Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 8

Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 8
Vì sự sáng tạo nghệ thuật và hoàn thiện con người mới xã hội chủ nghĩa, vì sự phát triển của nền điện ảnh dân tộc
← 7
(1985) ·
8 (1988) · 9
(1990) →
Địa điểmĐà Nẵng, Việt Nam
Thành lập1970
Sáng lậpBộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Việt Nam
Giải thưởng
Ngày tổ chức15-22 tháng 3 năm 1988
Ngôn ngữTiếng Việt
Cổng thông tin Điện ảnh

Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 8 được tổ chức từ ngày 15 đến 22 tháng 3 năm 1988 tại Đà Nẵng với khẩu hiệu "Vì sự sáng tạo nghệ thuật và hoàn thiện con người mới xã hội chủ nghĩa, vì sự phát triển của nền điện ảnh dân tộc". Không chỉ là kỳ liên hoan phim chào mừng 35 năm thành lập ngành ngành điện ảnh Việt Nam, đây còn là liên hoan phim quốc gia đầu tiên được tổ chức tại một thành phố Trung Bộ. Có tất cả 4 giải Bông sen và 4 giải Đặc biệt của ban giám khảo được trao cho hạng mục phim truyện, nhưng đã gây ra rất nhiều ý kiến trái chiều xung quanh kết quả. Đây cũng là liên hoan phim gây ra nhiều tranh cãi nhất kể từ lần đầu tiên tổ chức.

Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 8 là liên hoan phim mở đầu cho một thời kỳ mới của điện ảnh Việt Nam khi Nhà nước không còn bao cấp toàn bộ cho điện ảnh, các hãng phim và công ty điện ảnh chuyển sang cơ chế hạch toán – kinh doanh,[1] phim thị trường bắt đầu xuất hiện và phát triển mạnh sau đó.[2]

Tổng quan

Sáng ngày 4 tháng 3 năm 1988, ban tổ chức đã thông báo trước báo giới trong nước và nước ngoài về liên hoan phim này.[3] Đây là lần thứ 8 Liên hoan phim Việt Nam được tổ chức, cũng là kỷ niệm 35 năm ngày thành lập ngành Điện ảnh Việt Nam theo sắc lệnh số 147/SL ngày 15 tháng 3 năm 1953 của Chủ tịch Hồ Chí Minh.[4] Trong kỳ liên hoan phim này, có 8 đơn vị sản xuất phim nội địa tham gia bao gồm: Xí nghiệp Phim truyện Việt Nam, Xí nghiệp phim Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh, Xí nghiệp Phim hoạt hình Việt Nam, Xí nghiệp Phim tài liệu và khoa học trung ương (nay là Hãng phim Tài liệu và Khoa học trung ương), Xí nghiệp phim truyện Thành phố Hồ Chí Minh, Xưởng phim Quân đội, Điện ảnh Bộ đội biên phòng, Điện ảnh Công an nhân dân. Không chỉ có các đơn vị sản xuất phim trong nước, liên hoan phim lần này còn có các đoàn điện ảnh từ Liên Xô, Cộng hòa Dân chủ Đức, CubaTiệp Khắc đến tham dự.[5]

Có tất cả 103 bộ phim tham gia tranh giải trong liên hoan, gồm 17 bộ phim truyện, 52 bộ phim tài liệu khoa học, 22 bộ phim hoạt hình và 12 bộ phim thiếu nhi.[5] Xí nghiệp Phim truyện Việt Nam mang đến liên hoan phim 10 bộ, trong đó có bộ phim 2 tập Hoàng Hoa Thám.[3] Xưởng phim Quân đội cũng mang đến dự thi 10 bộ bao gồm: Ca-chu-sa Việt Nam, Thành trì, Vang mãi lời thề quyết tử, Nhịp sống mặt trận, Đỉnh núi, Ngôi sao không tắt, Nơi ấy Trường Sa, Màu xanh Trường Sa, Mấy thành tựu phẫu thuật tạo hìnhVũ khí tự làm của toàn dân đánh giặc.[6]

Ngày 15 tháng 3, lễ khai mạc liên hoan phim được diễn ra tại Nhà hát Trưng Vương của thành phố Đà Nẵng. Đây là lần đầu tiên liên hoan phim quốc gia được tổ chức tại một tỉnh thuộc khu vực miền Trung,[7] sau 4 lần tổ chức ở Hà Nội, 2 lần ở Thành phố Hồ Chí Minh và 1 lần ở Hải Phòng. Bộ phim được chọn để chiếu mở màn là Những mảnh đời rừng của đạo diễn Trần Vũ và Jörg Foth.[8][9][10] Đây là bộ phim truyện hợp tác ĐứcViệt Nam đầu tiên,[11] do Hãng phim truyện DEFA và Xí nghiệp Phim truyện Việt Nam tại Hà Nội sản xuất.[12] Kết thúc liên hoan phim, có tất cả 11 giải Bông sen vàng được trao, 6 giải cho các phim Việt Nam bao gồm 2 phim điện ảnh, 1 phim tài liệu phóng sự, 1 phim khoa học và 2 phim hoạt hình, 5 giải trao cho các nhà làm phim quốc tế có tác phẩm xuất sắc về Việt Nam.[13] Bên cạnh đó, có 11 bộ phim được trao giải Bông sen bạc và 12 bộ phim được trao giải đặc biệt của ban giám khảo.[14] Trong số 4 bộ phim truyện nhận được giải đặc biệt, Cơn lốc đen trên danh nghĩa là bộ phim do Thụy Vân đạo diễn, nhưng trên thực tế đạo diễn Khánh Dư mới là người trực tiếp chỉ đạo. Trong kỳ liên hoan phim này, nghệ sĩ Khánh Dư cũng nằm trong ban giám khảo mục phim truyện, vì vậy ông đã công bố điều này và xin không tham gia cho điểm Cơn lốc đen. Ban giám khảo phim truyện đã chấp nhận.[15]

Tương quan

Tính tới thời điểm liên hoan phim diễn ra, cuộc họp báo về kết quả của nó được xem là dài nhất và "sóng gió" nhất trong các kỳ Liên hoan phim Việt Nam. Nguyên nhân dẫn đến "sóng gió" này được cho là việc đánh giá thiếu chuẩn mực đối với các phim đoạt giải Vàng hoặc không đạt giải. Trong cuộc họp báo, Chủ tịch Liên hoan phim kiêm chủ tịch Ban giám khảo mảng phim truyện đã nhiều lần lúng túng không thể trả lời nhiều câu hỏi của cánh báo chí. Trước và trong quá trình diễn ra liên hoan phim, Ban xã hội học của Hội Điện ảnh Việt Nam và Ban nghiên cứu khán giả điện ảnh của Công ty phát hành phim trung ương đã phối hợp tiến hành khảo sát và thu thập ý kiến đánh giá của khán giả Hà Nội và tỉnh Quảng Nam – Đà Nẵng đối với 17 bộ phim truyện tham gia dự thi. Đối tượng được khảo sát bao gồm nhiều độ tuổi, tầng lớp, nhưng nhìn chung đều có độ đồng nhất ý kiến khá lớn. Tuy nhiên, giải thưởng cho các bộ phim này lại vượt ra ngoài dự đoán của khán giả khá nhiều. Điều này dẫn đến làn sóng dư luận trái chiều, nhiều ý kiến bất bình về kết quả sau khi lễ trao giải diễn ra.[7]

Trong các tranh cãi về giải thưởng, chủ yếu tập trung ở 4 bộ phim: Cô gái trên sông của Đặng Nhật Minh, Truyện cổ tích cho tuổi mười bảy của Xuân Sơn, Anh và em của Trần VũThằng Bờm của Lê Đức Tiến. Trong đó giải Bông sen bạc cho Cô gái trên sông là kết quả gây ra nhiều bất bình nhất khi đến hơn 75% khán giả ở cả Hà Nội và Quảng Nam – Đà Nẵng đều cho rằng đây là bộ phim hay nhất. Bộ phim vốn đã nhận đủ điểm từ ban giám khảo để nhận Bông sen vàng, nhưng tin đồn cấm chiếu khiến bộ phim chỉ nhận được Bông sen bạc.[16][17] Thứ đến là bộ phim Truyện cổ tích cho tuổi mười bảy giành được Bông sen vàng trong khi 54% khán giả Hà Nội xếp phim này ở hạng 8 và 41% khán giả ở Quảng Nam Đà Nẵng xếp nó ở hạng 9. Tương tự với bộ phim Anh và em cũng giành giải Bông sen vàng khi 45% khán giả Hà Nội xếp phim ở hạng 10, còn 56% khán giả Quảng Nam – Đà Nẵng xếp nó ở hạng 8. Và cuối cùng là bộ phim Thằng Bờm được nhận Giải Đặc biệt (tức giải Ba) với kết quả khảo sát là 65% khán giả Hà Nội xếp nó ở hạng 5 và 63% khán giả Quảng Nam – Đà Nẵng xếp nó ở hạng 7. Nhìn chung cả 2 bộ phim điện ảnh giành giải nhất trong kỳ liên hoan phim này đều không được khán giả đánh giá cao so với những bộ phim khác.[7]

Những thắc mắc, ý kiến tranh luận không chỉ trong dư luận mà còn trên báo chí, giữa các nhà nghiên cứu, phê bình phim, người có chuyên môn trong điện ảnh. Những ý kiến chia làm 3 hướng chính:[18]

  • Trao giải Vàng cho phim Cô gái trên sông vì phim có những nét mới mẻ cả trong hình thức lẫn nội dung, thu hút được đông đảo quần chúng.
  • Trao giải Vàng cho phim Huyền thoại về người mẹ vì phim có nội dung tốt, thể hiện nhân vật tích cực được đông đảo người xem chấp nhận.
  • Không trao giải vàng cho bất kỳ phim truyện nào vì không có phim nào hoàn chỉnh về mọi mặt.

Về phần ban giám khảo cho mảng phim truyện, họ nhận định cả 4 phim truyện giành được Bông sen vàng và bạc đều có chất lượng sàn sàn nhau. Nhưng vì liên hoan phim kỳ này được tổ chức đúng vào dịp kỷ niệm 35 năm thành lập ngành nên "cần tìm ra những phim để tặng giải vàng" để khẳng định điện ảnh Việt Nam "đã đạt được những thành tựu nhất định trong bước đầu đổi mới". Để khẳng định sự phát triển chung của ngành điện ảnh Việt Nam nên ban giám khảo mới "phải" chọn ra phim để trao giải vàng. Chính ban giám khảo cũng thừa nhận đây là giải "vàng non".[18] Trong cuốn Lịch sử Điện ảnh Việt Nam do Cục Điện ảnh đã có nhận định rằng:[19]

Giải thưởng cho tác phẩm

Phim truyện

Giải thưởng Phim Năm Đạo diễn Biên kịch Quay phim Sản xuất TK
Bông sen vàng Anh và em 1988 NSND Trần Vũ

Nguyễn Hữu Luyện

Dương Thu Hương NSND Nguyễn Hữu Tuấn XNPTVN [20]
Truyện cổ tích cho tuổi mười bảy Xuân Sơn Trịnh Thanh Nhã Trương Minh [20]
Bông sen bạc Cô gái trên sông 1987 NSND Đặng Nhật Minh Phạm Việt Thanh XNPTVN [21]
Huyền thoại về người mẹ NSND Bạch Diệp Trương Minh [22][23]
Giải đặc biệt Hai Cũ 1985 Bùi Sơn Duân Thiên Sơn Bá Nghễ XNPTHHCM
Cơn lốc đen 1987 NSND Thụy Vân Bùi Cát Vũ NSƯT Lê Đình Ấn [24]
Phiên tòa cần chánh án Việt Linh Trần Ngọc Huỳnh [25]
Thằng Bờm NSƯT Lê Đức Tiến Bành Châu Nguyễn Bá Nghi XNPTVN [26]
Tham gia Cuộc chia tay không hẹn trước 1986 NSND Bạch Diệp Hải Lăng Đinh Văn Viện XNPTVN [27]
Thị trấn yên tĩnh NSƯT Lê Đức Tiến Đoàn Trúc Quỳnh Trần Quốc Dũng [28]
Thủ lĩnh áo nâu (2 tập) 1987 NSND Trần Phương
[29]
Nhiệm vụ hoa hồng 1988 NSND Hồng Sến Nguyễn Khắc Phục Đoàn Quốc XNPTHHCM [30]

Phim tài liệu phóng sự

Giải thưởng Phim Năm Đạo diễn Biên kịch Quay phim Sản xuất TK
Bông sen vàng Hà Nội trong mắt ai 1987 NSND Trần Văn Thủy NSƯT Lưu Xuân Thư, Lưu Hà XPTLKHTW [31]
Bông sen bạc Bài học về một con người 1986 NSND Thanh An XPTLKHTW [32]
Người chủ nhiệm xứ đạo 1985 Trần Quý Lục
Ngôi sao không tắt Trần Phi Lê Văn Trọng Lê Hợi ĐAQĐND [33][34]
Trên tầng cao cây xanh Lê Trác Nguyễn Trí Việt Huỳnh Ngọc Trai XNPTHHCM [35]
Giải đặc biệt Giả và thật 1987 Lê Trác Lê Hoàng Phan Quang Minh XNPTHHCM [36]
Lợn Đại Lâm 1986 Văn Yên Phạm Hoàng Kính XPTLKHTW [37][38]
Mầu xanh Trường Sa Trần Duy Hinh ĐAQĐND [39]
Nhịp sống mặt trận 1988 Đào Thắng Phạm Minh Tuấn, Lê Hợi [40][41]

Phim khoa học

Giải thưởng Phim Năm Đạo diễn Biên kịch Quay phim Sản xuất TK
Bông sen vàng Cánh kiến đỏ 1987 NSND Vũ Lệ Mỹ Lại Văn Sinh Hoàng Ngọc Dũng XPTLKHTW [42]
Bông sen bạc Bệnh dịch hạch 1985 Phạm Cường Lại Văn Sinh XPTLKHTW [43]
Cá trôi Ấn NSND Lương Đức Triệu Thế Chiến [44][45]
Bằng khen Bí mật pho tượng chùa Đậu 1987 Phạm Bình Nguyễn Đình Thành XPTLKHTW [37]
Làng tranh Đông Hồ 1986 Phạm Cường Trịnh Đình Khôi
  • Phạm Cường
  • Trương Thiên Thu
[37]

Phim hoạt họa

Giải thưởng Phim Năm Đạo diễn Biên kịch Họa sĩ Quay phim Sản xuất Chú TK
Bông sen vàng Dũng sĩ Đam Dông 1986 Lê Thanh Hoài Giang
  • Đỗ Dương
  • Vũ Hòa
Nguyễn Thị Hằng XNPHHVN [a] [46]
Sáng 1986 Nguyễn Tài Trần Hồng Thắng Nguyễn Tài Vinh Quang XNPTHHCM [47]
Bông sen bạc Trường học của bói cá Trang Nguyên Ngô Quân Miện Nghiêm Hùng Chu Tuấn Hải XNPHHVN [48]
Bằng khen Ngựa thần Tây Sơn 1985 Lê Thanh Hà Ân Đỗ Dương Nguyễn Thị Hằng XNPHHVN [a] [46]
Tham gia Chuyện cổ thành ốc 1987 Minh Trí Tô Hoài Phương Hoa Tường Thanh XNPHHVN [49]
Trường ca Đam San 1987 Trương Qua Trương Phú Hòa Vinh Quang XPHHHCM [50]

Phim thiếu nhi

Giải thưởng Phim Năm Đạo diễn Biên kịch Họa sĩ Quay phim Sản xuất TK
Bông sen bạc Ngọn đèn trong mơ 1987 Đỗ Minh Tuấn Lê Ngọc Minh Nguyễn Văn Vý Phạm Ngọc Lan XNPTVN [51][52]
Khi vắng bà 1985 Anh Thái Vũ Lê Mai [53][54]
Bằng khen Sơn ca trong thành phố 1986 Khánh Dư XNPTVN

Giải thưởng cá nhân

Phim truyện

Quay phim xuất sắc
Âm nhạc xuất sắc
Thiết kế mĩ thuật xuất sắc
Diễn viên tiềm năng

Phim tài liệu

Quay phim xuất sắc

Phim khoa học

Quay phim xuất sắc
  • Hoàng Ngọc Dũng – Cánh kiến đỏ.

Phim hoạt họa

  • Lê Thanh – Dũng sĩ Đam Dông.[46]
Quay phim xuất sắc
Âm nhạc xuất sắc
Họa sĩ chính xuất sắc
Họa sĩ động tác xuất sắc
  • Việt Hồng – Dũng sĩ Đam Dông.[46]
  • Tivi, Quốc Thông – Sáng.[67]

Phim thiếu nhi

Họa sĩ xuất sắc
  • Nguyễn Văn Vý – Khi vắng bà, Ngọn đèn trong mơ.
Quay phim xuất sắc
Diễn viên xuất sắc
  • Cụ Năm Hương, Lê Văn Thiện, Mai Phương

Chú thích

Ghi chú

  1. ^ a b Phim búp bê.

Tham khảo

  1. ^ Ngô Mạnh Lân và đồng nghiệp (2005), tr. 257.
  2. ^ a b Chu Thu Hằng (31 tháng 7 năm 2017). “LHP VN lần thứ 8 tổ chức tại Đà Nẵng từ 15 - 22.3.1988, đánh dấu sự trở lại ấn tượng của nghệ sĩ Trà Giang”. Báo Văn hóa. Lưu trữ bản gốc ngày 19 tháng 2 năm 2022. Truy cập 13 tháng 4 năm 2023.
  3. ^ a b “Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 8 tại Đà Nẵng”. Báo Hànộimới. 7119: 4. ngày 5 tháng 3 năm 1988. OCLC 10331618. Bản gốc lưu trữ ngày 3 tháng 8 năm 2021. Truy cập ngày 12 tháng 4 năm 2023.
  4. ^ T.N (ngày 17 tháng 3 năm 1988). “Liên hoan phim Việt Nam lần thứ VIII, 103 bộ phim tham gia”. Báo Lao Động. 11: 8. OCLC 1223466774. Bản gốc lưu trữ ngày 21 tháng 8 năm 2022. Truy cập ngày 12 tháng 4 năm 2023.
  5. ^ a b Đ.T (ngày 15 tháng 3 năm 1988). “Liên hoan phim Việt Nam lần thứ VIII”. Báo Tiền Phong. 11: 2. ISSN 0191-2097. OCLC 4781014. Bản gốc lưu trữ ngày 18 tháng 8 năm 2022. Truy cập ngày 12 tháng 4 năm 2023.
  6. ^ “Xưởng phim quân đội tham gia liên hoan phim Việt Nam lần thứ 8”. Báo Hànộimới. 7123: 4. ngày 10 tháng 3 năm 1988. OCLC 10331618. Bản gốc lưu trữ ngày 12 tháng 4 năm 2023. Truy cập ngày 12 tháng 4 năm 2023.
  7. ^ a b c Hoàng Thanh (ngày 12 tháng 5 năm 1988). “Suy nghĩ chung quanh giải thưởng Liên hoan phim lần thứ VIII. Có lắng nghe dư luận không?”. Báo Lao Động. 19: 8. OCLC 1223466774. Bản gốc lưu trữ ngày 21 tháng 8 năm 2022. Truy cập ngày 12 tháng 4 năm 2023.
  8. ^ Torner & Lenshyn (2015), tr. 260.
  9. ^ König, Wiedemann & Wolf (1996), tr. 427.
  10. ^ “Khai mạc Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 8”. Báo Hànộimới. 7131: 1. ngày 19 tháng 3 năm 1988. OCLC 10331618. Bản gốc lưu trữ ngày 22 tháng 9 năm 2021. Truy cập ngày 12 tháng 4 năm 2023.
  11. ^ Nguyễn Thị Hồng Ngát (2006), tr. 157.
  12. ^ Wagner (2014), tr. 35.
  13. ^ “Thêm 11 "Bông sen vàng" màn ảnh”. Báo Tiền Phong. 13: 1. ngày 29 tháng 3 năm 1988. ISSN 0191-2097. OCLC 4781014. Bản gốc lưu trữ ngày 12 tháng 4 năm 2023. Truy cập ngày 12 tháng 4 năm 2023.
  14. ^ “Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 8 đã kết thúc”. Báo Lao Động. 13: 8. ngày 31 tháng 3 năm 1988. OCLC 1223466774. Bản gốc lưu trữ ngày 27 tháng 11 năm 2022. Truy cập ngày 12 tháng 4 năm 2023.
  15. ^ Nhiều tác giả (2007), tr. 94.
  16. ^ Toàn Nguyễn (ngày 3 tháng 1 năm 2006). “Đạo diễn, NSND Đặng Nhật Minh: "Lập ngôn" qua những thước phim”. Báo Công an Nhân dân điện tử. Lưu trữ bản gốc ngày 24 tháng 2 năm 2022. Truy cập ngày 24 tháng 2 năm 2022.
  17. ^ Trần Hữu Lục (2004), tr. 198.
  18. ^ a b Ngô Mạnh Lân và đồng nghiệp (2005), tr. 202.
  19. ^ Ngô Mạnh Lân và đồng nghiệp (2005), tr. 203.
  20. ^ a b Ngô Mạnh Lân và đồng nghiệp (2005), tr. 201.
  21. ^ Ngô Phương Lan (1998), tr. 302.
  22. ^ Ngô Mạnh Lân và đồng nghiệp (2005), tr. 190.
  23. ^ Trần Trọng Đăng Đàn (2010a), tr. 817.
  24. ^ Trần Trọng Đăng Đàn (2010a), tr. 770.
  25. ^ Hồng Trâm; Hồng Tuyển (ngày 26 tháng 4 năm 1988). “Phiên tòa cần chánh án và đạo diễn Việt Linh”. Báo Tiền Phong. 17: 7. ISSN 0191-2097. OCLC 4781014. Bản gốc lưu trữ ngày 18 tháng 8 năm 2022. Truy cập ngày 12 tháng 4 năm 2023.
  26. ^ Ngô Mạnh Lân và đồng nghiệp (2005), tr. 247.
  27. ^ Trần Trọng Đăng Đàn (2010a), tr. 771.
  28. ^ a b Ngô Mạnh Lân và đồng nghiệp (2005), tr. 245.
  29. ^ Trần Trọng Đăng Đàn (2010a), tr. 908.
  30. ^ Ngô Mạnh Lân và đồng nghiệp (2005), tr. 172.
  31. ^ Ngô Mạnh Lân và đồng nghiệp (2005), tr. 53.
  32. ^ Trần Trọng Đăng Đàn (2010d), tr. 202–203.
  33. ^ Dương Hòa (15 tháng 7 năm 2022). “Bảo vệ giá trị văn hóa cốt lõi của dân tộc”. Báo Quân đội nhân dân. Lưu trữ bản gốc ngày 9 tháng 2 năm 2023. Truy cập ngày 12 tháng 4 năm 2023.
  34. ^ Ngô Phương Lan (1998), tr. 342.
  35. ^ Trần Trọng Đăng Đàn (2010d), tr. 838.
  36. ^ Trần Trọng Đăng Đàn (2010d), tr. 419.
  37. ^ a b c Ngô Mạnh Lân và đồng nghiệp (2005), tr. 63.
  38. ^ Trần Trọng Đăng Đàn (2010d), tr. 528.
  39. ^ Phạm Vĩnh (2003), tr. 328.
  40. ^ Ngô Đức Hành (25 tháng 8 năm 2019). “Nhà văn Đào Thắng: Dòng sông và tiếng vọng lịch sử”. Báo Công an Nhân dân điện tử. Lưu trữ bản gốc ngày 14 tháng 4 năm 2023. Truy cập ngày 12 tháng 4 năm 2023.
  41. ^ Trần Trọng Đăng Đàn (2010d), tr. 639.
  42. ^ Ngô Mạnh Lân và đồng nghiệp (2005), tr. 133.
  43. ^ Trần Trọng Đăng Đàn (2010d), tr. 217.
  44. ^ Ngô Mạnh Lân và đồng nghiệp (2005), tr. 678.
  45. ^ Trần Trọng Đăng Đàn (2010d), tr. 236.
  46. ^ a b c d e f Ngô Mạnh Lân và đồng nghiệp (2005), tr. 454.
  47. ^ Ngô Mạnh Lân và đồng nghiệp (2005), tr. 442–443.
  48. ^ Trần Trọng Đăng Đàn (2010c), tr. 902.
  49. ^ Trần Trọng Đăng Đàn (2010c), tr. 846.
  50. ^ Trần Trọng Đăng Đàn (2010c), tr. 857.
  51. ^ Phan Bích Hà (2003), tr. 154.
  52. ^ Trần Trọng Đăng Đàn (2010a), tr. 859.
  53. ^ Ngô Mạnh Lân và đồng nghiệp (2005), tr. 241.
  54. ^ Trần Trọng Đăng Đàn (2010a), tr. 820–821.
  55. ^ Song Kim (12 tháng 11 năm 2009). “Đạo diễn Xuân Sơn: Gặp "nạn" vì phim thị Trường”. Báo Công an Nhân dân điện tử. Lưu trữ bản gốc ngày 19 tháng 2 năm 2022. Truy cập ngày 19 tháng 2 năm 2022.
  56. ^ Hội nhà văn Hà Nội (1998), tr. 258.
  57. ^ a b Ngô Mạnh Lân và đồng nghiệp (2005), tr. 677.
  58. ^ Viện nghệ thuật và lưu trữ điện ảnh (1994), tr. 331.
  59. ^ Kim Ửng (1 tháng 2 năm 2008). “NSND Trà Giang và con đường đến với nghệ thuật”. Báo Công an Nhân dân điện tử. Lưu trữ bản gốc ngày 12 tháng 11 năm 2022. Truy cập ngày 13 tháng 4 năm 2023.
  60. ^ Vân Thảo (28 tháng 11 năm 2020). “Nghệ sĩ nhân dân Minh Châu: Vẫn mạnh mẽ sau những buồn vui cuộc đời”. Báo Hànộimới. Lưu trữ bản gốc ngày 14 tháng 4 năm 2023. Truy cập ngày 13 tháng 4 năm 2023.
  61. ^ Trần Trọng Đăng Đàn (2010a), tr. 889.
  62. ^ Tú Ngọc (2000), tr. 964.
  63. ^ Trần Khánh Chương (2012), tr. 351.
  64. ^ Viện nghệ thuật và lưu trữ điện ảnh (1994), tr. 42.
  65. ^ a b N.H (9 tháng 10 năm 2022). "Hà Nội trong mắt ai" và "Chuyện tử tế" lên sóng Truyền hình Quốc hội Việt Nam”. Báo Công an Nhân dân điện tử. Lưu trữ bản gốc ngày 15 tháng 10 năm 2022. Truy cập ngày 13 tháng 4 năm 2023.
  66. ^ Trần Trọng Đăng Đàn (2010c), tr. 857–858.
  67. ^ Ngô Mạnh Lân và đồng nghiệp (2005), tr. 443.
  68. ^ Trần Trọng Đăng Đàn (2010a), tr. 821.

Thư mục

Liên kết ngoài