Phan Văn Đường

Phan Văn Đường
Sinh(1921-10-15)15 tháng 10, 1921
Nghĩa Hòa, Tư Nghĩa, Quảng Ngãi, Liên bang Đông Dương
Mất29 tháng 1, 1998(1998-01-29) (76 tuổi)
Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam
Quốc tịch Việt Nam
Quân chủngQuân đội nhân dân Việt Nam
Năm tại ngũ19441987
Cấp bậc
Đơn vịQuân khu 4
Tham chiếnChiến tranh Việt Nam
Tặng thưởngHuân chương Độc lập hạng Ba[1]
Người thânPhan Anh Việt (con trai)

Phan Văn Đường (15 tháng 10 năm 192129 tháng 1 năm 1998) là một sĩ quan cấp cao của Quân đội nhân dân Việt Nam, hàm Thiếu tướng, nguyên Phó Chính uỷ Quân khu 4,[2] Uỷ viên Thường trực Uỷ ban Kiểm tra Đảng uỷ Quân sự Trung ương.[1]

Tiểu sử

Phan Văn Đường sinh ngày 15 tháng 10 năm 1921 tại xã Nghĩa Hòa, huyện Tư Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi.[3] Tham gia Cách mạng từ năm 1944, đến tháng 8 năm 1946 thì ông được kết nạp vào Đảng Cộng sản Việt Nam. Trong cuộc đời binh nghiệp, ông đã từng giữ nhiều chức vụ trong Quân đội nhân dân Việt Nam từ cấp địa phương cho đến cấp quân khu như Tham mưu trưởng Tỉnh đội Khánh Hòa,[4][5] Chủ nhiệm Chính trị Quân khu 4.[6]

Sau khi về hưu vào tháng 10 năm 1987, ông là Chủ tịch Hội Cựu chiến binh quận Tân Bình. Ngày 29 tháng 1 năm 1998, ông qua đời tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, hưởng thọ 77 tuổi và an táng tại Nghĩa trang thành phố Hồ Chí Minh.

Ngày 2 tháng 9 năm 2009, để thực hiện nguyện vọng khi còn sống của ông, một Quỹ khuyến học Phan Văn Đường đã được gia đình và Thiếu tướng Trần Tiến Cung lập ra ở quê nhà Nghĩa Hòa.[7] Quỹ được quản lý bởi chính quyền địa phương và hoạt động vì mục đích giáo dục.[8] Từ năm 2011, trường tiểu học của xã cũng được đặt theo tên ông.[9] Để tri ân những đóng góp của ông cho quê hương, một Nhà tưởng niệm Phan Văn Đường đã được xây dựng ở quê nhà Nghĩa Hòa.[10]

Khen thưởng

Gia đình

Tham khảo

  1. ^ a b c Nguyễn Minh Triết (22 tháng 6 năm 2010). “Quyết định về việc truy tặng Huân chương Độc lập” (PDF). Cổng Thông tin điện tử Ban Thi đua – Khen thưởng Trung ương. Truy cập ngày 5 tháng 6 năm 2021.
  2. ^ Võ Nguyên Giáp (2002), tr. 31
  3. ^ Bùi Hồng Nhân (2001), tr. 287
  4. ^ Trần Tiến Cung (2011), tr. 107
  5. ^ Nhiều tác giả (2004). Chiến thắng Điện Biên Phủ và chiến trường nam bộ: hội thảo kỷ niệm 50 năm chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (1954-2004). Thành phố Hồ Chí Minh: Nhà xuất bản Đại học quốc gia. tr. 703. OCLC 62720541. Bản gốc lưu trữ ngày 5 tháng 6 năm 2021. Truy cập ngày 5 tháng 6 năm 2021.
  6. ^ Nhiều tác giả (1995). Quân khu bốn, kỷ niệm sâu sắc. Hà Nội: Nhà xuất bản Thanh niên. tr. 145. OCLC 35151101. Bản gốc lưu trữ ngày 5 tháng 6 năm 2021. Truy cập ngày 5 tháng 6 năm 2021.
  7. ^ Nguyễn Sỹ Long (29 tháng 12 năm 2009). “Tặng Nhà tình nghĩa cho mẹ Nguyễn Thị Tại”. Báo Công an TP Đà Nẵng. Lưu trữ bản gốc ngày 5 tháng 6 năm 2021. Truy cập 5 tháng 6 năm 2021.
  8. ^ Trần Tiến Cung (2011), tr. 302
  9. ^ Nguyễn Đức Minh (10 tháng 1 năm 2020). “Gia đình cố Thiếu tướng Phan Văn Đường với sự nghiệp giáo dục”. Báo điện tử Quân đội Nhân dân. Lưu trữ bản gốc ngày 5 tháng 6 năm 2021. Truy cập 5 tháng 6 năm 2021.
  10. ^ Ý Thu (2 tháng 4 năm 2013). “Hiệu quả công tác dân vận trong xây dựng nông thôn mới”. Báo Điện tử Quảng Ngãi. Bản gốc lưu trữ ngày 5 tháng 6 năm 2021. Truy cập 5 tháng 6 năm 2021.
  11. ^ Kim Ngân (14 tháng 1 năm 2010). “Quỹ khuyến học Phan Văn Đường”. Báo Điện tử Quảng Ngãi. Lưu trữ bản gốc ngày 14 tháng 8 năm 2020. Truy cập 5 tháng 6 năm 2021.
  12. ^ a b Đức Cương (10 tháng 4 năm 2019). "Nơi ấy nuôi dưỡng chúng tôi trưởng thành". Báo Quân khu 4. Lưu trữ bản gốc ngày 22 tháng 9 năm 2020. Truy cập 5 tháng 6 năm 2021.

Tư liệu