Phát triển theo định hướng giao thông công cộng

Chính quyền địa phương tại Quận Arlington, Virginia khuyến khích phát triển theo định hướng giao thông công cộng trong phạm vi 14 đến 12 dặm (400 đến 800 m) tính từ các nhà ga metro của mạng lưới Washington Metro, với các khu phức hợp, hệ thống chia sẻ xe đạpkhả năng đi bộ.

Trong quy hoạch đô thị, phát triển theo định hướng giao thông công cộng (tiếng Anh: transit-oriented development, viết tắt là TOD) là một loại hình phát triển đô thị tối đa hóa không gian dân cư, kinh doanhgiải trí trong phạm vi khoảng cách đi bộ của hệ thống giao thông công cộng.[1][2] Mô hình này thúc đẩy mối quan hệ cộng sinh giữa hình thái đô thị mật độ cao, nhỏ gọn và việc sử dụng giao thông công cộng.[3] Nhờ đó, TOD đặt mục tiêu tăng lượng hành khách sử dụng giao thông công cộng bằng cách giảm thiểu việc sử dụng xe cá nhân và khuyến khích phát triển đô thị bền vững.[4]

TOD thường bao gồm một điểm dừng giao thông công cộng trung tâm (ví dụ như ga đường sắt hay điểm dừng đường sắt nhẹ, xe buýt) bao quanh bởi một vùng phức hợp mật độ cao, với các khu vực mật độ thấp hơn tỏa ra từ khu trung tâm này, đóng vai trò như một phần của một mạng lưới giao thông tích hợp. TOD cũng thường được thiết kế với khả năng đi bộ lớn hơn so với các đô thị khác, bằng cách áp dụng kích thước ô phố nhỏ hơn và giảm diện tích đất đai dành cho ô tô.[5][6] Các khu vực tập trung quanh một trạm giao thông công cộng và xây dựng những khu phát triển TOD tập trung dân cư ở xung quanh đó được gọi là làng giao thông công cộng.

Những khu vực dày đặc nhất của TOD thường nằm trong phạm vi bán kính từ 14 đến 12 dặm (400 đến 800 m) xung quanh điểm dừng giao thông công cộng trung tâm, do đây được coi là khoảng cách phù hợp cho người đi bộ, giải quyết được bài toán chặng cuối.

Xem thêm

Tham khảo

  1. ^ Calthorpe, Peter (1993). The Next American Metropolis: Ecology, Community, and the American Dream. New York: Princeton Architectural Press. ISBN 9781878271686.
  2. ^ Cervero, Robert; và đồng nghiệp (2004). Transit Oriented Development in America: Experiences, Challenges, and Prospects. Washington: Transit Cooperative Research Program, Report 102. ISBN 978-0-309-08795-7. [1] Lưu trữ tháng 2 6, 2021 tại Wayback Machine
  3. ^ Caves, R. W. (2004). Encyclopedia of the City. Routledge. tr. 676. ISBN 978-0415862875.
  4. ^ Robert Cervero, Chris Ferrell and Steven Murphy (2002). Transit-Oriented Development and Joint Development in the United States: A Literature Review, Research Results Digest Number 52, Transit Cooperative Research Program.
  5. ^ “Transit-Oriented Development (TOD)”. www.sustainablecitiesinstitute.org. Bản gốc lưu trữ 20 Tháng mười hai năm 2016. Truy cập 15 Tháng mười hai năm 2016.
  6. ^ “What is TOD?”. Institute for Transportation and Development Policy. 24 tháng 7 năm 2014.

Liên kết ngoài