Sắt(III) selenat

Sắt(III) selenat
Tên khácFerric selenat
Sắt sesquiselenat
Sắt(III) selenat(VI)
Sắt sesquiselenat(VI)
Ferric selenat(VI)
Ferrum(III) selenat
Ferrum sesquiselenat
Ferrum(III) selenat(VI)
Ferrum sesquiselenat(VI)
Số CAS166547-62-2 (9 nước)[ghi chú 1]
Nhận dạng
Số CAS13718-77-9
Thuộc tính
Công thức phân tửFe2(SeO4)3
Khối lượng mol540,5668 g/mol (khan)
558,58208 g/mol (1 nước)
576,59736 g/mol (2 nước)
612,62792 g/mol (4 nước)
702,70432 g/mol (9 nước)
Bề ngoàichất rắn màu vàng (khan)
tinh thể không màu (9 nước)[1]
Khối lượng riêng3,96 g/cm³ (khan)
2,46 g/cm³ (9 nước)[1]
Điểm nóng chảy
Điểm sôi
Độ hòa tan trong nướctan
Các nguy hiểm
Nguy hiểm chínhđộ độc cao
Các hợp chất liên quan
Anion khácSắt(III) sunfat
Cation khácSắt(II) selenat
Hợp chất liên quanSắt(II) sunfat
Trừ khi có ghi chú khác, dữ liệu được cung cấp cho các vật liệu trong trạng thái tiêu chuẩn của chúng (ở 25 °C [77 °F], 100 kPa).

Sắt(III) selenat là một hợp chất hóa học vô cơcông thức Fe2(SeO4)3. Hợp chất khan có màu vàng[1], tan được trong nước. Về mặt nhiệt học, sắt(III) selenat có tính ổn định kém hơn sắt(III) sunfat tương ứng.[2]

Điều chế

Sắt(III) selenat khan có thể điều chế bằng cách cho sắt(III) oxit hoặc sắt(III) hydroxide cho tác dụng với axit selenic:

Fe2O3 + 3H2SeO4 → Fe2(SeO4)3 + 3H2O

Ngoài ra, sự không ổn định của sắt(II) selenat cũng tạo ra sắt(III) selenat.

Cấu trúc

Fe2(SeO4)3 có cấu trúc thuộc nhóm P21/n[3], còn Fe2(SeO4)3.9H2O thuộc nhóm P31c.[4]

Fe2(SeO4)3 khan có cấu trúc giống Fe2(SO4)3, nhóm không gian P121c1, các hằng số mạng a = 0,853 nm, b = 0,8888 nm, c = 1,45461 nm, các hằng số góc α = 90°, β = 124,765°, γ = 90°.[1]

Fe2(SeO4)3·9H2O có cấu trúc giống Fe3(Fe0,1Al0,9)..., các hằng số mạng a = 1,119 nm, b = 1,119 nm, c = 1,7518 nm, các hằng số góc α = 90°, β = 90°, γ = 120°.[1]

Tính chất

Giống như nhiều muối khác, sắt(III) selenat có thể tạo ra dạng ngậm nước Fe4(SeO4)6·18H2O hay Fe2(SeO4)3·9H2O.[1]

Sắt(III) selenat có tính chất tương tự sắt(III) sunfatsắt(III) telurat.

Sắt(III) selenat có đầy đủ tính chất hóa học của muối.

Về mặt hóa học, nonahydrat bị phân hủy, mất nước ở 45–200 °C (113–392 °F; 318–473 K). Các trạng thái tetrahydrat, đihydrat, hydrat được hình thành, và ở nhiệt độ cao hơn Se(VI) có thể bị khử thành Se(IV) ở 230 °C (446 °F; 503 K). Đến 390 °C (734 °F; 663 K), nó bị phân hủy; đến 490 °C (914 °F; 763 K), một hỗn hợp sắt(III) selenide-selenat được hình thành; đến 640 °C (1.184 °F; 913 K), nó trở thành sắt(III) oxit.[2]

Sắt(III) selenat có thể tạo phức điselenatoferrat(III), như CsFe(SeO4)2.12H2O.[5]

Ghi chú

  1. ^ Số CAS này và bên dưới (của muối khan) được lấy từ SciFinder.

Tham khảo

  1. ^ a b c d e f Handbook of inorganic substances 2017, trang 595; 1165 – [1]. Truy cập 13 tháng 3 năm 2020.
  2. ^ a b Samplavskaya, K. K.; Selivanova, N. M.; Mazepova, V. I. Thermal stability of iron selenate(俄文). Izvestiya Vysshikh Uchebnykh Zavedenii, Khimiya i Khimicheskaya Tekhnologiya, 1964, 7 (4): 540–543. ISSN: 0579-2991.
  3. ^ Synthesis and crystal structure of monoclinic Fe2(SeO4)3.
  4. ^ Giester, G.; Miletich, R. Crystal structure and thermal decomposition of the coquimbite-​type compound Fe2(SeO4)​3·9H2O. Neues Jahrbuch fuer Mineralogie, Monatshefte, 1995. 5: 211-223. ISSN: 0028-3649.
  5. ^ Stereochemistry of tervalent aqua ions: low-temperature neutron diffraction structures of CsFe(SO4)2·12H2O and CsFe(SeO4)2·12H2O.