Quốc kỳ Trung Hoa Dân Quốc

Trung Hoa Dân Quốc
TênThanh Thiên, Bạch Nhật, Mãn Địa Hồng
Sử dụngDân sựcờ nhà nước, Cờ hiệu nhà nướchải quân
Tỉ lệ2:3
Ngày phê chuẩn1928
Thiết kếQuốc kỳ Trung Hoa Dân Quốc có nền đỏ, góc trên bên trái có màu xanh lam cùng hình bạch nhật có 12 tia sáng hình tam giác.
Thiết kế bởiLục Hạo Đông
Cờ Ủy ban Olympic Đài Bắc Trung Hoa được sử dụng thay cho lá cờ của Trung Hoa Dân Quốc tại Thế vận hội và trong một số sự kiện thể thao.

Quốc kỳ Trung Hoa Dân Quốc (phồn thể: 中華民國國旗; giản thể: 中华民国国旗; bính âm: Zhōnghuá Mínguó Guóqí), lần đầu tiên được Quốc Dân đảng sử dụng tại Trung Quốc đại lục vào năm 1917 và trở thành quốc kỳ chính thức của Trung Hoa Dân Quốc từ năm 1928. Điều 6 của Hiến pháp Trung Hoa Dân Quốc đầu tiên vào năm 1947 đã đề cập đến lá cờ này. Từ sau nội chiến Trung Quốc kết thúc vào năm 1949, quốc kỳ Trung Hoa Dân Quốc chủ yếu được sử dụng tại Đài Loan.

Trong tiếng Trung, quốc kỳ được gọi là Thanh Thiên, Bạch Nhật, Mãn Địa Hồng (phồn thể: 青天, 白日, 滿; giản thể: 青天, 白日, ; bính âm: Qīng Tiān, Bái Rì, Mǎn Dì Hóng). Ba màu xanh, trắng và đỏ tượng trưng cho ba nguyên tắc của chủ nghĩa Tam Dân là dân tộc độc lập, dân quyền tự do, dân sinh hạnh phúc. Đảng kỳ của Quốc Dân đảng được đặt ở góc phía trên bên trái của quốc kỳ.

Tại các quốc gia công nhận Chính sách Một Trung Quốc của Quốc vụ viện Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, việc treo cờ Trung Hoa Dân Quốc thường ngày là không được phép.[1]

Lịch sử

Quốc kỳ tương đồng

Các quốc kỳ sau có nét tương đồng với quốc kỳ Trung Hoa Dân Quốc:

Hình mặt trời trong quốc kỳ Trung Hoa Dân Quốc cũng tương tự như hình mặt trời trong Namibia quốc kỳ Namibia. Có thông tin rằng một khán giả Đài Loan đã cổ vũ đội tuyển bóng chày quốc gia Đài Bắc Trung Hoa và nhiều môn thể thao khác với một lá cờ Myanmar tại Thế vận hội Mùa hè 2008 tại Bắc Kinh, Trung Quốc, nơi mà việc trưng ra lá cờ Trung Hoa Dân Quốc thật sự sẽ bị ngăn chặn.[2][3]

Xem thêm

Tham khảo

  1. ^ thanhdm (25 tháng 8 năm 2006). “Kiến thức về quan hệ quốc tế và nghiệp vụ ngoại giao”. www.mofahcm.gov.vn. Truy cập ngày 10 tháng 6 năm 2017.
  2. ^ TVBS News - 日本爆烏龍!錯把緬甸國旗當我國旗 Lưu trữ 2011-06-12 tại Wayback Machine, 23 tháng 5 năm 2010 (Phồn thể)
  3. ^ NOW News - 沖繩車站介紹台灣,誤植緬甸國旗 Lưu trữ 2013-09-27 tại Wayback Machine, 23 tháng 5 năm 2010 (Phồn thể)

Liên kết ngoài