Tiếng Chuvash

Tiếng Chuvash
Чӑвашла, Čăvašla
Phát âm[tɕəʋaʂˈla]
Sử dụng tạiNga
Khu vựcChuvashia và các vùng lân cận
Tổng số người nói1.640.000 (tại Nga) (điều tra năm 2002, tự nhận)[1]
Dân tộcNgười Chuvash
Phân loạiTurk
  • Oghur (Lir)
    • Tiếng Chuvash
Địa vị chính thức
Ngôn ngữ chính thức tại
Chuvashia (Chủ thể liên bang của Nga)
Mã ngôn ngữ
ISO 639-1cv
ISO 639-2chv
ISO 639-3chv

Tiếng Chuvash (Чӑвашла Čăvašla; IPA: [tɕəʋaʂˈla])[2] là một ngôn ngữ Turk được nói tại miền trung nước Nga, chủ yếu là tại Cộng hòa Chuvash và các vùng lân cận. Đây là ngôn ngữ duy nhất còn tồn tại của nhánh Orghur thuộc Nhóm ngôn ngữ Turk.

Hệ thống chữ viết của tiếng Chuvash dựa phần lớn trên cơ sở bảng chữ cái Kirin, tận dụng tất cả các chữ cái trong chữ viết tiếng Nga cộng thêm bốn chữ Ӑ, Ӗ, Ҫ và Ӳ.

Hiện trạng

Tiếng Chuvash là ngôn ngữ bản địa của người Chuvash và cũng là một ngôn ngữ chính thức của Cộng hòa Chuvash.[3] Ngôn ngữ này được 1.640.000 người tại Nga và 34.000 người tại các quốc gia khác sử dụng.[4] 86% người dân tộc Chuvash và 8% người dân thuộc các dân tộc khác tại Chuvashia nói rằng mình có kiến thức về tiếng Chuvash theo điều tra năm 2002.[5] Bất chấp điều đó và việc tiếng Chuvash được dạy trong trường học và thính thoảng được sử dụng trên các phương tiện truyền thông, ngôn ngữ này đang bị đe dọa,[6][7] bởi tiếng Nga chiếm ưu thế vượt trội trong hầu hết các lĩnh vực của đời sống và có ít trẻ em học ngôn ngữ này để có thể sử dụng thành thạo.

Lịch sử

Chuvash là thứ tiếng đặc trưng nhất trong Ngữ hệ Turk và những người sử dụng các ngôn ngữ khác trong ngữ hệ không hiểu thứ tiếng này. Ngày nay, Chuvash được phân loại cùng với Khazar, Turk Avar, Bulgar và có thể là Hun là những thành viên của nhóm ngôn ngữ Orghur của Ngữ hệ Turk. Đây là ngôn ngữ duy nhất trong nhóm chưa bị tuyệt chủng. Việc kết luận tiếng Chuvash thuộc nhóm Orghur của Turk xuất hiện khi có các tranh luận rằng từ vựng của ngôn ngữ này thuộc loại r-l- và tiêu biểu cho các ngôn ngữ khác của nhóm. Phần còn lại của Ngữ hệ Turk thuộc loại z-š-.[8] Trước đó, một số học giả từng coi tiếng Chuvash không thật sự là một ngôn ngữ Turk về mọi mặt nhưng coi đây là một ngôn ngữ thuộc Ngữ hệ Phần Lan-Ural bị Turk hóa.[9]

Chữ viết

А а Ӑ ӑ Б б В в Г г Д д Е е Ё ё
Ӗ ӗ Ж ж З з И и Й й К к Л л М м
Н н О о П п Р р С с Ҫ ҫ Т т У у
Ӳ ӳ Ф ф Х х Ц ц Ч ч Ш ш Щ щ Ъ ъ
Ы ы Ь ь Э э Ю ю Я я

Tham khảo

  1. ^ Chuvash language on Ethnologue
  2. ^ còn được gọi là Chăvash, Chuwash, Chovash, Chavash, Çuvaş hay Çuaş
  3. ^ [1]
  4. ^ Ethnologue report for Chuvash
  5. ^ “Russian Census 2002. 6. Владение языками (кроме русского) населением отдельных национальностей по республикам, автономной области и автономным округам Российской Федерации”. Bản gốc lưu trữ ngày 4 tháng 11 năm 2006. Truy cập ngày 4 tháng 8 năm 2011.
  6. ^ “Zheltov, Pavel. An Attribute-Sample Database System for Describing Chuvash Affixes” (PDF). Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 21 tháng 7 năm 2011. Truy cập ngày 4 tháng 8 năm 2011.
  7. ^ Tapani Salminen (Last updated ngày 22 tháng 9 năm 1999). "UNESCO red book on endangered languages: Europe"
  8. ^ [Johanson (1998); cf. Johanson (2000, 2007) and the articles pertaining to the subject in Johanson & Csató (ed., 1998).]
  9. ^ [Encyclopædia Britannica (1997)]

Đọc thêm

  • Čaušević, Ekrem (2002). “Tschuwaschisch. in: M. Okuka (ed.)” (PDF). Lexikon der Sprachen des europäischen Ostens. Klagenfurt: Wieser. Enzyklopädie des europäischen Ostens 10: 811–815. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 9 tháng 3 năm 2006. Truy cập ngày 31 tháng 8 năm 2010.
  • Johanson, Lars & Éva Agnes Csató, ed. (1998). The Turkic languages. London: Routledge.
  • Lars Johansen (1998). “The history of Turkic”. Johanson & Csató. Encyclopaedia Britannica Online CD 98. tr. 81–125. Bản gốc lưu trữ ngày 8 tháng 4 năm 2011. Truy cập ngày 5 tháng 9 năm 2007.
  • Lars Johanson (1998). “Turkic languages”.
  • Lars Johanson (2000). “Linguistic convergence in the Volga area”. Gilbers, Dicky & Nerbonne, John & Jos Schaeken (ed.). Languages in contact Amsterdam & Atlanta: Rodopi. tr. 165–178 (Studies in Slavic and General linguistics 28.).
  • Johanson, Lars (2007). Chuvash. Encyclopedia of Language and Linguistics. Oxford: Elsevier.
  • Krueger, John (1961). Chuvash Manual. Indiana University Publications.
  • Paasonen, Heikki (1949). Gebräuche und Volksdichtung der Tschuwassen. edited by E. Karabka and M. Räsänen (Mémoires de la Société Finno-ougrinenne XCIV), Helsinki.
  • Петров, Н. П (2001). “Чувашская письменность новая”. Краткая чувашская энциклопедия. – Чебоксары. tr. С. 475–476. Bản gốc lưu trữ ngày 11 tháng 3 năm 2007.

Liên kết ngoài