Thẩm Xuân Diệu

Thẩm Xuân Diệu
沈春耀
Thẩm Xuân Diệu, 2020.
Chức vụ
Nhiệm kỳ29 tháng 4 năm 2017 – nay
6 năm, 302 ngày
Ủy viên trưởngTrương Đức Giang
Lật Chiến Thư
Tiền nhiệmLý Thích Thời
Kế nhiệmđương nhiệm
Nhiệm kỳ21 tháng 3 năm 2018 – nay
7 năm, 263 ngày
Ủy viên trưởngLật Chiến Thư
Tiền nhiệmLý Phi
Kế nhiệmđương nhiệm
Nhiệm kỳ24 tháng 10 năm 2017 – nay
7 năm, 85 ngày
Dự khuyết khóa XIX
Tổng Bí thưTập Cận Bình
Kế nhiệmđương nhiệm
Thông tin cá nhân
Quốc tịch Trung Quốc
Sinh1 tháng 5, 1960 (64 tuổi)
Lai Châu, Yên Đài, Sơn Đông, Trung Quốc
Nghề nghiệpChuyên gia kinh tế
Chính trị gia
Dân tộcHán
Tôn giáoKhông
Đảng chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc
Học vấnThạc sĩ Luật học
Alma materĐại học Chính Pháp

Thẩm Xuân Diệu (tiếng Trung giản thể: 沈春耀, bính âm Hán ngữ: Shěn Chūn Yào, sinh tháng 5 năm 1960, người Hán) là luật gia, chính trị gia nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.[1] Ông là Ủy viên Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc khóa XX, Ủy viên dự khuyết khóa XIX, hiện là chủ nhiệm của ba cơ quan trực thuộc Ủy ban Thường vụ Nhân Đại Trung Quốc khóa XIII là Ủy ban Công tác pháp chế, Ủy ban Luật Cơ bản Hồng Kông, và Ủy ban Luật Cơ bản Ma Cao, đồng thời là Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật và Hiến pháp của Nhân Đại Trung Quốc.

Thẩm Xuân Diệu là đảng viên Đảng Cộng sản Trung Quốc, học vị Thạc sĩ Luật học. Ông có sự nghiệp đều hoạt động ở lĩnh vực pháp luật của Trung Quốc, từ Quốc vụ viện cho đến Nhân Đại, là Ủy viên Thường vụ Nhân Đại Trung Quốc liên tục bốn khóa X, XI, XII, và XIII.

Xuất thân và giáo dục

Thẩm Xuân Diệu sinh tháng 5 năm 1960 tại huyện Dịch, nay là thành phố cấp huyện Lai Châu, thuộc địa cấp thị Yên Đài, tỉnh Sơn Đông, Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Ông lớn lên và tốt nghiệp phổ thông ở huyện Dịch, thi đỗ Đại học Cát Lâm vào tháng 9 năm 1979 rồi chuyển sang Đại học Chính Pháp Trung Quốc những năm 1980 sau khi được chuyển thể từ Học viện Chính Pháp, tới thủ đô Bắc Kinh nhập học Khoa Pháp luật rồi tốt nghiệp Cử nhân chuyên ngành Luật Quốc tế, đồng thời được kết nạp Đảng Cộng sản Trung Quốc vào những năm này. Sau đó, ông tiếp tục theo học cao học tại trường, nhận bằng Thạc sĩ Luật học.[2]

Sự nghiệp

Thời kỳ đầu

Tháng 1 năm 1977, Thẩm Xuân Diệu tốt nghiệp phổ thông và bắt đầu sự nghiệp của mình ở công tác thanh niên, rồi được tuyển dụng làm chuyên viên của Trung tâm Nghiên cứu Pháp quy và Kinh tế của Quốc vụ viện sau khi tốt nghiệp Đại học Chính Pháp. Ông công tác liên tục ở cơ quan này, hoạt động cùng các giai đoạn mà trung tâm chuyển đổi từ Cục Pháp chế của Sảnh Văn phòng Quốc vụ viện sang Trung tâm Nghiên cứu Pháp quy và Kinh tế năm 1981, trở lại Cục Pháp chế Quốc vụ viện (国务院法制局) từ 1986; lần lượt là chuyên viên cấp khóa viên, phó khoa, chính khoa rồi phó xứ, chính xứ, và là Ty trưởng Ty Pháp chế tài chính của Cục Pháp chế những năm 2000, công tác về pháp luậtQuốc vụ viện hơn 20 năm.[3][4]

Nhân Đại

Tháng 3 năm 2003, Thẩm Xuân Diệu chuyển sang hệ thống Đại hội đại biểu Nhân dân toàn quốc (Nhân Đại Trung Quốc) khi trúng cử đại biểu của khóa X, được bầu làm Ủy viên Ủy ban Thường vụ Nhân Đại, Ủy viên Ủy ban Kinh tế và Tài chính, và được bổ nhiệm làm Trợ lý Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế và Tài chính từ tháng 9 cùng năm. Tháng 10 năm 2004, ông được điều sang làm Ủy viên Ủy ban Pháp luật, Trợ lý Chủ nhiệm Ủy ban này, rồi được bổ nhiệm làm Phó Chủ nhiệm Ủy ban Công tác pháp chế Ủy ban Thường vụ Nhân Đại, cấp phó bộ, tỉnh từ tháng 10 năm 2007, và tiếp tục giữ vị trí này ở Nhân Đại Trung Quốc khóa XI. Tháng 12 năm 2008, ông được bổ nhiệm làm Chủ nhiệm Phòng Nghiên cứu của Sảnh Văn phòng Ủy ban Thường vụ Nhân Đại, tiếp tục là Ủy viên Thường vụ Nhân Đại khóa XI, và chuyển vị trí làm Phó Tổng thư ký Ủy ban Thường vụ Nhân Đại từ tháng 4 năm 2011.

Thẩm Xuân Diệu tái đắc cử các vị trí Ủy viên Thường vụ, Ủy viên Ủy ban Pháp luật và Phó Tổng thư ký của Nhân Đại khóa XII, được bổ nhiệm làm Chủ nhiệm Ủy ban Công tác pháp chế Ủy ban Thường vụ Nhân Đại, cấp bộ trưởng từ ngày 28 tháng 4 năm 2017. Tháng 10 năm 2017, ông tham gia đại hội đại biểu toàn quốc,[5][6][7] được bầu làm Ủy viên dự khuyết Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc khóa XIX tại Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ 19.[8][9][10] Đến tháng 3 năm sau, ông tiếp tục trúng cử đại biểu Nhân Đại Trung Quốc khóa XIII,[11][12] là Ủy viên Thường vụ liên tiếp bốn khóa, đồng thời được bổ nhiệm làm Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật và Hiến pháp Nhân Đại (cơ quan vừa được thành lập của Nhân Đại khóa XIII trên cơ sở Ủy ban Pháp luật), kiêm nhiệm Chủ nhiệm Ủy ban Luật Cơ bản Hồng Kông và Chủ nhiệm Ủy ban Luật Cơ bản Ma Cao.[13][14] Cuối năm 2022, ông tham gia Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ XX từ đoàn đại biểu khối cơ quan trung ương Đảng và Nhà nước.[15] Trong quá trình bầu cử tại đại hội,[16][17][18] ông được bầu là Ủy viên Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc khóa XX.[19][20]

Xem thêm

Chú thích

  1. ^ “任命沈春耀、刘水生为全国人大常委会副秘书长”. 人民网. 22 tháng 4 năm 2011. Lưu trữ bản gốc ngày 30 tháng 4 năm 2020.
  2. ^ “全国人大常委会任免沈春耀、姜异康、王宪魁、夏宝龙、李适等职务”. 中国经济网. Bản gốc lưu trữ ngày 29 tháng 4 năm 2017. Truy cập ngày 28 tháng 4 năm 2017.
  3. ^ “全国人大代表信息-沈春耀”. 全国人大网. Bản gốc lưu trữ ngày 10 tháng 3 năm 2013. Truy cập ngày 5 tháng 4 năm 2013.
  4. ^ 王逸吟; 卢玲艳 (ngày 28 tháng 4 năm 2017). “沈春耀任人大常委会法工委主任 跻身正部级”. Tân Tài (bằng tiếng Trung). Lưu trữ bản gốc ngày 25 tháng 12 năm 2018. Truy cập ngày 6 tháng 7 năm 2022.
  5. ^ “十九大受权发布:中国共产党第十九届中央委员会候补委员名单”. 新华网. 新华网. Bản gốc lưu trữ ngày 9 tháng 12 năm 2018. Truy cập ngày 18 tháng 8 năm 2021.
  6. ^ “中国共产党第十九届中央委员会候补委员名单(172名)”. 光明日报. 光明网. Bản gốc lưu trữ ngày 18 tháng 8 năm 2021. Truy cập ngày 18 tháng 8 năm 2021.
  7. ^ “中国共产党第十九届中央委员会候补委员名单”. 中国网. 中国网. Bản gốc lưu trữ ngày 18 tháng 8 năm 2021. Truy cập ngày 18 tháng 8 năm 2021.
  8. ^ “中国共产党第十九届中央委员会委员名单” [Danh sách Ủy viên Ủy ban Trung ương Đảng cộng sản Trung Quốc khóa XIX]. Đảng Cộng sản Trung Quốc. Bản gốc lưu trữ ngày 18 tháng 7 năm 2020. Truy cập Ngày 15 tháng 10 năm 2019.
  9. ^ 聂晨静 (ngày 24 tháng 10 năm 2017). “十九大受权发布:中国共产党第十九届中央委员会候补委员名单”. Tân Hoa Xã (bằng tiếng Trung). Lưu trữ bản gốc ngày 7 tháng 2 năm 2019. Truy cập ngày 11 tháng 11 năm 2021.
  10. ^ “十九届中央委员、候补委员、中央纪委委员名单”. 国际在线. 国际在线. Bản gốc lưu trữ ngày 18 tháng 8 năm 2021. Truy cập ngày 18 tháng 8 năm 2021.
  11. ^ “第十三届全国人民代表大会代表名单(2980名)”. 澎湃新闻-The Paper (bằng tiếng Trung). Bản gốc lưu trữ ngày 23 tháng 3 năm 2018. Truy cập ngày 19 tháng 2 năm 2021.
  12. ^ “中华人民共和国第十三届全国人民代表大会代表名单”. 中国网 (bằng tiếng Trung). 25 tháng 2 năm 2018. Bản gốc lưu trữ ngày 21 tháng 2 năm 2021. Truy cập ngày 19 tháng 2 năm 2021.
  13. ^ “(受权发布)中华人民共和国第十三届全国人民代表大会代表名单-中新网”. 中国新闻网. Bản gốc lưu trữ ngày 27 tháng 2 năm 2018. Truy cập ngày 19 tháng 2 năm 2021.
  14. ^ “中华人民共和国第十三届全国人民代表大会代表名单”. 光明网 (bằng tiếng Trung). 25 tháng 2 năm 2018. Bản gốc lưu trữ ngày 19 tháng 10 năm 2021. Truy cập ngày 19 tháng 2 năm 2021.
  15. ^ “中央和国家机关选举产生出席中国共产党第二十次全国代表大会代表”. 共产党员网. 27 tháng 7 năm 2022. Bản gốc lưu trữ ngày 2 tháng 8 năm 2022. Truy cập ngày 27 tháng 7 năm 2022.
  16. ^ “中国共产党第二十次全国代表大会开幕会文字实录”. Tân Hoa Xã (bằng tiếng Trung). 16 tháng 10 năm 2022. Lưu trữ bản gốc ngày 16 tháng 10 năm 2022. Truy cập ngày 16 tháng 10 năm 2022.
  17. ^ 任一林; 白宇 (ngày 22 tháng 10 năm 2022). “中国共产党第二十次全国代表大会在京闭幕”. Đảng Cộng sản (bằng tiếng Trung). Lưu trữ bản gốc ngày 23 tháng 10 năm 2022. Truy cập ngày 22 tháng 10 năm 2022.
  18. ^ 牛镛; 岳弘彬 (ngày 16 tháng 10 năm 2022). “奋力开创中国特色社会主义新局面(社论)”. CPC News (bằng tiếng Trung). Lưu trữ bản gốc ngày 16 tháng 10 năm 2022. Truy cập ngày 16 tháng 10 năm 2022.
  19. ^ 李萌 (ngày 22 tháng 10 năm 2022). “中国共产党第二十届中央委员会委员名单”. Chính phủ Nhân dân Trung ương (bằng tiếng Trung). Lưu trữ bản gốc ngày 22 tháng 10 năm 2022. Truy cập ngày 22 tháng 10 năm 2022.
  20. ^ 牛镛; 袁勃 (ngày 22 tháng 10 năm 2022). “中国共产党第二十届中央委员会委员名单”. Đại 20 (bằng tiếng Trung). Lưu trữ bản gốc ngày 22 tháng 10 năm 2022. Truy cập ngày 25 tháng 10 năm 2022.

Liên kết ngoài

Chức vụ hội đồng
Tiền vị:
Lý Thích Thời
Chủ nhiệm Ủy ban Pháp chế Thường vụ Nhân Đại
2017—nay
Đương nhiệm
Tiền vị:
Lý Phi
Chủ nhiệm Ủy ban Luật Cơ bản Hồng Kông
2018–nay
Đương nhiệm
Chủ nhiệm Ủy ban Luật Cơ bản Ma Cao
2018–nay