Lâm Lập Tuệ (tiếng Trung: 林立慧; bính âm: Lín Lìhuì, sinh ngày 16 tháng 4 năm 1976)[1], thường được biết đến với nghệ danh Thư Kỳ (tiếng Trung: 舒淇), là một nữ diễn viên kiêm người mẫu người Đài Loan.[2]
Thư Kỳ cùng với Thang Duy tạo thành cụm "Kỳ Duy" là hai trong tám vị đại hoa đán của nền điện ảnh Trung Quốc Đại Lục đương đại thế kỷ XXI bên cạnh Tứ đại hoa đán và Song Băng, thường được gọi chung là "Tứ Đại Song Băng Kỳ Duy".
Đầu đời
Thư Kỳ sinh ra trong một gia đình không khá giả tại Tân Điếm, Tân Bắc, Đài Loan.[8] Cô chuyển tới Hồng Kông năm 17 tuổi[8] và bắt đầu sự nghiệp giải trí với vai trò người mẫu chụp ảnh gợi cảm trên trang bìa tạp chí Penthouse[9] của Hồng Kông vào năm 1996 và phiên bản tiếng Trung của tạp chí Playboy.[10]
Thư Kỳ từng là lựa chọn đầu tiên cho vai diễn Ngọc Kiều Long – vai chính trong phim Ngọa hổ tàng long (2000) do Lý An làm đạo diễn, song đã từ chối để nhường vai cho Chương Tử Di; dù cô giải thích rằng mình làm vậy bởi thấy yêu cầu của vai diễn quá khắc nghiệt với mình,[14] thực tế là thay vào đó, cô nhận lời đi quay quảng cáo cho một hãng trà của Nhật Bản.[15] Năm 2002, nữ diễn viên tham gia phim hành động Gác kiếm của đạo diễn Nguyên Khuê, cùng với Triệu Vy và Mạc Văn Úy.[11] Cùng năm, Thư Kỳ đóng vai chính trong bộ phim The Transporter,[12] phần đầu của loạt phim Transporter (Người vận chuyển) của Pháp. Điều này đánh dấu bước đột phá đầu tiên của cô vào thị trường Mỹ. Năm 2008, cô có một vai diễn nhỏ nhưng đáng nhớ trong bộ phim hài lãng mạn của Mỹ, New York, I Love You.[16]
Tác phẩm điện ảnh đáng chú ý mà cô đã tham gia là Cỏ mỹ nhân (2004), một bộ phim lãng mạn lấy bối cảnh ở Vân Nam trong thời kỳ Cách mạng Văn hóa.[17] Cô đã giành được giải thưởng Nữ diễn viên chính xuất sắc nhất tại Lễ trao Giải phê bình phim Thượng Hải lần thứ 13 cho diễn xuất của mình.[18] Cô lại hợp tác với đạo diễn Hầu Hiếu Hiền trong Thời khắc đẹp nhất (2005),[12] bộ phim tranh giải tại Liên hoan phim Cannes[19] và đã giành cho Thư Kỳ giải Nữ diễn viên chính xuất sắc nhất tại Lễ trao Giải Kim Mã.[20]
Cô là thành viên ban giám khảo của Liên hoan phim quốc tế Berlin năm 2008 và Liên hoan phim Cannes năm 2009.[23][24][25][26] Cùng năm, cô được vinh danh tại Lễ trao Giải Hoa Biểu với tư cách là Nữ diễn viên chính xuất sắc nhất cho khu vực Đài Loan và Hồng Kông, cho vai diễn của cô trong bộ phim hài lãng mạn Phi thành vật nhiễu của đạo diễn Phùng Tiểu Cương. Đây là bộ phim hài lãng mạn Trung Quốc có doanh thu 50 triệu đô la Mỹ cao nhất Trung Quốc từ trước cho đến thời điểm đó.[27][28]
Thư Kỳ tái hợp với Hầu Hiếu Hiền trong bộ phim võ hiệp đầu tiên của ông, Nhiếp Ẩn Nương (2015), với vai chính. Bộ phim đã nhận được những đánh giá vô cùng tích cực tại Liên hoan phim Cannes,[30] và Thư Kỳ đã giành được giải thưởng Nữ diễn viên chính xuất sắc nhất tại Liên hoan phim Châu Á.[31] Cùng năm, cô đóng vai chính trong bộ phim bom tấn Ma thổi đèn: Tầm long quyết, chuyển thể từ loạt tiểu thuyết phiêu lưu nổi tiếng Ma thổi đèn.[32]
Cô cũng xuất hiện trong bộ phim khoa học viễn tưởng Pháo đài Thượng Hải năm 2019, phim được chuyển thể từ tiểu thuyết Pháo đài Thượng Hải (上海堡垒).[36]
Các hoạt động khác
Từ năm 2007 đến năm 2009, và năm 2013, Thư Kỳ đã được Takada Kenzo chọn tham gia các chiến dịch quảng cáo nước hoa nổi tiếng của hãng Flower by Kenzo.[37][38][39][40] Cô cũng là đại sứ thương hiệu của hãng thời trang Đài Loan Shiatzy Chen.[41]
Cô là đại sứ châu Á của Emporio Armani cho bộ sưu tập Thu/Đông 2010 của hãng thời trang này.[44] Cô cũng là đại sứ thương hiệu của nhãn hàng Bulgari tại Trung Quốc.[45]
Đời tư
Thư Kỳ gặp nam diễn viên kiêm đạo diễn Hồng Kông Phùng Đức Luân khi tham gia bộ phim Bishonen năm 1997; hai người hẹn hò năm 2012, đính hôn năm 2016 và trở thành vợ chồng trong cùng năm đó.[46][47]
^“福布斯中国发布100名人榜 吴京黄渤胡歌位列前三”. Sina (bằng tiếng Trung). ngày 20 tháng 8 năm 2019. Lưu trữ bản gốc ngày 20 tháng 8 năm 2019. Truy cập ngày 21 tháng 9 năm 2021.
^ abcd“Shu Qi, Biographie”. gala.fr (bằng tiếng Pháp). Lưu trữ bản gốc ngày 22 tháng 9 năm 2021. Truy cập ngày 22 tháng 9 năm 2021.
^Short, Stephen (11 tháng 12 năm 2000). “She Makes Magic”. Time. Lưu trữ bản gốc ngày 24 tháng 9 năm 2021. Truy cập ngày 24 tháng 9 năm 2021. politely declined. I'm lazy, Shu Qi admits. I thought the training would be too difficult and I didn't want to commit to a film for that long
^“Shu Qi and Xu Jinglei”. Variety (bằng tiếng Anh). ngày 16 tháng 7 năm 2006. Bản gốc lưu trữ ngày 22 tháng 9 năm 2021. Truy cập ngày 22 tháng 9 năm 2021.
^“China's Shu Qi among Cannes jury”. China Daily (bằng tiếng Anh). ngày 13 tháng 5 năm 2009. Lưu trữ bản gốc ngày 21 tháng 5 năm 2009. Truy cập ngày 22 tháng 9 năm 2021.
^Roxborough, Scott (ngày 30 tháng 1 năm 2008). “Berlinale names competition jury”. hollywoodreporter.com (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 22 tháng 9 năm 2021.
^“FILM REVIEW: The odd couple”. Taipei Times (bằng tiếng Anh). ngày 19 tháng 6 năm 2009. Lưu trữ bản gốc ngày 30 tháng 7 năm 2017. Truy cập ngày 22 tháng 9 năm 2021.
^“Zhang, Woo honored at China awards”. The Hollywood Reporter (bằng tiếng Anh). ngày 30 tháng 8 năm 2009. Lưu trữ bản gốc ngày 31 tháng 7 năm 2017. Truy cập ngày 22 tháng 9 năm 2021.
^“Aliens on the big screen”. China Daily (bằng tiếng Anh). ngày 21 tháng 9 năm 2017. Lưu trữ bản gốc ngày 21 tháng 9 năm 2021. Truy cập ngày 22 tháng 9 năm 2021.
^“1997年第二屆金紫荊獎得獎名單”. hkfca.org (bằng tiếng Trung). Lưu trữ bản gốc ngày 10 tháng 6 năm 2009. Truy cập ngày 22 tháng 9 năm 2021.Quản lý CS1: bot: trạng thái URL ban đầu không rõ (liên kết)
^ ab“第16屆香港電影金像獎提名及得獎名單”. hkfaa.com (bằng tiếng Trung). Lưu trữ bản gốc ngày 30 tháng 1 năm 2019. Truy cập ngày 22 tháng 9 năm 2021.
^“台北金馬影展 1998”. goldenhorse.org.tw (bằng tiếng Trung). Lưu trữ bản gốc ngày 22 tháng 9 năm 2021. Truy cập ngày 22 tháng 9 năm 2021.
^ ab“第18屆香港電影金像獎提名及得獎名單”. hkfaa.com (bằng tiếng Trung). Lưu trữ bản gốc ngày 13 tháng 4 năm 2021. Truy cập ngày 22 tháng 9 năm 2021.
^Andrew C.C. Huang (ngày 11 tháng 11 năm 2005). “42nd Golden Horse Awards” (bằng tiếng Anh). taiwannews.com.tw. Lưu trữ bản gốc ngày 2 tháng 6 năm 2021. Truy cập ngày 21 tháng 9 năm 2021.