Em ơi Hà Nội phố, Im lặng đêm Hà Nội, Tôi muốn mang Hồ Gươm đi, Hà Nội ngày trở về, Nỗi nhớ mùa đông, Về lại phố xưa, Nỗi buồn, Ngọn nến, Đâu phải bởi mùa thu, Mơ về nơi xa lắm
Nhạc của Phú Quang chủ yếu là tình ca, những bài hát trữ tình viết về Hà Nội. Ngoài ra, ông còn sáng tác khí nhạc (nổi bật là "Khát vọng" và "Tình Yêu Của Biển") và nhạc phim (Bao giờ cho đến tháng Mười, Vị đắng tình yêu).[1]
Tiểu sử
Nhạc sĩ Phú Quang sinh năm 1949 tại Phú Thọ, quê gốc làng Vĩnh Lộc, xã Phùng Xá, huyện Thạch Thất, Hà Nội trong một gia đình có truyền thống âm nhạc, có nhà ở phố Khâm Thiên. Phú Quang không biết chính xác ngày sinh của mình bởi sau khi sinh ông được khoảng 3 tháng, mẹ ông mới đi làm Giấy khai sinh cho ông và lấy ngày 13/10/1949 là ngày sinh. Về sau này, Phú quang đã sáng tác bài "Sinh nhật đen" để nói về ngày sinh nhật của chính mình.
Sự nghiệp
Năm lên 5 tuổi, ông theo gia đình về Hà Nội. 36 tuổi vào Thành phố Hồ Chí Minh sinh sống và năm 2008 (59 tuổi) trở lại Hà Nội.
Từ năm 1967 đến 1978: Công tác tại Nhà hát Giao hưởng - Hợp xướng - Nhạc vũ kịch Việt Nam.
Năm 1978: Học tại Nhạc viện Hà Nội, chuyên ngành chỉ huy dàn nhạc.
Năm 1982: Tốt nghiệp, về công tác tại Dàn nhạc Giao hưởng Việt Nam.
Năm 1986: Chuyển về Phòng ca múa nhạc, Sở Văn hóa - Thông tin Thành phố Hồ Chí Minh.
Năm 1994: Chuyển về Nhà hát Giao hưởng Thành phố Hồ Chí Minh.
Năm 2004: Thành lập Công ty Hỗ trợ và Phát triển Nghệ thuật Phú Quang.
Đời tư
Phú Quang có 3 đời vợ[2] nghệ sĩ Kim Chung, NSƯT Hồng Nhung (Nguyễn Thị Nhung, sinh năm 1953)[3][4], và Anh Thư; cùng 3 người con nghệ sĩ dương cầm Trinh Hương, Giáng Hương, và con trai út Phú Vương – tốt nghiệp ngành thiết kế đồ họa ở Singapore.[5] Trong đó, người vợ thứ ba Anh Thư kém ông hơn 20 tuổi, hai vợ chồng ở tại Tứ Liên, Tây Hồ, Hà Nội.[6] Chồng Trinh Hương là nghệ sĩ vĩ cầmBùi Công Duy,[7] ông và Duy có mối quan hệ thân thiết[8].
Nhạc sĩ Phú Quang từng suýt mất mạng khi còn sơ sinh nhưng được một linh mục Công Giáo cứu và đặt cho tên thánh là Phêrô.[9]
Lễ tang của ông được tổ chức sáng 13/12 tại Nhà tang lễ Quốc gia, số 5 Trần Thánh Tông (Hà Nội). Lễ viếng được tổ chức từ 7h05 đến 8h45. Lễ truy điệu được tổ chức từ 8h45 đến 9h00. Lễ di quan lúc 9h, sau đó ông được an táng tại quê nhà Phú Thọ, thể theo di nguyện của ông và nguyện vọng của gia đình. Địa điểm an táng là tại công viên tưởng niệm Thiên Đức, huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ.[14]
Phần lớn các bản khí nhạc của Phú Quang đều là những bản chuyển soạn cho flute và đàn dây. Một số trích đoạn khí nhạc của Phú Quang được dùng làm nhạc hiệu, nhạc nền cho chương trình của Đài Tiếng nói Việt Nam trong nhiều năm.
Nhà soạn nhạc phim Việt Nam được Phú Quang nể phục nhất là Đàm Linh. Bản thân nhạc sỹ Phú Quang làm nhạc cho nhiều bộ phim nghệ thuật ăn khách có thể kể đến như: Tình Khúc 68, Bao Giờ Cho Đến Tháng Mười, Vị Đắng Tình Yêu, Ai Xuôi Vạn Lý, Hải Nguyệt, Có một tình yêu như thế, Băng Qua Bóng Tối, Huyền Thoại Về Người Mẹ...
Nhạc cho phim truyền hình dài tập như Ông Cố Vấn, Dốc Tính... Nhạc cho sân khấu kịch của Hà Nội như Bài Ca Điện Biên, Vòng Tay Anh Vòng Tay Em, Trần Thủ Độ... Nhạc cho ballet như vở Sự Ân Hận Muộn Màng.
^Pham Mi Ly (ngày 18 tháng 4 năm 2010). “Bản sao đã lưu trữ”. VnExpress. Lưu trữ bản gốc ngày 26 tháng 4 năm 2011. Truy cập ngày 12 tháng 2 năm 2011. Đã định rõ hơn một tham số trong |tên bài= và |title= (trợ giúp)Quản lý CS1: bot: trạng thái URL ban đầu không rõ (liên kết)
^Thụy Du (ngày 10 tháng 2 năm 2011). “Bản sao đã lưu trữ”. Báo Hànộimới. Bản gốc lưu trữ ngày 10 tháng 2 năm 2011. Truy cập ngày 12 tháng 2 năm 2011. Đã định rõ hơn một tham số trong |tên bài= và |title= (trợ giúp); Đã định rõ hơn một tham số trong |ngày truy cập= và |access-date= (trợ giúp)
^Theo Công An TP Đà Nẵng (ngày 18 tháng 1 năm 2007). “Bản sao đã lưu trữ”. VnExpress. Lưu trữ bản gốc ngày 16 tháng 2 năm 2011. Truy cập ngày 12 tháng 2 năm 2011. Theo Công An TP Đà NẵngĐã định rõ hơn một tham số trong |tên bài= và |title= (trợ giúp)Quản lý CS1: bot: trạng thái URL ban đầu không rõ (liên kết)