Tiếng Buryat

Tiếng Buryat
буряад хэлэн buryaad xelen
ᠪᠤᠷᠢᠶᠠᠳ
ᠮᠣᠩᠭᠣᠯ
ᠬᠡᠯᠡᠨ
Sử dụng tạiNga (Cộng hòa Buryat, Aga Buryatia), bắc Mông Cổ, Trung Quốc (Hulunbuir)
Tổng số người nói265.000 tại Nga và Mông Cổ (thống kê 2010); 65.000 tại Trung Quốc
Dân tộcNgười Buryat
Phân loạiMongol
  • Trung Mongol
    • Tiếng Buryat
Hệ chữ viếtChữ Kirin, chữ Mông Cổ, chữ Vagindra, chữ Latinh
Địa vị chính thức
Ngôn ngữ chính thức tại
Buryatia (Nga)
Mã ngôn ngữ
ISO 639-2bua
ISO 639-3tùy trường hợp:
bxu – Tiếng Buryat Trung Quốc
bxm – Tiếng Buryat Mông Cổ
bxr – Tiếng Buryat Nga
Glottologburi1258[1]
Linguaspherepart of 44-BAA-b
Khu vực nói tiếng Buryat (xanh)
ELP
Bài viết này có chứa ký tự ngữ âm IPA. Nếu không thích hợp hỗ trợ dựng hình, bạn có thể sẽ nhìn thấy dấu chấm hỏi, hộp, hoặc ký hiệu khác thay vì kí tự Unicode. Để biết hướng dẫn giới thiệu về các ký hiệu IPA, xem Trợ giúp:IPA.

Tiếng Buryat hay Buriat[2][3] (/ˈbʊriæt/;[4] chữ Buryat: буряад хэлэн, buryaad xelen, [bʊrʲˈaːt xɛˈlɯŋ]) là một ngôn ngữ Mông Cổ được nói bởi người Buryat mà có khi được phân loại như một nhóm phương ngữ lớn của tiếng Mông Cổ. Đa số người nói tiếng Buryat sống ở Nga, khu vực dọc theo biên giới Mông Cổ. Đây là ngôn ngữ chính thức của cộng hòa Buryat.[5] Ước tính có khoảng 330.000 người nói ngôn ngữ này. Có ít nhất 100.000 người Buryat tại Mông CổCộng hòa Nhân dân Trung Hoa.[6] Người Buryat tại Nga sử dụng một ngôn ngữ chuẩn riêng, viết bằng chữ Kirin,[7] dựa trên bảng chữ cái tiếng Nga, cộng thêm ba kí tự khác: Ү/ү, Ө/ө và Һ/һ.

Phương ngữ

Các phương ngữ tiếng Buryat gồm:

  • Nhóm Khori phía đông hồ Baikal gồm phương ngữ Khori, Aga, Tugnui, và Bắc Selenga. Khori cũng được nói bởi đa số người Buryat ở Mông Cổ và một số người ở Hulunbuir.
  • Phương ngữ Hạ Uda (Nizhneudinsk), nằm xa nhất về phía tây và chịu ảnh hưởng nhiều nhất từ các ngôn ngữ Turk
  • Nhóm Alar–Tunka gồm Alar, Tunka–Oka, Zakamna, và Unga ở phía tây nam hồ Baikal
  • Nhóm Ekhirit–Bulagat ở Ust-Orda Buryat Okrug gồm Ekhirit–Bulagat, Bokhan, Ol'khon, Barguzin, và Baikal–Kudara
  • Nhóm Bargut tại Hulunbuir (còn gọi là Barga), gồm Bargut cũ và Bargut mới.[8]

Dù trên vốn từ mượn, nên chia thành ba nhóm tương ứng với ba quốc gia.[9]

Ngữ âm

Tiếng Buryat có các nguyên âm /i, ə, e, a, u, ʊ, o, ɔ/ (cộng với một vài nguyên âm đôi),[10] /e/ ngắn trở thành [ɯ]. Các âm vị phụ âm là /b, g, d, th, m, n, x, l, r/ (mỗi âm lại có dạng vòm hóa tương ứng) và /s, ʃ, h, j/.[11]

Ngữ pháp

Tiếng Buryat là một ngôn ngữ chủ–tân–động (SOV) và chỉ sử dụng giới từ đứng sau (ví dụ tiếng Việt, trong nhà là giới tứ đứng trước, đứng sau sẽ thành nhà trong). Tiếng Buryat có tám cách ngữ pháp: cách chủ ngữ, cách đối, cách sở hữu, cách công cụ, cách trực bổ, cách cung, cách cho-cách vị trí và một dạng bị động riêng cho mỗi gốc từ.[12]

Số đếm

Tiếng Việt Tiếng Mông Cổ cổ điển Tiếng Buryat
1 Một Nigen Negen
2 Hai Hoyor Xoyor
3 Ba Gurban Gurban
4 Bốn Durben Dürben
5 Năm Tabun Taban
6 Sáu Jirug-a Zurgaan
7 Bảy Dolug-a Doloon
8 Tám Naiman Nayman
9 Chín Yisen Yühen
10 Mười Arban Arban

Chú thích

  1. ^ Nordhoff, Sebastian; Hammarström, Harald; Forkel, Robert; Haspelmath, Martin biên tập (2013). “Buriat”. Glottolog. Leipzig: Max Planck Institute for Evolutionary Anthropology.
  2. ^ Lỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên e19
  3. ^ Hammarström, Harald; Forke, Robert; Haspelmath, Martin; Bank, Sebastian biên tập (2020). “Buriat”. Glottolog 4.3.
  4. ^ Laurie Bauer, 2007, The Linguistics Student's Handbook, Edinburgh
  5. ^ Skribnik 2003: 102, 105
  6. ^ Skribnik 2003: 102
  7. ^ Skribnik 2003: 105
  8. ^ Skribnik 2003: 104
  9. ^ Gordon (ed.) 2005
  10. ^ Poppe 1960: 8
  11. ^ Svantesson et al. 2005: 146; the status of [ŋ] is problematic, see Skribnik 2003: 107. In Poppe 1960's description, places of vowel articulation are somewhat more fronted.
  12. ^ “Overview of the Buriat Language”. Learn the Buriat Language & Culture. Transparent Language. Bản gốc lưu trữ ngày 4 tháng 6 năm 2016. Truy cập ngày 4 tháng 11 năm 2011.

Tài liệu

  • Poppe, Nicholas (1960): Buriat grammar. Uralic and Altaic series (No. 2). Bloomington: Indiana University.
  • Skribnik, Elena (2003): Buryat. In: Juha Janhunen (ed.): The Mongolic languages. London: Routledge: 102-128.
  • Svantesson, Jan-Olof, Anna Tsendina, Anastasia Karlsson, Vivan Franzén (2005): The Phonology of Mongolian. New York: Oxford University Press.
  • Walker, Rachel (1997): Mongolian stress, licensing, and factorial typology. (Online on the Rutgers Optimality Archive website: roa.rutgers.edu/view.php3?id=184[liên kết hỏng].)

Đọc thêm

Liên kết ngoài

Bản mẫu:Languages of China