Những cuộc phiêu lưu của Huckleberry Finn

Adventures of Huckleberry Finn
Bìa sách ấn bản thứ hai (thứ nhất ở Mỹ)
Thông tin sách
Tác giảMark Twain
Minh họaE. W. Kemble
Minh họa bìaTaylor
Quốc giaUK/USA
Ngôn ngữTiếng Anh
Bộ sách27
Thể loạiSatirical novel
Nhà xuất bảnChatto & Windus / Charles L. Webster And Company.
Ngày phát hànhNgày 10 tháng 10 năm 1884 UK & Canada
1885[1] United States
Số trang366
Số OCLC29489461
Cuốn trướcNhững cuộc phiêu lưu của Tom Sawyer
Cuốn sauTom Sawyer Abroad
Liên kếtAdventures of Huckleberry Finn tại Wikisource

Những cuộc phiêu lưu của Huckleberry Finn (tiếng Anh: Adventures of Huckleberry Finn) là tiểu thuyết được xuất bản năm 1884 của nhà văn Mỹ Mark Twain. Nó được viết trong ngôi thứ nhất, là một trong những tiểu thuyết Mỹ đầu tiên dùng phương ngữ để viết. Những cuộc phiêu lưu của Huckleberry Finn thường được đánh giá là một trong những tác phẩm vĩ đại nhất trong nền văn học Hoa Kỳ.

Huckleberry Finn được xem là cuốn tiếp theo của quyển Những cuộc phiêu lưu của Tom Sawyer, xuất bản năm 1876. Nhân vật kể chuyện, Huckleberry Finn, là bạn của Tom Sawyer. Câu chuyện kể về những cuộc phiêu lưu của Huckleberry Finn trên dòng sông Mississippi với người bạn là Jim, một nô lệ đang chạy thoát. Quyển sách miêu tả những cảnh vật trên dòng sông và châm biếm những quan điểm ở miền Nam Hoa Kỳ thời tiền chiến, đặc biệt là quan điểm kỳ thị chủng tộc. Hình ảnh Huck và Jim trên chiếc bè chạy theo dòng sông, đi đến tự do, là một trong những hình ảnh bất hủ nhất trong văn học Hoa Kỳ.

Nhận xét

Được thịnh hành đối với độc giả thiếu nhi ngay từ những ngày đầu, Huckleberry Finn đã được nhiều nhà phê bình văn học đánh giá là đỉnh cao của văn học. Nhà văn đoạt giải Nobel Văn học Ernest Hemingway đã nói về Huckleberry Finn như sau:

"All modern American literature comes from one book by Mark Twain called Huckleberry Finn... American writing comes from that. There was nothing before. There has been nothing as good since."[2]
"Toàn bộ nền văn học Hoa Kỳ hiện đại bắt nguồn từ một quyển sách của Mark Twain tên là Huckleberry Finn... Đây chính là khởi nguồn của lối hành văn kiểu Mỹ. Không gì có thể sánh bằng nó được."

Tranh cãi

Ngay từ khi được xuất bản, Huckleberry Finn đã gây nhiều tranh cãi. Thư viện tại Concord, Massachussetts đã cấm lưu hành quyển này sau khi nó được xuất bản vì "đề tài lòe loẹt". Tuy nhiên, tờ báo San Francisco Chronicle đã biện hộ quyển này. Tuy đề tài của cuốn này rõ ràng chống chủ nghĩa phân biệt chủng tộc, nó dùng một số từ ngữ của thời đó mà thời nay bị xem là miệt thị (chữ "nigger" được dùng 215 lần). Vì thế, một số cá nhân và tổ chức không quen thuộc với nội dung tác phẩm cho rằng nó phân biệt chủng tộc và vận động cấm lưu hành quyển này tại thư viện cũng như tại nhà trường.

Hội Thư viện Hoa Kỳ xếp quyển này thứ 5 trong danh sách các quyển sách bị vận động cấm đoán nhiều nhất trong thập niên 1990.

Thông tin thêm

Vợ của Mark Twain đã sửa chữa các bản nháp của chồng và quyển Những cuộc phiêu lưu của Huckleberry Finn đến tay người đọc dưới dạng đã bị làm sai lạc.[3]

Chú thích

  1. ^ Digitized copy of the 1st US edition
  2. ^ Ernest Hemingway, Green Hills of Africa (1935) ch. 1
  3. ^ Tiền Phong, ‘Nàng thơ’ của Maiakovsky và dấu phẩy trong di chúc Lưu trữ 2006-09-03 tại Wayback Machine