Bài này viết về nhánh Hành pháp của chính quyền trung ương ở Nhật Bản. Về nhánh Lập pháp, xem bài Quốc hội Nhật Bản. Về nhánh Tư pháp, xem bài Tòa án Nhật Bản.
Nội các Nhật Bản (内閣 (Nội các),Naikaku?) là nhánh hành pháp của chính quyền ở Nhật Bản. Đứng đầu nội các là Thủ tướng (総理大臣 (Tổng lý Đại thần),Sori Daijin?). Giúp việc cho Thủ tướng là các Bộ trưởng (大臣 (Đại Thần),Daijin?). Thủ tướng do Quốc hội Nhật Bản bổ nhiệm. Còn bổ nhiệm và miễn nhiệm các bộ trưởng sẽ thuộc quyền của Thủ tướng. Tập thể Nội các chịu trách nhiệm trước Quốc hội và phải từ chức hoặc xin Thiên hoàng giải tán Chúng Nghị viện nếu bị Chúng Nghị viện mất tín nhiệm.
Hiến pháp của Đế quốc Nhật Bản có Thiên hoàng là nguyên thủ quốc gia, nhưng Hiến pháp hiện hành của Nhật Bản không có quy định nào liên quan đến nguyên thủ quốc gia, và có nhiều giả thuyết khác nhau như giả thuyết cho rằng Nội các (hoặc thủ tướng) là nguyên thủ quốc gia.
Đa số các giả thuyết do Nội các đứng đầu, cơ quan có thẩm quyền ký kết các hiệp ước, miễn trừ các cơ quan đại diện ngoại giao và xử lý các mối quan hệ ngoại giao, hoặc đứng đầu là Thủ tướng, người đại diện cho Nội các với tư cách là người đứng đầu cơ quan hành chính.
Bổ nhiệm
Theo Hiến pháp, các Bộ trưởng được Thủ tướng lựa chọn và bổ nhiệm. Phần lớn thành viên của Nội các, bao gồm cả Thủ tướng phải là đại biểu của một trong hai viện thuộc Quốc hội và tất cả thành viên đều phải là dân sự. Theo Luật Nội các năm 2001, số lượng Bộ trưởng không được quá 14 người, tuy nhiên, trong trường hợp đặc biệt, vẫn có thể lên đến 17 người. Trong trường hợp Nội các từ chức tập thể, Nội các vẫn phải điều hành công việc cho đến khi có một Thủ tướng mới được bổ nhiệm. Trong khi tại nhiệm, các hoạt động pháp lý vẫn có thể chống lại các Bộ trưởng mà không cần có sự đồng ý của Thủ tướng.
Nội các phải từ chức tập thể trong những trường hợp sau:
Khi bị Chúng Nghị viện viện bỏ phiếu bất tín nhiệm, trừ phi Chúng Nghị viện giải tán trong vòng 10 ngày;
Tùy theo quyết định trong lần nhóm họp đầu tiên của Quốc hội khi Hạ viện mới được bầu ra qua tổng tuyển cử (ngay cả khi toàn bộ bộ trưởng sau đó được tái bổ nhiệm);
Khi vị trí Thủ tướng bị bỏ trống, hoặc khi Thủ tướng tuyên bố ý định từ chức.
Quyền lực của Nội các
Nội các Nhật Bản có thể hành xử hai loại quyền lực. Một loại thực hiện thông qua Nhật hoàng theo thỉnh cầu và tư vấn của Nội các. Một loại nữa do Nội các trực tiếp thực hiện. Trái với nhiều nước theo chế độ quân chủ lập hiến khác, hoàng đế Nhật Bản không phải là nguyên thủ quốc gia về ngành hành pháp. Hiến pháp Nhật Bản đã trao toàn bộ công việc hành pháp cho Nội các.
Thi hành pháp luật một cách trung thực, quản lí nhà nước;
Quản lí các chính sách ngoại giao;
Kí kết hiệp ước, nhưng phải có sự phê chuẩn của Quốc hội;
Quản lí các dịch vụ công theo các tiêu chuẩn được pháp luật quy định;
Dự toán ngân sách sách để đệ trình Quốc hội;
Ban hành các sắc lệnh để thi hành hiến pháp và đạo luật, tuy nhiên không thể quy định những quy tắc hình sự nếu không được ủy quyền theo quy định của pháp luật.
Qua đó, có thể hiểu quyền lực của nội các là:
Thực thi pháp luật
Chính sách đối ngoại
Ký kết các hiệp ước (với sự phê chuẩn của Quốc hội)
Quản lý các dịch vụ công cộng
Lập dự toán ngân sách trung ương (phải được Quốc hội phê chuẩn)
Phê chuẩn các nghị định của Nội các
Quyết định đại xá, đặc xá, phạt, giảm tội, khôi phục quyền
Tất cả các luật và nghị định Nội các đều do Bộ trưởng liên quan ký
^Trong khi Obuchi đang nhập viện điều trị bệnh tai biến mạch máu não (3 tháng 4), Aoki lúc này là Chánh Văn phòng Nội các lên thay nhưng nhiệm kỳ lúc này vẫn được tính là của Obuchi