Trò chơi với bàn cờ

Trò chơi bàn cờ Monopoly được cấp phép tại 103 quốc gia và được in ra 37 ngôn ngữ.
Các cô gái trẻ chơi trò chơi bàn cờ trong thư viện Iisalmi năm 2016.

Trò chơi bàn cờ (tiếng Anh: board game) là một trò chơi trên bàn, gồm các quân trên bàn được cho di chuyển hoặc đặt trên một bề mặt phẳng hay bảng được đánh dấu sẵn (bề mặt chơi) và thường bao gồm các yếu tố của trò chơi trên bàn, thẻ bài, nhập vaitrò chơi thu nhỏ.

Hầu hết là sự cạnh tranh giữa hai hoặc nhiều người chơi. Trong cờ caro, một người chơi sẽ thắng sau khi bắt tất cả các quân đối lập, trong khi trò Eurogame thường kết thúc bằng phép tính điểm số cuối cùng. Pandemic là một trò chơi bàn cờ hợp tác trong đó người chơi thắng hoặc thua với tư cách là một đội và trò chơi cắm cọc (peg solitaire) là một trò chơi giải đố dành cho một người.

Có nhiều loại trò chơi theo nhóm. Việc thể hiện các tình huống thực tế của chúng có thể bắt nguồn từ việc không có chủ đề cố định, chẳng hạn như cờ đam, đến các loại có chủ đề và câu chuyện cụ thể, chẳng hạn như Cluedo (trò chơi giải vụ án). Các quy tắc có thể từ rất đơn giản, chẳng hạn như trong Snakes and Ladders; đến phức tạp sâu sắc, như trong Advanced Squad Leader.

Thời gian cần thiết để học hay thành thục trò chơi rất khác nhau giữa các trò chơi, và không nhất thiết tương quan với số lượng hay sự phức tạp của luật chơi; những trò chơi như cờ vua hay cờ vây có luật chơi tương đối đơn giản, nhưng rất có chiều sâu chiến lược.[1]

Một số ví dụ của trò chơi bàn cờ:

Lịch sử

Trò chơi bàn cờ thời cổ đại

Châu Âu

Hoa Kỳ

The Mansion of Happiness (1843)
Game of the District Messenger Boy (1886)

Các nơi khác trên thế giới

Bên ngoài Châu ÂuHoa Kỳ, nhiều trò chơi trò chơi bàn cờ truyền thống rất phổ biến. Ở Trung Quốc, cờ vây và nhiều biến thể khác của cờ vua rất phổ biến. Ở Châu PhiTrung Đông, Mancala là một dạng trò chơi bàn cờ nổi tiếng với rất nhiều biến thể theo khu vực. Ở Ấn Độ, một trò chơi cộng đồng có tên là Carrom rất phổ biến.[2]

Thế kỷ 21

Chơi Mancala, tương tự như Ô ăn quan
Số lượng trò chơi trò chơi bàn cờ xuất bản theo năm (1944–2017), như liệt kê trên BoardGameGeek. Các bộ mở rộng cho các trò chơi hiện có được đánh dấu bằng màu cam.

Từ cuối thập niên 1990 trở đi, các trò chơi bàn cờ đã chứng tỏ sự tăng trưởng thị trường đáng kể. Điều này chủ yếu được cho là nhờ vào Internet, một trong những yếu tố chính, đã giúp mọi người dễ dàng tìm hiểu thêm về các trò chơi cũng như tìm đối thủ dễ dàng hơn,[3] cũng như sự gia tăng chung về thời gian giải trí và chi tiêu của người tiêu dùng dành cho giải trí.[4]

Vào khoảng thập niên 2000, ngành công nghiệp trò chơi bàn cờ bắt đầu phát triển đáng kể với rất nhiều công ty sản xuất số lượng lớn các trò chơi mới để bán cho lượng khách hàng ngày càng tăng trên toàn thế giới.[5][6]

Trong thập niên 2010, một số nhà xuất bản gọi trò chơi bàn cờ đang có một Kỷ nguyên Vàng mới, mặc dù một số người chơi cờ thích gọi nó là 'thời kỳ phục hưng', vì Kỷ nguyên vàng vừa được định nghĩa trước vừa là một thuật ngữ chung.[6][7][8] Các địa điểm chơi trò chơi bàn cờ cũng ngày càng phổ biến; trong năm 2016, hơn 5.000 quán cà phê trò chơi trên bàn cờ đã mở cửa chỉ riêng ở Hoa Kỳ.[9] Ở Trung Quốc, các quán cà phê trò chơi bàn cờ được báo cáo là rất phổ biến.[10]

May mắn, chiến lược và ngoại giao

Phương tiện khác

Thị trường

Nghiên cứu về chơi trò chơi

Trò chơi board game phục vụ các sở thích đa dạng. Trái: Kōnane nhằm cạnh tranh về mặt học thức. Phải: Kōnane đem lại niềm vui sảng khoái.

Xuất hiện thêm một lĩnh vực nghiên cứu chuyên biệt về trò chơi được gọi là nghiên cứu trò chơi hoặc ludology.

Thể loại

Có một số cách phân loại trò chơi bàn cờ và có thể tồn tại những game chéo nhau, do đó trò chơi sẽ thuộc về một về một số thể loại.[11] Sau đây là danh sách một số loại phổ biến nhất:

Bảng chú giải thuật ngữ

Mặc dù nhiều trò chơi bàn cờ đều có biệt ngữ riêng, nhưng có một thuật ngữ tổng quát để mô tả các khái niệm áp dụng cho cơ chế trò chơi cơ bản và các thuộc tính chung cho gần như tất cả các trò chơi bàn cờ.

Xem thêm

* Giải thưởng board game

Bài đọc thêm

Tham khảo

  1. ^ Pritchard, D.B. (1994). The Encyclopedia of Chess Variants. Games & Puzzles Publications. tr. 84. ISBN 978-0-9524142-0-9. Chess itself is a simple game to learn but its resulting strategy is profound.
  2. ^ “The most popular board games in non-Western cultures”. BoardGameTheories. Truy cập ngày 1 tháng 10 năm 2020.
  3. ^ Lỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên Walker2014
  4. ^ “Why board games are becoming more popular”. BoardGameTheories. Truy cập ngày 1 tháng 10 năm 2020.
  5. ^ “A look into the golden age of boardgames | BGG”. BoardGameGeek (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 1 tháng 3 năm 2020.
  6. ^ a b Smith, Quintin (tháng 10 năm 2012). “The Board Game Golden Age”. Bản gốc lưu trữ ngày 1 tháng 6 năm 2013. Truy cập ngày 10 tháng 5 năm 2013.
  7. ^ Lỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên guardian2014oct
  8. ^ Konieczny, Piotr (2019). “Golden Age of Tabletop Gaming: Creation of the Social Capital and Rise of Third Spaces for Tabletop Gaming in the 21st Century”. Polish Sociological Review (bằng tiếng Anh) (2): 199–215. doi:10.26412/psr206.05 (không hoạt động ngày 31 tháng 5 năm 2021). ISSN 1231-1413.Quản lý CS1: DOI không hoạt động tính đến 2021 (liên kết)
  9. ^ “The Board Game Biz is Booming, and Chicago's Ready to Play”. WTTW News (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 1 tháng 3 năm 2020.
  10. ^ “Six Reasons China Loves Board Game Cafés”. Flamingo. Bản gốc lưu trữ ngày 20 tháng 5 năm 2016. Truy cập ngày 22 tháng 4 năm 2016.
  11. ^ Lỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên fv
  12. ^ “Arkham Horror's 3rd Edition Gives the Game a Dramatic and Awesome Overhaul - Gen Con 2018 - IGN” (bằng tiếng Anh).
  13. ^ “The Best Horror and Zombie Board Games - IGN” (bằng tiếng Anh).

Liên kết ngoài