Thời kỳ Nguyên Trị (元治, Genji?)là một Niên hiệu Nhật Bản sau Thời kỳ Văn Cửu và trước Thời kỳ Minh Trị. Thời kỳ này chỉ kéo dài hơn hai năm từ tháng 3 năm 1864 đến tháng 4 năm 1865.[1] Thiên hoàng của thời đại này là Thiên hoàng Hiếu Minh. Tướng quân của Mạc phủ Edo là Tokugawa Iemochi.
Thay đổi niên hiệu
- Ngày 27 tháng 3 năm 1864 (ngày 20 tháng 2 năm 1864 âm lịch): Niên hiệu mới được tạo ra để đánh dấu sự khởi đầu của một kỷ nguyên mới dựa trên chu kỳ 60 năm của Chiêm tinh Trung Quốc.[2]
- Ngày 1 tháng 5 năm 1865 (ngày 7 tháng 4 năm 1865 âm lịch): Đổi niên hiệu thành Khánh Ứng.
Sự kiện thời kỳ Nguyên Trị
- Tháng 3 (năm Nguyên Trị): Khởi nghĩa Kantō xảy ra trong khu vực phiên Mito
- Ngày 8 tháng 7 năm 1864 (năm Nguyên Trị, ngày 5 tháng 6 âm lịch): Sự kiện Ikedaya xảy ra tại quán trọ Ikedaya ở Kyoto.
- Ngày 12 tháng 8 năm 1864 (năm Nguyên Trị, ngày 11 tháng 7 âm lịch): Sakuma Shōzan bị ám sát ở tuổi 53.[3] Ông đã đi từ Edo đến Kyoto theo lệnh của Mạc phủ để giải thích ý tưởng của mình và xin phép việc mở cửa đất nước, nhưng đã bị ám sát dưới bàn tay của một người theo tư tưởng Tôn hoàng nhương di.[4]
- Ngày 5–6 tháng 9 năm 1864 (năm Nguyên Trị, ngày 5-6 tháng 8 âm lịch): Pháo kích Shimonoseki.
Xem thêm
Chú thích
Liên kết ngoài
Thư viện Quốc hội, "Lịch Nhật Bản" - tổng quan lịch sử và hình ảnh minh họa từ bộ sưu tập của thư viện.