Sự sống trên Sao Hỏa

Một minh họa về Sao Hỏa đã được địa khai hóa với sinh quyển.

Khả năng của sự sống trên Sao Hỏa là một chủ đề được quan tâm đáng kể của sinh vật học vũ trụ do khoảng cách cận kề của hành tinh này và tính tương đồng với Trái Đất. Cho đến hiện tại không có bằng chứng nào được tìm thấy chứng tỏ sự tồn tại của cuộc sống trên sao Hỏa. Tuy nhiên, bằng chứng tích lũy cho thấy bề mặt môi trường của sao Hỏa thời cổ có nước và có thể có sự sống cho vi sinh vật. Sự tồn tại của điều kiện cho sự sống không nhất thiết đi kèm với sự có mặt của các cơ thể sống.

Các cuộc tìm kiếm khoa học cho bằng chứng của cuộc sống bắt đầu vào thế kỷ 19, và chúng còn tiếp tục cho đến ngày hôm nay thông qua điều tra bằng kính thiên văn và các phi vụ hạ cánh xuống bề mặt sao Hỏa. Các nghiên cứu khoa học hiện đại đã nhấn mạnh việc tìm kiếm nước, chữ ký sinh học trong đất đá ở bề mặt hành tinh, và các khí tạo sự sống trong khí quyển.[1][2] Vào ngày 22 tháng 11 năm 2016, NASA đã báo cáo việc tìm thấy một lượng lớn tuyết ngầm dưới đất ở khu vực Utopia Planitia trên sao Hỏa. Khối lượng nước phát hiện đã được ước lượng tương đương với lượng nước trong Hồ Thượng.[3][4][5]

Sao Hỏa đặc biệt được quan tâm với các nghiên cứu nguồn gốc của cuộc sống vì sự giống nhau của nó với Trái Đất lúc ban đầu. Điều này rất đặc biệt vì sao Hỏa có khí hậu lạnh và thiếu quá trình kiến tạo mảng hoặc trôi dạt lục địa, vì vậy nó đã hầu như không có thay đổi nào kể từ khi kết thúc giai đoạn Hesperian. Ít nhất hai phần ba bề mặt sao Hỏa đã có tuổi thọ 3,5 tỷ năm tuổi, và sao Hỏa có thể giữ kỷ lục tốt nhất về các điều kiện tiền sự sống dẫn tới nguồn gốc sự sống, ngay cả khi cuộc sống không hoặc chưa bao giờ tồn tại ở đó.[6][7] Vào tháng 5 năm 2017, bằng chứng về cuộc sống sớm nhất được biết đến trên Trái Đất có thể đã được tìm thấy trong khoáng vật geyserit tuổi thọ 3.48 tỷ năm và các mỏ khoáng sản có liên quan khác (thường được tìm thấy xung quanh các suối nước nóngmạch nước phun) được khám phá ở vùng Pilbar Craton của Tây Úc.[8][9] Những phát hiện này có thể hữu ích trong việc quyết định nơi tốt nhất để tìm kiếm các dấu hiệu ban đầu của sự sống trên sao Hỏa.[8][9]

Khả năng tìm thấy chữ ký sinh học

Pahrump Hills 2014

Vào ngày 24 tháng 1 năm 2014, NASA đã báo cáo rằng các xe tự hành Curiosity và Opportunity bắt đầu tìm kiếm bằng chứng về cuộc sống trong quá khứ, bao gồm sinh quyển dựa trên các vi sinh vật tự hoại, hóa học, hoặc hóa chất tự hoại sinh, cũng như nước còn lại từ giai đoạn ban đầu, bao gồm môi trường fluvio-lacustrine (đồng bằng liên quan đến sông hoặc hồ giai đoạn ban đầu) có thể sinh sống được.[10][11][12][13] Việc tìm kiếm bằng chứng về khả năng của sự sống, taphonomy (liên quan đến hóa thạch) và carbon hữu cơ trên sao Hỏa đã trở thành mục tiêu hàng đầu của NASA[10].

Ngày 7/6/2018, NASA tuyên bố rằng Curiosity tìm thấy bằng chứng về vật chất hữu cơ, khí Mêtan có thể đã từng tồn tại trong lớp đá bùn khoảng 3,5 tỉ năm tuổi, khi lấy mẫu từ hai địa điểm khác nhau bên sườn dốc Pahrump thuộc miệng hố va chạm Gale, vùng Aeolis của sao Hỏa. Các mẫu phân tích phát hiện Thiophene, Benzen, Toluen, PrôpanButen. Các sản phẩm này thường là kết quả phân hủy của Kerogen, dạng tiền thân của dầukhí thiên nhiên trên Trái Đất.[14][15][16][17]

Tham khảo

  1. ^ Mumma, Michael J. (ngày 8 tháng 1 năm 2012). The Search for Life on Mars. Origin of Life Gordon Research Conference. Galveston, TX. Lưu trữ bản gốc ngày 4 tháng 6 năm 2016.
  2. ^ Chang, Kenneth (ngày 12 tháng 9 năm 2016). “Visions of Life on Mars in Earth's Depths”. New York Times. Lưu trữ bản gốc ngày 12 tháng 9 năm 2016. Truy cập ngày 12 tháng 9 năm 2016.
  3. ^ Staff (ngày 22 tháng 11 năm 2016). “Scalloped Terrain Led to Finding of Buried Ice on Mars”. NASA. Lưu trữ bản gốc ngày 24 tháng 11 năm 2016. Truy cập ngày 23 tháng 11 năm 2016.
  4. ^ “Lake of frozen water the size of New Mexico found on Mars – NASA”. The Register. ngày 22 tháng 11 năm 2016. Lưu trữ bản gốc ngày 23 tháng 11 năm 2016. Truy cập ngày 23 tháng 11 năm 2016.
  5. ^ “Mars Ice Deposit Holds as Much Water as Lake Superior”. NASA. ngày 22 tháng 11 năm 2016. Lưu trữ bản gốc ngày 23 tháng 11 năm 2016. Truy cập ngày 23 tháng 11 năm 2016.
  6. ^ McKay, Christopher P.; Stoker, Carol R. (1989). “The early environment and its evolution on Mars: Implication for life”. Reviews of Geophysics. 27 (2): 189–214. Bibcode:1989RvGeo..27..189M. doi:10.1029/RG027i002p00189.
  7. ^ Gaidos, Eric; Selsis, Franck (2007). “From Protoplanets to Protolife: The Emergence and Maintenance of Life”. Protostars and Planets V: 929–44. arXiv:astro-ph/0602008. Bibcode:2007prpl.conf..929G.
  8. ^ a b Staff (ngày 9 tháng 5 năm 2017). “Oldest evidence of life on land found in 3.48-billion-year-old Australian rocks”. Phys.org. Lưu trữ bản gốc ngày 10 tháng 5 năm 2017. Truy cập ngày 13 tháng 5 năm 2017.
  9. ^ a b Djokic, Tara; Van Kranendonk, Martin J.; Campbell, Kathleen A.; Walter, Malcolm R.; Ward, Colin R. (ngày 9 tháng 5 năm 2017). “Earliest signs of life on land preserved in ca. 3.5 Ga hot spring deposits”. Nature Communications. 8: 15263. Bibcode:2017NatCo...815263D. doi:10.1038/ncomms15263. Lưu trữ bản gốc ngày 18 tháng 5 năm 2017. Truy cập ngày 13 tháng 5 năm 2017.
  10. ^ a b Grotzinger, John P. (ngày 24 tháng 1 năm 2014). “Introduction to Special Issue - Habitability, Taphonomy, and the Search for Organic Carbon on Mars”. Science. 343 (6169): 386–387. Bibcode:2014Sci...343..386G. doi:10.1126/science.1249944. PMID 24458635. Lưu trữ bản gốc ngày 28 tháng 1 năm 2014.
  11. ^ Various (ngày 24 tháng 1 năm 2014). “Special Issue - Table of Contents - Exploring Martian Habitability”. Science. 343 (6169): 345–452. Lưu trữ bản gốc ngày 29 tháng 1 năm 2014.Quản lý CS1: sử dụng tham số tác giả (liên kết)
  12. ^ Various (ngày 24 tháng 1 năm 2014). “Special Collection - Curiosity - Exploring Martian Habitability”. Science. Lưu trữ bản gốc ngày 28 tháng 1 năm 2014.Quản lý CS1: sử dụng tham số tác giả (liên kết)
  13. ^ Grotzinger, J. P.; Sumner, D. Y.; Kah, L. C.; Stack, K.; Gupta, S.; Edgar, L.; Rubin, D.; Lewis, K.; Schieber, J.; và đồng nghiệp (ngày 24 tháng 1 năm 2014). “A Habitable Fluvio-Lacustrine Environment at Yellowknife Bay, Gale Crater, Mars”. Science. 343 (6169, number 6169): 1242777. Bibcode:2014Sci...343G.386A. doi:10.1126/science.1242777. PMID 24324272. Lưu trữ bản gốc ngày 14 tháng 2 năm 2014.
  14. ^ NASA Finds Ancient Organic Material, Mysterious Methane on Mars Solar System Exploration: NASA Science. NASA 7/6/2018
  15. ^ NASA rover hits organic pay dirt on Mars By Paul VoosenJun. 7, 2018, 2:00 PM doi:10.1126/science.aau3992
  16. ^ NASA: Tìm thấy vật chất hữu cơ cổ đại trên Sao Hỏa, các nhà khoa học đang "đi đúng hướng" để tìm ra dấu vết sự sống Lưu trữ 2018-06-12 tại Wayback Machine TTT 08-06-2018 - 10:49 AM
  17. ^ NASA phát hiện dấu vết của sự sống cổ đại trên sao Hỏa Phương Hoa Thứ sáu, 8/6/2018, 07:24 (GMT+7)

Liên kết ngoài