Sở biểu và năng biểu

Sơ đồ minh họa mối quan hệ giữa sở biểu (tiếng Pháp: signifié) và năng biểu (tiếng Pháp: signifiant) trong tác phẩm Cours de linguistique génerale (Giáo trình ngôn ngữ học đại cương) của nhà ngôn ngữ học de Saussure

Trong ký hiệu học, sở biểu và năng biểu[1] hay cái được biểu đạt và cái biểu đạt[2] (tiếng Pháp: signifié et signifiant; tiếng Anh: signified and signifier) là hai thành tố kiến tạo nên một ký hiệu (tiếng Pháp: signe; tiếng Anh: sign). Khái niệm này được đề xướng bởi nhà ngôn ngữ học Thụy Sĩ Ferdinand de Saussure,[3] rồi được tiếp tục phát triển bởi các nhà ngôn ngữ học và các nhà triết học trường phái hậu cấu trúc luận, tiêu biểu là Jacques Derrida.

Tham khảo

  1. ^ Nguyễn Thiện Giáp (15 tháng 9 năm 2014). “Phân biệt nghĩa và ý nghĩa trong ngôn ngữ học hiện đại”. Tạp chí khoa học Nghiên cứu Nước ngoài. 30 (3): 1–13. ISSN 2525-2445. Truy cập ngày 19 tháng 8 năm 2022.
  2. ^ Nguyễn Thị Minh (ngày 15 tháng 4 năm 2017). “Về cái biểu đạt và cái được biểu đạt của kí hiệu ngôn ngữ” (PDF). Tạp chí Khoa học Xã hội và Nhân văn. 14 (4b): 20–29. ISSN 1859-3100. Truy cập 19 tháng 8 năm 2022.
  3. ^ Saussure, Ferdinand de (1983) [1913]. Giáo trình ngôn ngữ học đại cương. Cao Xuân Hạo (biên dịch). NXB Khoa học xã hội.