ khoa: Trần Sách Đốc
  29. ^ Thủ khoa: Lý Công Thuận
  30. ^ Thời gian thụ huấn chỉ còn 6 tháng tại Quân trường và 3 tháng thử nghiệm thực tế (chiến dịch) tại các đơn vị. Các khóa 1/68 và 2/68 thụ huấn tại Trường Hạ sĩ quan Đồng Đế thời điểm Đại tá Lê Văn Nhật và Trung tướng Linh Quang Viên làm Chỉ huy trưởng. Xem bài: Trường Hạ sĩ quan Đồng Đế
  31. ^ Khóa 5/68 có khoảng 1.500 khóa sinh nhập học, thời gian thụ huấn từ tháng 5/1968 đến tháng 1/1969. Thủ khoa: Nguyễn Đình Mô
  32. ^ Các khóa 1/72, 6/72, 11/72 thụ huấn tại Trường Hạ sĩ quan Đồng Đế thời điểm Chuẩn tướng Võ Văn Cảnh làm Chỉ huy trưởng
  33. ^ Khóa 1/72, có khoảng 700 khóa sinh nhập học, thời gian thụ huấn từ tháng 6/1972 đến tháng 3/1973
  34. ^ Khóa 11/72, có khoảng trên 900 khóa sinh nhập học, thời gian thụ huấn từ tháng 10/1972 đến tháng 6/1973,
  35. ^ Khóa 12B/72 được đặt tên khóa là Ba Đình
  36. ^ Khóa 2/69 thụ huấn tại Trường Hạ sĩ quan Đồng Đế thời điểm Trung tướng Linh Quang Viên làm Chỉ huy trưởng
  37. ^ Khóa 3/69 có khoảng 1.000 khóa sinh nhập học, thời gian thụ huấn từ tháng 2/1969 đến tháng 10/1970
  38. ^ Khóa 6/70 có khoảng trên 1.600 khóa sinh nhập học
  39. ^ Khóa 4/71 được đặt tên Bình Long Anh Dũng. thời gian thụ huấn từ tháng 8/1971 đến tháng 5/1972
  40. ^ Khóa 6/71 đượ đặt tên Kon Tum Kiêu Hùng, có khoảng 500 khóa sinh nhập học
  41. ^ a b Thứ tự từ Trung tướng, Thiếu tướng, Chuẩn tướng và theo năm được phong cấp
  42. ^ Trung tướng Nguyễn Đức Thắng, sau 2 tuần nhập học ở khóa 1 Lê Lợi (Nam Định), chuyển vào nam theo học tiếp ở khóa 1 Lê Văn Duyệt (Thủ Đức) và tốt nghiệp tại Thủ Đức
  43. ^ Chuẩn tướng Đặng Đình Linh, sau 2 tuần nhập học ở khóa 1 Lê Lợi (Nam Định), chuyển vào nam theo học tiếp ở khóa 1 Lê Văn Duyệt (Thủ Đức) và tốt nghiệp tại Thủ Đức
  44. ^ Ban đầu các Chỉ huy trưởng là Sĩ quan người Pháp
  45. ^ Đại tá Phạm Văn Cảm, sinh năm 1904 tại Hà Nam, xuất thân Thiếu sinh quân Pháp. Thân phụ của Đại tá Phạm Tất Thông (Sinh năm 1927 tại Hà Nam, tốt nghiệp khóa 3 Võ bị Đà Lạt. Chức vụ sau cùng: Tham mưu trưởng Tổng cục Quân huấn).
  46. ^ Xuất thân từ Trường Sĩ quan
  47. ^ Đại tá Trần Đức Minh, sinh năm 1932 tại Thái Bình.
  48. ^ Họa sĩ Tạ Tỵ tên đầy đủ là Tạ Văn Tỵ, Sinh năm 1921 tại Hà Nội, tốt nghiệp khóa 4 Cương Quyết 1. Chức vụ sau cùng: Trung tá phục vụ trong Tổng cục Chiến tranh Chính trị
  49. ^ “Tạ Tỵ đã ra đi”. Bản gốc lưu trữ ngày 7 tháng 11 năm 2013. Truy cập ngày 26 tháng 9 năm 2009.
  50. ^ Nhà văn Văn Quang tên thật là Nguyễn Quang Tuyến. Sinh năm 1933 tại Thái Bình, tốt nghiệp khóa 4 Cương Quyết 1. Chức vụ sau cùng: Trung tá phục vụ trong Cục Chính huấn thuộc Tổng cục Chiến tranh Chính trị

Tham khảo

  • Trần Ngọc Thống, Hồ Đắc Huân, Lê Đình Thụy (2011). Lược sử Quân lực Việt Nam Cộng hòa.

Liên kết ngoài