Sở (tổ chức hành chính Việt Nam)

Sở là cơ quan thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; thực hiện chức năng tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực ở địa phương theo quy định của pháp luật và theo phân công hoặc ủy quyền của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.[1]

Tổ chức các Sở thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh

Các sở được tổ chức thống nhất ở các địa phương

1. Sở Nội vụ

2. Sở Tư pháp

3. Sở Kế hoạch và Đầu tư

4. Sở Tài chính

5. Sở Công Thương

6. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

7. Sở Giao thông vận tải

8. Sở Xây dựng

9. Sở Tài nguyên và Môi trường

10. Sở Thông tin và Truyền thông

11. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội

12. Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch

13. Sở Khoa học và Công nghệ

14. Sở Giáo dục và Đào tạo

15. Sở Y tế

16. Thanh tra tỉnh

17. Văn phòng Ủy ban nhân dân

Các sở đặc thù được tổ chức ở một số địa phương

1. Sở Ngoại vụ

2. Ban Dân tộc

3. Sở Quy hoạch - Kiến trúc (được thành lập ở thành phố Hà NộiThành phố Hồ Chí Minh)

4. Sở Du lịch (ở những địa phương có du lịch phát triển như: Hà Nội, Quảng Ninh, TPHCM, Kiên Giang,...)

Các sở chỉ có tại một vài địa phương

(Các Sở dưới đây không được quy định thống nhất toàn quốc mà tự lập tại một vài địa phương)

1. Sở Giao thông vận tải - Xây dựng (sáp nhập Sở Giao thông vận tải và Sở Xây dựng, tại Lào Cai)

2. Ban Dân tộc - Tôn giáo (sáp nhập Ban Dân tộc và Ban Tôn giáo thuộc Sở Nội vụ, tại Bạc Liêu)

3. Sở An toàn thực phẩm (chỉ có tại Thành phố Hồ Chí Minh) [2]

......

Cơ cấu tổ chức của Sở

1. Văn phòng (nếu có)

2. Thanh tra (nếu có)

3. Phòng chuyên môn, nghiệp vụ

4. Chi cục (nếu có)

5. Đơn vị sự nghiệp công lập (nếu có)

Xem thêm

Chú thích

  1. ^ “Nghị định số 24/2014/NĐ-CP ngày 4/4/2014 về Quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương”.
  2. ^ “Sở An toàn thực phẩm đầu tiên của cả nước hoạt động từ ngày 1/1/2024”.