Triturus

Triturus
Thời điểm hóa thạch: Eocene–Recent[1]
Phân loại khoa học
Giới (regnum)Animalia
Ngành (phylum)Chordata
Lớp (class)Amphibia
Bộ (ordo)Caudata
Họ (familia)Salamandridae
Chi (genus)Triturus
Rafinesque, 1815[2]
Loài điển hình
Triturus cristatus
(Laurenti, 1768)
Các loài
Từ 8 tới 9 loài[2][3]
Danh pháp đồng nghĩa[4]
  • Triton Laurenti, 1768
  • Molge Merrem, 1820
  • Oiacurus Leuckaert, 1821
  • Molga Boie, 1827
  • Tritonella Swainson, 1839
  • Hemisalamandra Dugès, 1852
  • Petraponia Massalongo, 1853
  • Pyronicia Gray 1858
  • Alethotriton Fatio, 1872
  • Triturus Boulenger, 1878
  • Turanomolge Nikolskii, 1918
  • Neotriton Bolkay, 1927

Triturus là một chi sa giông được tìm thấy từ đảo Anh qua phần lớn châu Âu tới cực tây Siberia, Tiểu Á, và khu vực biển Caspi. Các loài trong chi này sống và sinh sản trong các hồ nhiều thực vật thủy sinh hoặc môi trường bán thủy sinh trong vòng 2 đến 6 tháng và dành phần còn lại của năm sống ở vùng đất cạn nhiều bóng râm gần với nơi sinh đẻ của chúng. Con đực hấp dẫn con cái bằng vẻ bề ngoài, sau đó, con đực thả một bọc tinh và con cái đón lấy. Sau sự thụ tinh, con cái đẻ từ 200-400 trứng, mỗi trứng được gắn riêng lẽ lên lá của cây thủy sinh. Ấu trùng phát triển từ hai đến bốn tháng trước khi biến thái thành dạng con non sống trên mặt đất. Các loài trong chi này được gọi bằng các tên như marbled newt (sa giông vân cẩm thạch) và crested newt (sa giông mào) trong tiếng Anh.

Trước đây, hầu hết chi sa giông châu Âu từng bị gộp vào Triturus, nhưng các nhà phân loại học đã tách Ichthyosaura, Lissotriton, Ommatotriton thành các chi riêng biệt. Họ hàng gần nhất của chi này là Calotriton. Hai loài sa giông vân cảm thạch và sáu loài sa giông mào, tạo nên các phân loài nhỏ hơn, được công nhận hiện nay, thêm vào đó còn có một loài sa giông mào bị nghi ngờ.

Dù hiện không bị de dọa nghiêm trọng, các loài Triturus đang suy giảm số lượng bởi mất môi trường sốnggián đoạn sinh cảnh. Tất cả các loài được pháp luật bảo vệ tại châu Âu.

Phân loại

Tên chi Triturus được đề xuất bởi học giả Constantine Samuel Rafinesque năm 1815.[2] Loài điển hình, Triturus cristatus, ban đầu được mô tả dưới tên Triton cristatus bởi Josephus Nicolaus Laurenti năm 1768, như Linnaeus trước đó đã dùng tên Triton cho một chi ốc biển.[4]

Tới tận cuối thế kỷ 20, hầu hết các loài sa giông châu Âu được đặt trong Triturus, chi này về cơ bản đã được tái xem xét sau khi được chứng minh là một nhóm đa ngành.[4] Ba chi đã được tách ra khỏi Triturus là: Lissotriton OmmatotritonIchthyosaura. Họ hàng gần nhất của chúng là chi Calotriton.[5]

Triturus
sa giông mào

T. karelinii

T. ivanbureschi - miền đông

T. ivanbureschi - miền tây

T. carnifex

T. macedonicus

T. cristatus

T. dobrogicus

sa giông vân cẩm thạch

T. marmoratus

T. pygmaeus

Calotriton

Cây phát sinh loài chi Triturus

Tham khảo

  1. ^ Steinfartz, S.; Vicario, S.; Arntzen, J.W.; Caccone, Adalgisa (2007). “A Bayesian approach on molecules and behavior: reconsidering phylogenetic and evolutionary patterns of the Salamandridae with emphasis on Triturus newts”. Journal of Experimental Zoology Part B: Molecular and Developmental Evolution. 308B (2): 139–162. doi:10.1002/jez.b.21119. ISSN 1552-5007. Ấn phẩm cho phép truy cập mở - đọc miễn phí
  2. ^ a b c Rafinesque C.S. (1815). Analyse de la nature ou Tableau de l'univers et des corps organisés (bằng tiếng Pháp). Palermo: Jean Barravecchia. tr. 78. Ấn phẩm cho phép truy cập mở - đọc miễn phí
  3. ^ a b Wielstra, B.; Litvinchuk, S.N.; Naumov, B.; Tzankov, N.; Arntzen, J.W. (2013). “A revised taxonomy of crested newts in the Triturus karelinii group (Amphibia: Caudata: Salamandridae), with the description of a new species”. Zootaxa. 3682 (3): 441. doi:10.11646/zootaxa.3682.3.5. ISSN 1175-5334. Ấn phẩm cho phép truy cập mở - đọc miễn phí
  4. ^ a b c Frost, D.R. (2015). Triturus. Amphibian Species of the World: an Online Reference. Version 6.0”. New York, USA: American Museum of Natural History. Truy cập ngày 17 tháng 5 năm 2015.
  5. ^ Carranza, S.; Amat, F. (2005). “Taxonomy, biogeography and evolution of Euproctus (Amphibia: Salamandridae), with the resurrection of the genus Calotriton and the description of a new endemic species from the Iberian Peninsula”. Zoological Journal of the Linnean Society. 145 (4): 555–582. doi:10.1111/j.1096-3642.2005.00197.x. ISSN 0024-4082.

Liên kết ngoài

Tư liệu liên quan tới Triturus tại Wikimedia Commons