Năm 1999 quy định: Đường kính của con dấu 06 cm, Trung ương khắc quốc huy nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa, do Uỷ ban Quân sự Trung ương nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa tự làm ra.
Phục vụ cho người dân nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa Nghe theo Đảng Cộng sản Trung Quốc chỉ huy, đạt tới đánh thắng trận, tác phong tốt vượt trội Quân uỷ quản lí thống nhất mọi sự việc, chiến khu cầm đầu mọi cuộc giao chiến, quân chủng cầm đầu mọi cuộc xây dựng
Điều thứ tám của Luật chống chia cắt quốc gia (tiếp thu chọn lấy phương thức phi hoà bình và biện pháp cần thiết khác cốt để bảo vệ chủ quyền quốc gia và hoàn toàn trọn vẹn lãnh thổ)
Trung tâm chỉ huy tác chiến liên hợp Quân uỷ Trung ương Trung Quốc
Địa chỉ thực tế
Nơi sâu hàng trăm mét dưới mặt đất ở núi Kim (lại gọi thêm tên núi Đại Chiêu) của phía tây nam xóm Đổng Tứ Mộ, khu phố Sương Hồng Kì, đường Cầu Thanh Long, quận Hải Điến, thành phố Bắc Kinh, Trung Quốc
Uỷ ban Vận động Quân sự Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc
1925–1926
Ban Quân sự Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc
1926–1927
Uỷ ban Quân sự Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc
1927–1928
Cục Quân sự Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc
1928–1930
Ban Quân sự Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc
1930–1931
Uỷ ban Quân sự Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc
1931–1937
Uỷ ban Quân sự Cải cách Trung ương nước Cộng hoà Xô-viết Trung Hoa
1937–1945
Uỷ ban Quân sự Cải cách Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc
1945–1949
Uỷ ban Quân sự Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc
1949–1949
Uỷ ban Quân sự Cải cách Nhân dân Trung Quốc
1949–1954
Uỷ ban Quân sự Cải cách Nhân dân Chính phủ Nhân dân Trung ương
1954–1975
Uỷ ban Quân sự Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc và Uỷ ban Quốc phòng nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa
1975–1983
Uỷ ban Quân sự Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc
1983–nay
Uỷ ban Quân sự Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc và Uỷ ban Quân sự Trung ương nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa
Tư liệu hình ảnh
Đại lầu 01 Tháng 8, ảnh thu lấy từ Đàn Thế kỉ Trung Hoa
Cơ quan tương đương
{{{a}}}
Uỷ ban Quân sự Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc và nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa[1] (chữ Trung phồn thể: 中國共產黨和中華人民共和國中央軍事委員會, chữ Trung giản thể: 中国共产党和中华人民共和国中央军事委员会, Hán - Việt: Trung Quốc Cộng sản Đảng hòa Trung Hoa Nhân dân Cộng hòa quốc Trung ương Quân sự Uỷ viên hội), tên thường gọi Uỷ ban Quân sự Trung ương Đảng và Nhà nước Trung Quốc, tên gọi giản lược Quân uỷ Trung ương Trung Quốc hoặc Quân uỷ Trung Quốc, là tên gọi chung của cơ cấu lãnh đạo quân sự tối cao của lực lượng vũ trang Đảng Cộng sản Trung Quốc và nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa.[2] Trên thực tế bao gồm hai cơ cấu bên dưới:
Thời kỳ Quân uy Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc
Tháng 10 năm 1925, Hội nghị lần thứ 4 Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc (CPC) họp mở rộng và ra nghị quyết thành lập Ủy ban chiến dịch quân sự trung ương.
Tháng 12 năm 1925, Ủy ban Chiến dịch quân sự Trung ương đổi tên thành Ban Quân sự Trung ương do Chu Ân Lai lãnh đạo.
Cuối năm 1926, Ban Quân sự Trung ương đổi tên thành Quân ủy Trung ương do Chu Ân Lai làm Tổng Thư ký.
Tháng 11 năm 1927, Bộ Chính trị lâm thời CPC quyết định cải tổ cơ quan này thành "Ban Khoa học quân sự".
Tháng 7 năm 1928, Đại hội lần thứ 6 CPC quyết định phục hồi Quân ủy Trung ương. Chu Ân Lai trở lại làm Tổng Thư ký cơ quan này.
Tháng 3 năm 1930, Trung ương CPC quyết định "Quân ủy Trung ương", là cơ quan lãnh đạo cao nhát về quân sự của Đảng, do Chu Ân Lai làm Bí thư.
Tháng 11 năm 1931, Trung Quốc học theo cách làm của Liên Xô, cải tổ Quân ủy Trung ương thành "Ủy ban Quân sự Cách mạng Trung ương". Chu Đức được Bộ Chính trị chỉ định làm Chủ tịch lâm thời.
Tháng 2 năm 1936, Tư lệnh các Phương diện quân 1, 2, 4 và 8 bầu Mao Trạch Đông làm Chủ tịch "Ủy ban Quân sự Cách mạng Trung ương".
Tháng 5 năm 1945, tại Đại hội CPC lần thứ 7, Mao Trạch Đông được bầu làm Chủ tịch Đảng. Theo Điều lệ mới của CPC, Mao Trạch Đông là Chủ tịch "Ủy ban Quân sự Cách mạng Trung ương".
Đầu năm 1946, "Ủy ban Quân sự Cách mạng Trung ương" đổi tên thành "Ủy ban Quân sự Cách mạng nhân dân Trung Quốc".
Tháng 10 năm 1949, theo Luật Tổ chức chính phủ nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa, "Ủy ban Quân sự Cách mạng nhân dân Trung Quốc" đổi thành "Ủy ban Quân sự Cách mạng của Chính phủ CHND Trung Hoa".
Tại Hội nghị toàn thể Trung ương CPC lần thứ 11, khóa VIII (tháng 8 năm 1966), chức vụ Chủ tịch Quân ủy Trung ương Trung Quốc được trao cho Lâm Bưu, Phó Chủ tịch Đảng Cộng sản Trung Quốc.[3]
Năm 1971, Chu Ân Lai tạm quyền Chủ tịch Quân ủy Trung ương Trung Quốc.[3]
Năm 1976, Mao Trạch Đông qua đời, Hoa Quốc Phong được bầu làm Chủ tịch Đảng Cộng sản Trung Quốc, còn Diệp Kiếm Anh làm Chủ tịch Quân ủy Trung ương Trung Quốc.[3]
Năm 1978, Đặng Tiểu Bình được phục hồi chính trị và giữ chức Chủ tịch Quân ủy Trung ương Trung Quốc.[3]
Từ năm 1979 đến năm 1989, Đặng Tiểu Bình liên tục giữ chức Chủ tịch Quân ủy Trung ương Trung Quốc, trong khi lần lượt Hồ Diệu Bang và Triệu Tử Dương làm Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc.[3]
Năm 1989, sau sự kiện Thiên An Môn, chức Chủ tịch Quân ủy Trung ương Trung Quốc được trao cho Giang Trạch Dân.[3]
Năm 2002, Giang Trạch Dân thôi các chức vụ Tổng Bí thư, Chủ tịch nước nhưng vẫn giữ chức vụ Chủ tịch Quân ủy Trung ương Trung Quốc đến năm 2004 thì trao lại cho Hồ Cẩm Đào.[3]
Từ năm 2004 tới năm 2012, Hồ Cẩm Đào là Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa và Chủ tịch Quân ủy Trung ương Trung Quốc. Với chức vụ mới này, Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào đảm nhiệm trách nhiệm của thế hệ lãnh đạo thứ tư của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, sau Mao Trạch Đông, Đặng Tiểu Bình và Giang Trạch Dân.[3]
Tên gọi qua các thời kỳ
1925-1925, Ủy ban Vận động Quân sự Trung ương Trung Cộng.
1925-1926, Bộ Quân sự Trung ương Trung Cộng
1926-1927, Ủy ban Quân sự Trung ương Trung Cộng
1927-1928, Khoa Quân sự Trung ương Trung Cộng
1928-1930, Bộ Quân sự Trung ương Trung Cộng
1930-1931, Ủy ban Quân sự Trung ương Trung Cộng
1931-1937, Ủy ban Quân sự Trung ương Cách mạng Cộng hòa Xô viết Trung Quốc
1937-1945, Ủy ban Quân sự Trung ương Cách mạng Trung Cộng
1945-1949, Ủy ban Quân sự Trung ương Trung Cộng
1949-1949, Ủy ban Quân sự Cách mạng Nhân dân Trung Quốc
1949-1954, Ủy ban Quân sự Cách mạng Nhân dân của Chính phủ Nhân dân Trung ương
1954-1975, Quân ủy Trung ương của Đảng Cộng sản Trung Quốc và Ủy ban Quốc phòng của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa
1975-1983, Ủy ban Quân sự Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc
1983-nay, Quân ủy Trung ương của Đảng Cộng sản Trung Quốc
Chức năng nhiệm vụ
Chức năng chính của Quân ủy Trung ương Trung Quốc là lãnh đạo và thực thi sự chỉ huy thống nhất đối với các lực lượng vũ trang Trung Quốc, bao gồm: Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc; lực lượng Cảnh sát vũ trang nhân dân Trung Quốc và lực lượng dân binh Trung Quốc. Quân Giải phóng Nhân dân là lực lượng thường trực của Nhà nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa. Lực lượng Cảnh sát Vũ trang chịu trách nhiệm bảo vệ an ninh quốc gia và trật tự, an toàn xã hội. Dân binh là quần chúng, không thoát ly khỏi sản xuất.[3]
Đảng uỷ các cấp trong lực lượng vũ trang Trung Quốc là hạt nhân lãnh đạo thống nhất đối với các tổ chức, cơ quan, các lĩnh vực hoạt động của các lực lượng vũ trang thuộc cấp mình quản lý. Đảng Cộng sản Trung Quốc nghiêm cấm các đảng phái, các tổ chức chính trị thành lập cơ sở của họ trong quân đội, ngoại trừ Đoàn Thanh niên Cộng sản Trung Quốc.[3]
Cơ chế hoạt động
Trước năm 2016
Thành viên của cơ quan này không do bầu cử mà do chỉ định. Hiến pháp Trung Quốc quy định chỉ có Đảng Cộng sản Trung Quốc (mà trực tiếp là Bộ Chính trị) mới có quyền chỉ định thành viên của Quân ủy Trung ương Trung Quốc. Cơ chế hoạt động của Quân ủy Trung ương Trung Quốc có một số điểm gần giống với Hội đồng Quốc phòng & An ninh của Việt Nam hiện nay nhưng điểm khác biệt rõ nhất là: Hội đồng Quốc phòng & An ninh của Việt Nam là cơ quan có tính chất lâm thời, cố vấn cho Chủ tịch nước trong những vấn đề quốc phòng và việc thống lĩnh quân đội và chỉ được triệu tập khi có tình huống quốc phòng trong khi Quân ủy Trung ương Trung Quốc là cơ quan thường trực, hoạt động định kỳ, thường xuyên. Quân ủy Trung ương Trung Quốc đóng vai trò thống lĩnh các lực lượng vũ trang Trung Quốc còn Chủ tịch Quân ủy Trung ương là người thống lĩnh tối cao.
Quân ủy Trung ương gồm 11 thành viên thường trực, 9 thành viên không thường trực, trong đó có 18 thành viên là quân nhân và 2 thành viên dân sự được bố trí vào các chức vụ như sau:
Chủ tịch Quân ủy Trung ương: Tổng Bí thư, Chủ tịch nước
Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương: thường là 2 người
Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương:
Ủy viên Quân ủy Trung ươngː
Tất cả các thành viên Quân ủy Trung ương đều do Ban Thường vụ Bộ Chính trị chỉ định. Các thành viên dự thính gồm Tư lệnh Quân khu, Tư lệnh Cảnh sát vũ trang, Hiệu trưởng Đại học Quốc phòng và Viện trưởng Viện Hàn lâm, Khoa học quân sự. Việc bổ nhiệm thành viên Quân ủy Trung ương dược thực hiện theo nguyên tắc "7 lên, 8 xuống". Nghĩa là tuổi bổ nhiệm tối đa là 67 tuổi, tuổi mãn nhiệm là 68 tuổi.
Quân ủy Trung ương Trung Quốc bàn bạc và quyết định tất cả các vấn đề về quân sự và quốc phòng của đất nước mà không cần phải tham vấn ý kiến của Bộ Chính trị, Trung ương Đảng, Quốc hội hoặc Chính hiệp. Trong nghị sự, chỉ có các thành viên thường trực mới có quyền biểu quyết. Quân ủy Trung ương Trung Quốc có một văn phòng thường trực riêng giúp cho việc hoạt động thường xuyên, định kỳ, là cơ quan đầu mối ngang bộ.
Sau năm 2016
Quân ủy Trung ương Trung Quốc được cải tổ toàn diện thực hiện theo cơ cấu chỉ huy tác chiến liên hợp quân ủy hình thành cục diện Quân ủy quản Tổng, Chiến khu chủ chiến, Quân chủng chủ kiến (xây dựng).[4]
Quân ủy quản Tổng tức là 4 cơ quan trực thuộc trước đây, gồm: Bộ Tổng Tham mưu, Tổng cục Chính trị, Tổng cục Hậu cần và Tổng cục Trang bị được cơ cấu lại thành 15 đơn vị trực thuộc Quân ủy trung ương gồm 1 văn phòng, 6 bộ, 3 ủy ban và 5 cục trực thuộc.[4]
Quân chủng chủ kiến ngoài thiết lập Quân chủng Lục quân ra, cộng thêm các Quân chủng vốn có là Không quân, Hải quân, Pháo II, chỉ làm chức năng hàng ngày xây dựng quân đội, không còn đảm nhiệm chỉ huy tác chiến, có thể sẽ xóa bỏ Bộ tác chiến của các quân chủng.[4]
Chiến khu chủ chiến là 5 Chiến khu chiến lược Trung, Đông, Tây, Bắc, Nam, (7 Đại quân khu Bắc Kinh, Thẩm Dương, Tế Nam, Nam Kinh, Quảng Châu, Thành Đô và Lan Châu hiện nay sẽ điều chỉnh lại và thiết lập thành 5 Chiến khu chiến lược), sau khi chỉnh hợp sẽ chịu trách nhiệm chỉ huy tác chiến liên hợp trong khu phụ trách, không còn quản lý công tác hàng ngày bộ đội, chỉ có đủ công năng Tư lệnh, quy mô cơ quan sẽ thu gọn nhiều.[4]
Đảng Cộng sản Trung Quốc xác định mục tiêu của việc cải cách quân đội từ năm 2016 là xây dựng một đội quân lớn mạnh của Đảng trong tình hình mới; động viên toàn quân và lực lượng ở các lĩnh vực kiên định lòng tin, quy tụ ý chí, thống nhất tư tưởng và hành động, thực thi toàn diện chiến lược cải cách quân đội lớn mạnh, kiên định đi theo con đường xây dựng quân đội hùng mạnh mang đặc sắc Trung Quốc. Tăng cường sự lãnh đạo tuyệt đối của Đảng đối với quân đội. Từ bỏ hoàn toàn mô hình quân đội hiện nay (vốn theo mô hình của Liên Xô). Nâng cao năng lực tác chiến, xây dựng một quân đội tinh nhuệ, có thể giành chiến thắng trong chiến tranh hiện đại, tương xứng với vị thế quốc tế, những lợi ích an ninh và phát triển của Trung Quốc.[5]
Xây dựng hệ thống lãnh đạo và chỉ huy tác chiến liên hợp gồm 3 lớp "Quân ủy Trung ương – Chiến khu – Quân đoàn vàngười lính"[5]
Xây dựng hệ thống quản lý và xây dựng gồm 3 lớp "Quân ủy Trung ương – Quân chủng – Quân đoàn vàngười lính" [5]
Quan hệ giữa chức vụ Chủ tịch Quân ủy Trung ương với các chức vụ cao cấp
Trong thời kỳ trước năm 1949, khi chức vụ Chủ tịch quân ủy Trung ương được lập ra năm 1925, Trần Độc Tú giữ cả hai chức Tổng Bí thư và Chủ tịch Quân ủy Trung ương. Sau Hội nghị Tuân Nghĩa tháng 7 năm 1927, Trần Độc Tú bị hạ bệ, Chu Ân Lai là Bí thư trưởng, Cù Thu Bạch phụ trách trung ương (trong địch hậu), Mao Trạch Đông được cử làm Chủ tịch Quân ủy Trung ương. Từ năm 1930 đến 1943, lần lượt Cù Thu Bạch, Vương Minh, Tần Bang Hiến (tức Bác Cổ), Trương Văn Thiên (tức Lạc Phủ) giữ chức vụ Tổng bí thư nhưng chức vụ Chủ tịch Quân ủy trung ương vẫn do Mao Trạch Đông liên tục nắm giữ. Đến năm 1943, tại Hội nghị Bộ Chính trị ngày 20 tháng 3 năm 1943 ở Diên An, các chức vụ Chủ tịch ủy ban Trung ương, Chủ tịch Bộ Chính trị, Chủ tịch Ban Bí thư được đặt ra và Mao Trạch Đông giữ tất cả các chức vụ này cùng với chức vụ Chủ tịch Quân ủy Trung ương cho đến năm 1965, bất chấp những sai lầm của ông trong thời kỳ "Đại nhảy vọt.
Tại Hội nghị toàn thể Trung ương Đảng lần thứ 11 khóa 8 (tháng 8 năm 1966), chức vụ Chủ tịch Quân ủy Trung ương được trao cho Lâm Bưu, phó Chủ tịch Đảng. Năm 1971, Lâm Bưu làm phản và chạy trốn, bị rơi máy bay, chết ở Mông Cổ, Chu Ân Lai tạm quyền Chủ tịch quân ủy trung ương. Năm 1976, Mao Trạch Đông chết, bè lũ 4 tên bị đem ra xét xử. Hoa Quốc Phong được bầu là Chủ tịch Đảng nhưng Diệp Kiếm Anh được chỉ định là Chủ tịch quân ủy Trung ương. Năm 1978, Đặng Tiểu Bình được phục hồi và giữ chức Chủ tịch Quân ủy Trung ương. Từ năm 1979 đến năm 1989, lần lượt Hồ Diệu Bang, Triệu Tử Dương làm Tổng bí thư nhưng Đặng Tiểu Bình vẫn giữ chức Chủ tịch Quân ủy Trung ương. Ông chỉ trao chức vụ này cho Giang Trạch Dân năm 1989, sau sự kiện Thiên An Môn. Năm 2002, Giang Trạch Dân thôi các chức vụ Tổng bí thư, Chủ tịch nước nhưng vẫn giữ chức vụ Chủ tịch Quân ủy Trung ương đến năm 2004 mới trao lại cho Hồ Cẩm Đào.
Mối quan hệ giữa Quân ủy Trung ương của Đảng Cộng sản Trung Quốc với Ủy ban Quân sự Trung ương của Nhà nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa
Năm 1979, Đảng Cộng sản Trung Quốc đề ra chủ trương phân rõ chức năng của Nhà nước và của Đảng. Thực hiện chủ trương đó, Hiến pháp Cộng hoà nhân dân Trung Hoa năm 1982 quy định thành lập Ủy ban Quân sự Trung ương của Nhà nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Đây không phải là cơ quan trong cơ cấu tổ chức của Đảng Cộng sản Trung Quốc mà là cơ quan Nhà nước lãnh đạo tập thể về quân sự, do Hiến pháp Trung Quốc quy định về tổ chức, cơ chế hoạt động, thành viên..., mang tính chất của một cơ quan đại nghị quân sự.[3]
Ủy ban Quân sự Trung ương của Nhà nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa là một trong những cơ quan lãnh đạo cao nhất của Cộng hoà nhân dân Trung Hoa, ngang cấp với Hội đồng nhà nước, Toà án nhân dân Tối cao và Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao. Chủ tịch Ủy ban Quân sự Trung ương của Nhà nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa do Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc Trung Quốc bầu ra, theo đề cử của Uỷ ban Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc.[3]
Vì Đảng Cộng sản Trung Quốc nắm vai trò lãnh đạo tuyệt đối đối với các Lực lượng vũ trang Trung Quốc, nên tất cả các thành viên của Quân ủy Trung ương Trung Quốc cũng đồng thời là thành viên của Ủy ban Quân sự Trung ương của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Do đó, trên thực tế, hai cơ quan này là một.[3] Tuy vậy, để phân biệt, các tài liệu vẫn ghi vắn tắt Trung ương Quân ủy (tài liệu tiếng Việt là "Quân ủy Trung Quốc" hoặc "Quân ủy Trung Cộng") để chỉ cơ quan lãnh đạo quân sự của Đảng Cộng sản Trung Quốc, và Quốc gia Quân ủy (tài liệu tiếng Việt là "Ủy ban Quân sự Trung ương Trung Quốc") để chỉ cơ quan lãnh đạo quân sự của Nhà nước Trung Quốc.
Trong tình hình hiện nay, khi Trung Quốc đang xây dựng Chủ nghĩa xã hội mang những đặc điểm riêng trong điều kiện kinh tế thị trường, cải cách, mở cửa, chịu tác động của nhiều yếu tố phức tạp trong cũng như ngoài nước, Đảng Cộng sản Trung Quốc đặc biệt coi trọng việc kiên trì nguyên tắc cơ bản Đảng lãnh đạo tuyệt đối đối với quân đội. Do đó, Trung ương Quân ủy có vai trò và vị trí quan trọng hơn so với Quốc gia Quân ủy.[3]
Bộ Công tác Chính trị thuộc Quân ủy Trung ương Trung Quốc là cơ quan đảm nhiệm, tham mưu cho Quân ủy Trung ương về công tác đảng, công tác chính trị trong Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc.
Đảng bộ Chiến khu/Quân chủng và tương đương thuộc Đảng bộ Quân ủy Trung ương Trung Quốc.
Đảng bộ Bộ Tư lệnh Ngành (Lục quân, Hải quân, Không quân) và tương đương thuộc Đảng bộ Chiến khu/Quân chủng.
Đảng bộ Quân đoàn và tương đương thuộc Đảng bộ Bộ Tư lệnh Ngành.
Đảng bộ Lữ đoàn và tương đương thuộc Đảng bộ Quân đoàn.
Đảng bộ Tiểu đoàn và tương đương thuộc Đảng bộ Lữ đoàn.
Đảng bộ Đại đội và tương đương thuộc Đảng bộ Tiểu đoàn.
Chi bộ Trung đội và tương đương thuộc Đảng bộ Đại đội.
Tổ chức chính quyền
Từ ngày 11 tháng 1 năm 2016, tổ chức lãnh đạo của Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc được cải tổ lại. Đối với Quân ủy Trung ương, vẫn giữ cơ cấu như hiện nay (gồm: Chủ tịch, 2 Phó Chủ tịch và 8 ủy viên). Chủ tịch Quân ủy Trung ương có quyền chỉ huy tối cao và tuyệt đối, thông qua Bộ Tham mưu Liên hợp - cơ quan chỉ huy tác chiến của 5 chiến khu, 5 quân chủng thực hiện nhiệm vụ tác chiến liên hợp và xây dựng lực lượng. Tuy nhiên, thay đổi lớn nhất trong Quân ủy Trung ương là 4 cơ quan trực thuộc trước đây, gồm: Bộ Tổng Tham mưu, Tổng cục Chính trị, Tổng cục Hậu cần và Tổng cục Trang bị được cơ cấu lại thành 15 đơn vị trực thuộc Quân ủy trung ương, bao gồm 1 văn phòng, 6 bộ, 3 ủy ban và 5 cục trực thuộcː[5][6][7][8]
Auguste-Alexandre DucrotLahir(1817-02-24)24 Februari 1817Nevers, PrancisMeninggal16 Agustus 1882(1882-08-16) (umur 65)Versailles, PrancisPengabdian Kingdom of France Republik Kedua Prancis Kekaisaran Prancis Kedua Republik Prancis KetigaDinas/cabangAngkatan Darat PrancisLama dinas1835–1882PangkatGénéral de DivisionPerang/pertempuranPerang KrimeaPerang Prancis-PrusiaPenghargaanLegion of Honour (Grand Officier) Auguste-Alexandre Ducrot (24 Februari 1817 ...
Geremi Informasi pribadiNama lengkap Geremi Sorele Njitap FotsoTanggal lahir 20 Desember 1978 (umur 45)Tempat lahir Bafoussam, KamerunTinggi 1,77 m (5 ft 9+1⁄2 in)[1]Posisi bermain Bek kanan, gelandangKarier junior–1995 Racing BafoussamKarier senior*Tahun Tim Tampil (Gol)1995–1996 Racing Bafoussam 28 (5)1996–1997 Cerro Porteño 6 (0)1997–1999 Gençlerbirliği 57 (9)1999–2003 Real Madrid 45 (0)2002–2003 → Middlesbrough (pinjaman) 33 (7)2003–20...
CrawlingSingel oleh Linkin Parkdari album Hybrid TheorySisi-BPapercut (Langsung dari BBC)Dirilis14 November 2000[1]DirekamNew Orleans, Louisiana, 1998-1999Genre Nu metal[2][3] rap metal[4] rap rock[3] Durasi3:29LabelWarner Bros.PenciptaLinkin ParkProduserDon GilmoreKronologi singel Linkin Park One Step Closer (2000) Crawling (2000) Papercut (2001) Video musikCrawling di YouTube Crawling adalah sebuah lagu oleh grup musik rok Amerika Linkin Park. Ini ada...
Kode pos di Britania Raya diperkenalkan oleh Royal Mail pada sekitar tahun 1959-1974.[1] Kode pos itu terdiri dari kombinasi angka dan huruf, memiliki panjang 5 hingga 7 karakter, dan terdapat sekitar 1,8 juta kode yang berbeda.[2] Bagian pertama dari kodepos dikenal dengan nama kodepos distrik, yang merepresentasikan suatu distrik, dan terbagi atas 124 kodepos area. Selain untuk mengenali alamat, kodepos juga digunakan untuk penghitungan premi asuransi, pembagian wilayah sens...
American diplomat Tom PickeringUnder Secretary of State for Political AffairsIn officeMay 27, 1997 – December 31, 2000PresidentBill ClintonPreceded byPeter TarnoffSucceeded byMarc GrossmanUnited States Ambassador to RussiaIn officeMay 12, 1993 – November 1, 1996PresidentBill ClintonPreceded byRobert S. StraussSucceeded byJames F. CollinsUnited States Ambassador to IndiaIn officeApril 6, 1992 – March 23, 1993PresidentGeorge H. W. BushBill ClintonPreceded byWill...
العلاقات الأفغانية الألمانية أفغانستان ألمانيا أفغانستان ألمانيا تعديل مصدري - تعديل توصف العلاقة التاريخية التي تجمع ألمانيا بأفغانستان بأنها قوية. في عام 2016، أقام البلدان احتفالية مشتركة بمناسبة مرور مئة عام على «الصداقة» بينهما.[1] خلال الاحتفال،...
Penilaian kebebasan negara di dunia tahun 2016 menurut survei Freedom in the World 2016 yang disusun Freedom House.[1] Bebas (86) Separuh Bebas (59) Tidak Bebas (50) Patung Liberty di Amerika Serikat adalah salah satu simbol kebebasan dan demokrasi yang paling terkenal. Bagian dari seri tentangLiberalisme Mazhab Liberalisme konservatif Liberalisme sosial Neoliberalisme Pemikiran Liberalisme konservatif Liberalisme budaya Kapitalisme demokratik Pendi...
Salome Alt Salome Alt (21 November 1568 – 27 Juni 1633) adalah seorang wanita yang dikenal sebagai gundik Pangeran-Uskup Agung Salzburg Wolf Dietrich Raitenau. Kehidupan Ia dilahirkan di kota Salzburg dan merupakan anak seorang pedagang dan anggota dewan kota yang bernama Wilhelm Alt, dan juga cucu dari Ludwig Alt, mantan wali kota Salzburg.[1] Ia bertemu dengan Uskup Agung Raitenau di sebuah pesta, dan kemudian Raitenau membawanya ke kediamannya. Anak pertama mereka lahir pada tahu...
German politician (1902–1968) Georg DertingerForeign Minister of the GDRIn office11 October 1949 – 15 January 1953Preceded bynew officeSucceeded byAnton Ackermann Personal detailsBorn(1902-12-25)25 December 1902Berlin, Imperial GermanyDied21 January 1968(1968-01-21) (aged 65)Political partyCDUProfessionJournalist Georg Dertinger (25 December 1902 – 21 January 1968) was a German politician. He was born in Berlin into a middle-class Protestant family. Dertinger briefly studi...
American singer (born 1992) Elley DuhéDuhé in 2019Background informationBirth nameElley Frances DuhéBorn (1992-02-14) February 14, 1992 (age 32)Mobile, Alabama, U.S.OriginVancleave, Mississippi, U.S.Occupation(s)SingerYears active2016–presentLabelsNot Fit for Society, RCAWebsiteelleyduhe.comMusical artist Elley Frances Duhé (born February 14, 1992) is an American singer. Biography Elley Frances Duhé, known commonly as Elley Duhé, is an American singer born in Mobile, Alabama.[...
Türkiye 1.Lig 1992-1993 Competizione Türkiye 1.Lig Sport Calcio Edizione 35ª Organizzatore TFF Luogo Turchia Partecipanti 16 Formula Girone unico Sito web tff.org Risultati Vincitore Galatasaray(9º titolo) Retrocessioni Bakırköyspor Aydınspor Konyaspor Statistiche Miglior marcatore Tanju Çolak (27) Incontri disputati 240 Gol segnati 716 (2,98 per incontro) Cronologia della competizione 1991-92 1993-94 Manuale L'edizione 1992-1993 della Türkiye 1...
Untuk kegunaan lain, lihat Dolar. Dolar Suriname terdiri dari 100 sen dan dilambangkan dengan simbol $ atau, lebih khusus lagi, Sr$ Mata uang Suriname sejak tahun 2004, ialah Dollar Suriname. Sebelumnya Gulden Suriname. Mata uangnya diganti sebab gulden Suriname mengalami hiperinflasi. Barulah uang 1.000 gulden Suriname diganti 1 dolar. Namun koin-koin dapat digunakan lagi dengan menggunakan nilai terdahulu. lbsMata uang dolarDigunakan Dolar Amerika Serikat Dolar Australia Dolar Bahama Dolar ...
1979 single by Cliff Richard Green LightSingle by Cliff Richardfrom the album Green Light B-sideImagine loveReleased16 February 1979 (1979-02-16)[1]Recorded17 & 25 April 1978[1]StudioAbbey Road Studios, London[2]GenrePop rockLength 3:45 (single version) 4:05 (album version) LabelEMISongwriter(s)Alan Tarney[3]Producer(s)Bruce WelchCliff Richard singles chronology Can't Take the Hurt Anymore (1978) Green Light (1979) We Don't Talk Anymore (1979...
هذه المقالة يتيمة إذ تصل إليها مقالات أخرى قليلة جدًا. فضلًا، ساعد بإضافة وصلة إليها في مقالات متعلقة بها. (أغسطس 2020) قمة الرياض العالمية للصحة الرقمية هي مؤتمر دولي استضافته المملكة العربية السعودية عن بعد في أغسطس 2020 على هامش عام الرئاسة السعودية لمجموعة العشرين، ونظمته �...
Расстрел 25 профсоюзных делегатов в Новоизборске — расстрел двадцати пяти делегатов I съезда профсоюзов Эстонии у станции Ново-Изборск (ныне Новоизборск, Псковской области), 3 сентября 1919 года[1]. Гибель 25 профсоюзных делегатов в Новоизборске сравнивают с расстрело...
Indonesian badminton player Badminton playerVita MarissaVita Marissa at the 2013 French Open SuperseriesPersonal informationBirth nameVita MarissaCountryIndonesiaBorn (1981-01-04) 4 January 1981 (age 43)Jakarta, IndonesiaHeight1.71 m (5 ft 7 in)Weight66 kg (146 lb; 10.4 st)HandednessRightEventWomen's & mixed doubles Medal record Women's badminton Representing Indonesia World Championships 2007 Kuala Lumpur Mixed doubles Sudirman Cup 2007 Glasg...