Tiếng Hy Lạp Síp

Tiếng Hy Lạp Síp
κυπριακή ελληνική
Sử dụng tạiSíp
Tổng số người nóich. 700.000 ở Síp
Phân loạiẤn-Âu
Mã ngôn ngữ
Glottologcypr1249[1]
Linguasphere56-AAA-ahg

Tiếng Hy Lạp Síp (tiếng Hy Lạp: κυπριακή ελληνική hoặc κυπριακά) là một phương ngữ tiếng Hy Lạp hiện đại được nói bởi đa số người Sípcộng đồng di cư Hy Lạp Síp. Nó được coi là một phương ngữ khác biệt vì nó khác với tiếng Hy Lạp hiện đại chuẩn[note 1] ở nhiều khía cạnh khác nhau về từ vựng,[2] ngữ âm, âm vị, hình thái, cú pháp và thậm chí ngữ dụng học,[3] không chỉ vì lý do lịch sử mà còn bởi sự cách ly địa lý, lịch sử định cư và bởi sử tiếp xúc lâu dài với các ngôn ngữ khác biệt về mặt hình thái.[4]

Phân loại

Một số hiện tượng âm vị học mà tiếng Hy Lạp Síp chia sẻ với các phương ngữ quần đảo Aegea: phụ âm dài đầu từ; kết tự vị /n/; và sự vòm hoá âm /k/ thành [t͡ʃ].

Tiếng Hy Lạp Síp không phải là hậu thân của tiếng Hy Lạp Arcadicyprus cổ đại, mà bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp Trung đại Byzantine. Theo truyền thống, nó được đặt trong nhóm đông nam của các phương ngữ Hy Lạp hiện đại, cùng với các phương ngữ tại DodekanisaKhios (có chung một số hiện tượng âm vị học).

Mặc dù tiếng Hy Lạp Síp có thường được coi là một phương ngữ, nhưng không thể thông hiểu đối với người nói tiếng Hy Lạp hiện đại chuẩn mà không có sự tiếp xúc trước.[5] Người Síp nói tiếng Hy Lạp nói được hai dạng tiếng Hy Lạp: tiếng Hy Lạp Síp bản xứ bình dân (phương ngữ "thấp") và tiếng Hy Lạp hiện đại chuẩn (phương ngữ "cao").

Lịch sử

Tiếng Hy Lạp Síp bị chia cắt khỏi phần còn lại của cộng đồng nói tiếng Hy Lạp từ thế kỷ thứ 7 đến thế kỷ thứ 10 công nguyên do các cuộc tấn công của người Ả Rập. Nó được tái hòa nhập trong Đế quốc Byzantine vào năm 962 để rồi bị cô lập một lần nữa vào năm 1191 khi nó rơi vào tay quân Thập tự chinh. Những thời kỳ cô lập này đã dẫn đến sự phát triển của các đặc điểm ngôn ngữ khác biệt so với tiếng Hy Lạp Byzantine.

Các văn liệu còn tồn tại lâu đời nhất bằng tiếng Hy Lạp Síp có từ thời Trung cổ. Một số trong số này là: bộ luật của Vương quốc Síp, Assates của Jerusalem; biên niên sử của Leontios Machairas và Georgios Voustronios; và một bộ sưu tập sonnet theo cách của Francesco Petrarca. Trong một trăm năm qua, phương ngữ đã được sử dụng trong thơ (với các nhà thơ lớn là Vasilis MichaelidesDimitris Lipertis). Theo truyền thống, nó cũng được sử dụng trong các bài hát dân gian, τσιαττιστά (hiểu đơn giản là "thơ đấu võ mồm", một hình thức The Dozens) và ποιητάρηες (hát rong).

Vào cuối những năm bảy mươi, Bộ trưởng Bộ Giáo dục Chrysostomos A. Sofianos đã nâng cấp vị thế của tiếng Hy Lạp Síp bằng cách đưa nó vào trong giáo dục. Gần đây, nó đã được sử dụng trong âm nhạc, ví dụ như trong reggae của Hadji Mike và trong rap bởi một số nhóm hip hop, chẳng hạn như Dimiourgoi Neas Antilipsis (DNA). Các chương trình truyền hình được sản xuất tại địa phương, thường là hài kịch hoặc phim tình cảm, sử dụng phương ngữ này, ví dụ "Vourate Geitonoi" βουράτε thay vì τρέξτε) hoặc "Oi Takkoi" Τάκκος là một cái tên đặc trưng cho người Hy Lạp Síp). Trong bộ phim nổi tiếng năm 2006 Cướp biển vùng Caribbe 2: Chiếc rương tử thần nam diễn viên Jimmy Roussounis tranh luận bằng tiếng Hy Lạp Síp với một thành viên phi hành đoàn khác nói tiếng Gibrizlidja (tiếng Thổ Síp) về chiếc mũ thuyền trưởng mà họ tìm thấy trên biển.

Ngày nay, tiếng Hy Lạp Síp là phương ngữ duy nhất của tiếng Hy Lạp hiện đại với mức độ sử dụng phổ biến nhất định trên Internet, hiện diện trên các blogcác diễn đàn trực tuyến. Ngoài ra, còn có cả một biến thể Greeklish ("Anh-Hy Lạp") của người Hy Lạp Síp, phản ánh sự khác biệt trong âm vị học.

Chú thích

Giải thích

  1. ^ Tiếng Hy Lạp hiện đại chuẩn là phương ngữ dựa trên Demotic (nhưng với các yếu tố của Katharevousa) đã trở thành ngôn ngữ chính thức của Hy Lạp vào năm 1976..

Trích dẫn

  1. ^ Nordhoff, Sebastian; Hammarström, Harald; Forkel, Robert; Haspelmath, Martin biên tập (2013). “Cypriot Greek”. Glottolog. Leipzig: Max Planck Institute for Evolutionary Anthropology.
  2. ^ Ammon 2006, tr. 1886.
  3. ^ Themistocleous và đồng nghiệp 2012, tr. 262.
  4. ^ Ammon 2006, tr. 1886–1887.
  5. ^ Arvaniti 2006, tr. 26.

Tài liệu

Ammon, Ulrich biên tập (2006). Sociolinguistics/Soziolinguistik 3: An International Handbook of the Science of Language and Society/Ein Internationales Handbuch Zur Wissenschaft Von Sprache und Gesellschaft (ấn bản thứ 2). Walter de Gruyter. ISBN 9783110184181.
Armosti, Spyros (2011). “Fricative and sonorant super-geminates in Cypriot Greek: a perceptual study”. Studies in Modern Greek Dialects and Linguistic Theory. Nicosia: Research Centre of Kykkos Monastery. tr. 97–112.
Arvaniti, Amalia (1999). “Cypriot Greek”. Journal of the International Phonetic Association. 29 (2): 173–178. doi:10.1017/S002510030000654X.
Arvaniti, Amalia (2006). “Erasure as a means of maintaining diglossia in Cyprus”. San Diego Linguistic Papers (2).
Arvaniti, Amalia (2010). “A (brief) review of Cypriot Phonetics and Phonology” (PDF). The Greek Language in Cyprus from Antiquity to the Present Day. University of Athens. tr. 107–124. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 23 tháng 1 năm 2016.
Georgiou, Georgios (2018). “Discrimination of L2 Greek vowel contrasts: Evidence from learners with Arabic L1 background”. Speech Communication. 102: 68–77. doi:10.1016/j.specom.2018.07.003.
Georgiou, Georgios (2019). “Bit and beat are heard as the same: Mapping the vowel perceptual patterns of Greek-English bilingual children”. Language Sciences. 72: 1–12. doi:10.1016/j.langsci.2018.12.001.
  • Grohmann, Kleanthes K.; Papadopoulou, Elena; Themistocleous, Charalambos (2017). “Acquiring Clitic Placement in Bilectal Settings: Interactions between Social Factors”. Frontiers in Communication. 2 (5). doi:10.3389/fcomm.2017.00005.
Hadjioannou, Xenia; Tsiplakou, Stavroula; Kappler, Matthias (2011). “Language policy and language planning in Cyprus”. Current Issues in Language Planning. 12 (4): 503–569. doi:10.1080/14664208.2011.629113.
Joseph, Brian D. (2010). “Greek, Modern”. Trong Brown, Keith; Ogilvie, Sarah (biên tập). Concise Encyclopedia of Languages of the World. Elsevier. tr. 464–467. ISBN 9780080877754.
Joseph, Brian D.; Tserdanelis, Georgios (2003). “Modern Greek”. Trong Roelcke, Thorsten (biên tập). Variationstypologie. Ein sprachtypologisches Handbuch zu den europäischen Sprachen in Geschichte und Gegenwart / Variation Typology. A Typological Handbook of European Languages. Walter de Gruyter. tr. 823–836.
Nevins, Andrew Ira; Chirotan, Ioana (2008). “Phonological Representations and the Variable Patterning of Glides” (PDF). Lingua. 118 (12): 1979–1997. doi:10.1016/j.lingua.2007.10.006.
Newton, Brian (1972). Cypriot Greek: Its phonology and inflections. The Hague: Mouton.
  • Themistocleous, Charalambos; Tsiplakou, Stavroula (2013). “High Rising Terminals In Cypriot Greek: Charting `Urban' Intonation”. Trong Auer, Peter; Reina, Javier Caro; Kaufmann, Göz (biên tập). Language Variation - European Perspectives IV: Selected papers from the Sixth International Conference on Language Variation in Europe (ICLaVE 6), Freiburg, June 2011. Amsterdam: John Benjamin's. tr. 159–172.
  • Themistocleous, Charalambos; Logotheti, Angeliki (2016). “Standard Modern Greek and Cypriot Greek vowels: a sociophonetic study”. Trong Ralli, Angela; Koutsoukos, Nikos; Bompolas, Stavros (biên tập). 6th International Conference on Modern Greek Dialects and Linguistic Theory (MGDLT6), September 25-28, 2014. University of Patras. tr. 177–183.
  • Themistocleous, Charalambos (2014). “Edge-Tone Effects and Prosodic Domain Effects on Final Lengthening”. Linguistic Variation. 14 (1): 129–160. doi:10.1075/lv.14.1.06the.
  • Themistocleous, Charalambos (2016). “Seeking an Anchorage. Stability and Variability in Tonal Alignment of Rising Prenuclear Pitch Accents in Cypriot Greek”. Language and Speech. 59 (4): 433–461. doi:10.1177/0023830915614602. PMID 28008803.
  • Themistocleous, Charalambos (2016). “The bursts of stops can convey dialectal information”. The Journal of the Acoustical Society of America. 140 (4): EL334–EL339. doi:10.1121/1.4964818. PMID 27794314.
  • Themistocleous, Charalambos; Savva, Angelandria; Aristodemou, Andrie (2016). “Effects of stress on fricatives: Evidence from Standard Modern Greek”. Interspeech 2016. tr. 1–4.
  • Themistocleous, Charalambos (2017). “Dialect classification using vowel acoustic parameters”. Speech Communication. 92: 13–22. doi:10.1016/j.specom.2017.05.003.
  • Themistocleous, Charalambos (2017). “The Nature of Phonetic Gradience across a Dialect Continuum: Evidence from Modern Greek Vowels”. Phonetica. 74 (3): 157–172. doi:10.1159/000450554. PMID 28268213.
Themistocleous, Christiana (2010). “Writing in a non-standard Greek variety: Romanized Cypriot Greek in online chat”. Writing Systems Research. 2. 2 (2): 155–168. doi:10.1093/wsr/wsq008.

Đọc thêm

Eklund, Robert (2008). “Pulmonic ingressive phonation: Diachronic and synchronic characteristics, distribution and function in animal and human sound production and in human speech”. Journal of the International Phonetic Association. 38 (3): 235–324. doi:10.1017/S0025100308003563.
Gil, David (2011). Dryer, Matthew S.; Haspelmath, Martin (biên tập). Para-Linguistic Usages of Clicks. Munich: Max Planck Digital Library.
Petinou, Kakia; Okalidou, Areti (2006). “Speech patterns in Cypriot-Greek late talkers”. Applied Psycholinguistics. 27 (3): 335–353. doi:10.1017/S0142716406060309.
Payne, Elinor; Eftychiou, Eftychia (2006). “Prosodic shaping of consonant gemination in Cypriot Greek”. Phonetica. 63 (2–3): 175–198. doi:10.1159/000095307. PMID 17028461.
Rowe, Charley; Grohmann, Kleanthes K. (tháng 11 năm 2013). “Discrete bilectalism: towards co-overt prestige and diglossic shift in Cyprus”. International Journal of the Sociology of Language. 2013 (224): 119–142. doi:10.1515/ijsl-2013-0058.
  • Bernardi, Jean-Philippe; Themistocleous, Charalambos (2017). “Modelling prosodic structure using Artificial Neural Networks”. Experimental Linguistics 2017: 17–20.
  • Botinis, Antonis; Christofi, Marios; Themistocleous, Charalambos; Kyprianou, Aggeliki (2004). “Duration correlates of stop consonants in Cypriot Greek”. Trong Branderud, Peter; Engstrand, Olle; Traunmüller, Hartmut (biên tập). FONETIK 2004. Stockholm: Dept. of Linguistics, Stockholm University. tr. 140–143.
  • Melissaropoulou, Dimitra; Themistocleous, Charalambos; Tsiplakou, Stavroula; Tsolakidis, Symeon (2013). “The Present Perfect in Cypriot Greek revisited”. Trong Auer, Peter; Reina, Javier Caro; Kaufmann, Göz (biên tập). Language Variation -- European Perspectives IV. Amsterdam / Philadelphia: John Benjamin's.
  • Themistocleous, Charalambos (2014). “Modern Greek Prosody. Using speech melody in communication (Prosodia tis Neas Ellinikis. I axiopoiisi tis melodias tis fonis stin epikoinonia)”. Stasinos. 6: 319–344.
  • Themistocleous, Charalambos (2011). “Nuclear Accents in Athenian and Cypriot Greek (ta pirinika tonika ipsi tis kipriakis ellinikis)”. Trong Gavriilidou, Zoe; Efthymiou, Angeliki; Thomadaki, Evangelia; Kambakis-Vougiouklis, Penelope (biên tập). 10th International Conference of Greek Linguistics. Democritus University of Thrace. tr. 796–805.