Sự biến Cấm môn

Sự biến Cấm môn
禁門の変・蛤御門の変
Một phần của Xung đột thời Bakumatsu

Một bức tranh mộc bản của Yūzan Mori, mô tả cuộc nổi loạn Cáp Ngự môn.
Thời gianngày 19 tháng 7 năm 1864 (Âm lịch)
ngày 20 tháng 8 năm 1864 (Dương lịch)
Địa điểm
Thành phố Kyoto, xung quanh Hoàng cung Kyoto
Kết quả Mạc phủ Tokugawa chiến thắng
Tham chiến
Phiên Chōshū
Nhóm rōnin Tôn hoàng nhương di
Mạc phủ Tokugawa
Phiên Aizu
Phiên Satsuma
Phiên Mito
Phiên Owari
Phiên Kii
Phiên Kuwana
Phiên Ōgaki
Phiên Echizen
Phiên Hikone
Phiên Yodo
Phiên Asao
Shinsengumi
Mimawarigumi
Yūgekitai
Chỉ huy và lãnh đạo
Mototsune Fukuhara
Genzui Kusaka
Matabei Kijima
Shinano Kunishi
Masuda Chikanobu
Tokugawa Yoshinobu
Matsudaira Katamori
Saigō Takamori
Ohara Tadahiro
Kondō Isami
Lực lượng
3.000 quân (1.400 quân Chōshū + 1,600 rōnin) 50.000 quân
Thương vong và tổn thất
400 người bị giết hoặc bị thương 60 người bị giết hoặc bị thương,
28.000 ngôi nhà bị cháy rụi
Sự biến Cấm môn trên bản đồ Nhật Bản
Sự biến Cấm môn
Vị trí trong Nhật Bản

Sự biến Cấm môn (禁門の変 Kinmon no Hen?, Cấm môn biến), còn gọi là Vụ biến loạn Cổng Hamaguri (蛤御門の変 Hamaguri Gomon no Hen?, Cáp Ngự môn biến), là một cuộc nổi dậy của phiên Chōshū chống lại Mạc phủ Tokugawa diễn ra vào ngày 20 tháng 8 [âm lịch: ngày 19 tháng 7] năm 1864, gần Hoàng cungKyoto.

Diễn biến

Cuộc nổi dậy phản ánh sự bất bình lan rộng trong cả các nhóm ủng hộ Thiên hoàng và chống ngoại bang, những người đã dấy loạn theo khẩu hiệu Tôn vương Nhương di (sonnō jōi). Thiên hoàng Kōmei đã ban "sắc chiếu nhương di". Do đó, vào tháng 3 năm 1863, nhóm chí sĩ phe tôn quân đã tìm cách nắm quyền kiểm soát Thiên hoàng hòng khôi phục lại vị thế thống lĩnh về mặt chính trị của hoàng tộc.

Trong cuộc nổi loạn đang diễn ra đẫm máu, phiên Chōshū đứng đầu phải chịu trách nhiệm về sự xúi giục gây loạn. Để chống lại âm mưu bắt cóc của loạn quân, quân binh của các phiên AizuSatsuma (sau này do Saigō Takamori lãnh đạo[1]) đã đảm nhận trọng trách bảo vệ Hoàng cung. Tuy nhiên, trong quá trình giao tranh, quân Chōshū đã làm thiêu rụi toàn kinh thành Kyoto, bắt đầu từ nơi ở của gia đình Takatsukasa, và của một quan chức Chōshū. Không rõ liệu binh sĩ Chōshū đã đốt cháy Kyoto ngay khi họ bắt đầu thua cuộc, hay việc họ làm như vậy là một phần trong chiến lược ban đầu của họ và được thực hiện như một chiến thuật nghi binh. Trong số những chí sĩ đã chết trong vụ biến loạn này có Kusaka Genzui.

Nhiều triều thần khác, bao gồm cả Nakayama Tadayasu, ông ngoại kiêm Cố vấn đặc biệt của Thiên hoàng về nội vụ, đã bị trục xuất khỏi triều đình do dính líu đến vụ biến loạn này.[2] Mạc phủ viện cớ Chōshū gây ra sự biến Cấm môn là "triều địch" nên quyết định dẫn binh thảo phạt phiên này vào tháng 9 năm 1864.

Chú thích

  1. ^ Nagasawa Takaaki, The Life of Japan’s “Last Samurai”: Saigō Takamori) at Nippon.com, accessed ngày 18 tháng 6 năm 2020
  2. ^ Takeda Hideaki, Nakayama Tadayasu (1809–88) at kokugakuin.ac, accessed ngày 24 tháng 9 năm 2013

Tham khảo

  • Suzuki Tsutomu: Kaikoku to Jōi. Nihon rekishi shirizu dai-17-kan. (Die Öffnung des Landes und Fremdenfeindlichkeit), Tokyo 1966.
  • S. Noma (Hrsg.): Hamaguri Gomon Incident. In: Japan. An Illustrated Encyclopedia. Kodansha, 1993, ISBN 4-06-205938-X.