Bài này viết về các loại quả dưa. Đối với các định nghĩa khác, xem Dưa.
Quả dưa là quả ăn được và có nhiều thịt của các loài thực vật thực Họ bầu bí. Về mặt thực vật học, dưa (tiếng Anh: melon) là một loại quả mọng, cụ thể là "pepo". Từ melon bắt nguồn từ từ tiếng Latinhmelopepo,[1][2] mà nó là từ Latinh hóa của từ tiếng Hy Lạpμηλοπέπων (mēlopepōn), nghĩa là "dưa",[3] chính là một từ ghép của μῆλον (mēlon), có nghĩa là "quả táo", trái cây có múi (bất kỳ loại nào)"[4] và πέπων (pepōn), bao gồm "loại bầu hoặc dưa hấu".[5] Nhiều giống cây trồng khác nhau đã được tạo ra, đặc biệt là dưa vàng.
Lịch sử
Dưa có nguồn gốc từ Châu Phi[6] hoặc trong các thung lũng nóng bức của Tây Nam Á, đặc biệt là Iran và Ấn Độ,[7][8] từ đây chúng dần dần bắt đầu xuất hiện ở Châu Âu vào cuối thời Tây La Mã. Dưa được biết là đã được trồng bởi người Ai Cập cổ đại. Tuy nhiên, những phát hiện gần đây về hạt dưa có niên đại từ năm 1350 đến 1120 trước Công nguyên trong giếng thiêng Nuragic cho thấy rằng dưa lần đầu tiên được đưa đến châu Âu bởi nền văn minh Nuragic tại Sardinia trong Thời đại đồ đồng.[9] Dưa là một trong những loài thực vật sớm nhất được thuần hóa ở cả Cựu Thế giới và là một trong những loài cây trồng đầu tiên được người phương Tây mang đến Tân Thế giới.[10] Những người Châu Âu định cư sớm ở Tân Thế giới được ghi nhận là đã trồng dưa lê và dưa casaba sớm nhất vào những năm 1600.[11] Một số bộ lạc thổ dân châu Mỹ ở New Mexico, bao gồm Acoma, Cochiti, Isleta, Navajo, Santo Domingo và San Felipe, duy trì truyền thống trồng các giống dưa đặc trưng của riêng họ, có nguồn gốc từ dưa ban đầu do người Tây Ban Nha du nhập. Các tổ chức như Native Seeds/SEARCH đã nỗ lực thu thập và bảo tồn những hạt này cũng như các hạt di sản khác.[12]
Các thứ dưa
Benincasa
Bí đao[note 1] (B. hispida) là thành viên duy nhất của chi Benincasa. Bí đao trưởng thành là một loại rau ăn quả được sử dụng rộng rãi ở châu Á, đặc biệt là ở Ấn Độ. Những quả bí non được sử dụng như một loại trái cây (chế biến làm thức uống). Tuy có tên tiếng Anh là winter melon, tại việt Nam, chúng không được gọi là dưa mà được xếp vào nhóm bí.
Dưa hấu (C. lanatus) có nguồn gốc từ Châu Phi, nơi có bằng chứng cho thấy rằng nó đã được trồng trong hơn 4.000 năm.[15] Nó là một loại trái cây mùa hè phổ biến ở mọi nơi trên thế giới.[16]
Các loại dưa trong chi Cucumis là loại trái cây ẩm thực, và bao gồm phần lớn các loại dưa. Tất cả trừ một số ít các giống dưa thuộc loài Cucumis melo L.
Dưa sừng (C. metuliferus), một loại cây lương thực truyền thống ở Châu Phi với những chiếc gai đặc biệt. Hiện nay, nó được trồng ở California, Chile, Úc và New Zealand.[17]
Dưa chuột, hay dưa leo (Cucumis sativus), loại rau ăn quả thương mại quan trọng, nó được trồng lâu đời trên thế giới và trở thành thực phẩm của nhiều nước
C. melo inodorus, casaba, dưa lê, và các loại dưa châu Á
Dưa Argos, quả to, thuôn dài, da nhăn nheo màu cam, thịt quả màu cam, mùi thơm nồng. Một đặc trưng là các đầu nhọn của nó. Phát triển ở một số khu vực của Hy Lạp, từ đó nó được đặt tên.
Dưa hoàng yến, một loại dưa quả lớn, màu vàng tươi với phần thịt bên trong màu xanh nhạt đến trắng.
Casaba, màu vàng tươi, da nhẵn, có rãnh. Ít hương vị hơn các loại dưa khác, nhưng giữ được lâu hơn.[20]
Dưa lê, có vị ngọt, mọng nước, thịt màu xanh lục. Được trồng như dưa Bạch Lan ở Lan Châu, Trung Quốc. Có một giống thứ hai có da vàng, thịt trắng và có vị như quả lê ẩm.
Dưa Triều Tiên, loại dưa có màu vàng với các sọc trắng chạy dọc quả và thịt bên trong có màu trắng. Có thể giòn và hơi ngọt hoặc mọng nước khi để chín lâu hơn.
C. melo agrestis, dưa chuột Armenia, các giống dưa dại, có vỏ mịn và vị chua hoặc nhạt. Thường bị nhầm lẫn với dưa chuột (Dosakai, Lemon Cucumber, Pie Melon).[26]
C. melo conomon, dưa gang, dưa ngâm muối, có vỏ mịn và có vị từ chua hoặc nhạt (dưa ngâm muối) đến ngọt nhẹ (dưa Triều Tiên). Chúng có họ hàng gần với các loại dưa dại (C. melo var. agrestis).[27]
Năm 2018, sản lượng dưa trên thế giới (trừ dưa hấu) là 27 triệu tấn, dẫn đầu là Trung Quốc với 47% tổng sản lượng (bảng). Thổ Nhĩ Kỳ, Iran và Ấn Độ mỗi nước sản xuất hơn 1 triệu tấn.[28]
^Raghami, Mahmoud; López-Sesé, Ana Isabel; Hasandokht, Mohamad Reza; Zamani, Zabihollah; Moghadam, Mahmoud Reza Fattahi; Kashi, Abdolkarim (ngày 1 tháng 1 năm 2014). “Genetic diversity among melon accessions from Iran and their relationships with melon germplasm of diverse origins using microsatellite markers”. Plant Systematics and Evolution (bằng tiếng Anh). 300 (1): 139–151. doi:10.1007/s00606-013-0866-y. ISSN1615-6110. Melons or muskmelon are native to Iran and adjacent countries toward the west and east. In fact, ‘Musk’ is a Persian word for a kind of perfume and ‘melon’ is derived from Greek words (Robinson and Decker-Walters 1997). The origin of diversity for melon was traditionally believed to be in Africa (Robinson and Decker-Walters 1997), although recent molecular systematic studies, suggested that it may be originated from Asia and then reached to Africa (Renner et al. 2007). Central Asia, Iran, Afghanistan, India, Transcaucasia, Turkmenistan, Tajikistan, and Uzbekistan, as well as Afghanistan and China (Robinson and Decker-Walters 1997) are considered primary diversity centre for melon (Tzitzikas et al. 2009).Two formal infraspecific taxa within C. melo were recognized by Kirkbri
^“Growing Melons”. 3 tháng 4 năm 2012. Bản gốc lưu trữ ngày 3 tháng 4 năm 2012. Truy cập ngày 25 tháng 5 năm 2019. Melons are believed to have originated in the hot valleys of southwest Asia—specifically Iran (Persia) and India.Đã bỏ qua tham số không rõ |= (trợ giúp)
^Dhillon, Narinder P.S.; Monforte, Antonio J.; Pitrat, Michel; Pandey, Sudhakar; Singh, Praveen Kumar; Reitsma, Kathleen R.; Garcia-Mas, Jordi; Sharma, Abhishek; McCreight, James D. (2012). “Melon Landraces of India: Contributions and Importance”. Plant Breeding Review. John Wiley & Sons. 35: 88. ISBN978-1118100486. Truy cập ngày 20 tháng 10 năm 2014.
^“Growing Melons”. University of Nebraska-Lincoln Extension. Bản gốc lưu trữ ngày 3 tháng 4 năm 2012. Truy cập ngày 4 tháng 11 năm 2011. Đã bỏ qua tham số không rõ |= (trợ giúp)
^Zohary, Daniel; Hopf, Maria; Weiss, Ehud (2012). Domestication of Plants in the Old World: The Origin and Spread of Domesticated Plants in Southwest Asia, Europe, and the Mediterranean Basin . Oxford: University Press. tr. 193. ISBN9780199549061.
^“Citrullus lanatus (Thunb.) Matsum. & Nakai”. Grassland Species Profiles. FAO.
^G.N. Njorogo; M.N. van Luijk (2004). “Momordica”. Trong G.J.H. Grubben; O.H. Denton (biên tập). Plant Resources of Tropical Africa: Vegetables. Wageningen, Netherlands: PROTA Foundation. tr. 248. ISBN90-5782-147-8. Truy cập ngày 20 tháng 10 năm 2014.
^“Xinjiang Hami Melon”. China Daily. Bản gốc lưu trữ ngày 1 tháng 11 năm 2013. Truy cập ngày 20 tháng 10 năm 2014. Đã bỏ qua tham số không rõ |= (trợ giúp)
Magness, J.R., G.M. Markle, C.C. Compton (1971). “Food and feed crops of the United States”. IR Bulletin. New Jersey Agricultural Experiment Station. 1 (828). OL14117370M.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết) Interregional Research Project IR-4
Liên kết ngoài
“Cucumis melo L.”. Purdue University, Center for New Crops & Plant Products. Truy cập ngày 20 tháng 10 năm 2014.
“Sorting Cucumis names”. Multilingual multiscript plant name database. Truy cập ngày 20 tháng 10 năm 2014.