Nhóm ngôn ngữ Palaung hay Nhóm ngôn ngữ Palaung-Wa là một phân nhánh của ngữ hệ Nam Á, gồm khoảng 30 ngôn ngữ.
Phát triển âm vị học
Hầu hết ngôn ngữ Palaung mất sự phân biệt phụ âm vô thanh-hữu thanh ở ngôn ngữ Nam Á tiền thân; thay vào đó, sự phân biệt này tái hiện trên nguyên âm. Trong nhánh Wa, sự phân biệt phụ âm vô thanh-hữu thanh trở thành sự phân biệt nguyên âm thường-hà hơi; trong nhóm Palaung-Riang, nó trở thành một hệ thống hai thanh điệu âm vực. Các ngôn ngữ Angku có hệ thanh điệu khác - ví dụ như tiếng U có bốn thanh điệu, cao, thấp, lên (thăng), xuống (giáng) - nhưng chúng được phát triển từ chiều dài nguyên âm và đặc điểm phụ âm cuối, chứ không phải từ sự phân biệt vô thanh-hữu thanh.
Nguồn gốc
Paul Sidwell (2015)[3] gợi ý rằng quê hương của Nhóm ngôn ngữ Palaung nằm ở khu vực biên giới của Lào và Tây Song Bản Nạp ở Vân Nam, Trung Quốc. Quê hương của Nhóm ngôn ngữ Khơ Mú tiếp giáp với quê hương của Nhóm ngôn ngữ Palaung dẫn đến nhiều từ vựng vay mượn giữa hai nhánh do sự tiếp xúc mạnh mẽ. Sidwell (2014) gợi ý rằng từ "nước" (*oːm trong ngôn ngữ Palaung nguyên thủy) mà Gérard Diffloth cho là một trong những từ vựng then chốt để chứng minh cho sự tồn tại nhóm ngôn ngữ Môn-Khmer Bắc, có thể là do Nhóm ngôn ngữ Khơ Mú đã mượn từ Nhóm ngôn ngữ Palaung.
Phân loại
Diffloth & Zide (1992)
Nhóm ngôn ngữ Palaung bao gồm ít nhất ba nhánh, nhưng vị trí của một số ngôn ngữ chưa rõ ràng. Ví dụ như tiếng Lamet đôi khi được phân loại là một nhánh riêng biệt. Sau đây là phân loại của Diffloth & Zide (1992), được trích dẫn trong Sidwell (2009: 131).
Sidwell (2015: 12) đề xuất một phân loại sửa đổi cho Nhóm ngôn ngữ Palaung. Bit-Kháng rõ ràng thuộc Nhóm ngôn ngữ Palaung nhưng chứa nhiều từ vay mượn từ Nhóm ngôn ngữ Khơ Mú. Sidwell (2015: 12) tin rằng có khả năng nhóm nó trong Palaung Đông. Mặt khác, Sidwell (2015) coi Danaw là ngôn ngữ Palaung khác biệt nhất.
Sidwell (2015) lưu ý rằng Nhóm ngôn ngữ Palaung và Nhóm ngôn ngữ Khơ Mú dùng chung nhiều từ vựng, nhưng coi hiện tượng này là kết quả của sự khuếch tán từ vựng do sự tiếp xúc ngôn ngữ mạnh mẽ.
Sidwell (2015:112-113) liệt kê các từ vựng Palaung nguyên thủy sau đã khuếch tán từ Palaung sang Khơ Mú.
Sidwell (2015:113) liệt kê các từ vựng Palaung nguyên thủy sau đã khuếch tán từ Khơ Mú sang Palaung.
Các dạng từ vựng từ Khơ Mú sang Palaung
*ɟɤːl 'nhẹ cân'
*kla(ː)w 'tinh hoàn, hòn dái'
Sidwell (2015:114) liệt kê các từ vựng Palaung nguyên thủy sau chia sẻ cùng Khơ Mú nhưng không chia sẻ với các nhánh Nam Á khác và không chắc chắn là chúng đã khuếch tán từ Palaung sang Khơ Mú hay ngược lại.
^Nordhoff, Sebastian; Hammarström, Harald; Forkel, Robert; Haspelmath, Martin biên tập (2013). “Palaung Đông”. Glottolog. Leipzig: Max Planck Institute for Evolutionary Anthropology.
^Nordhoff, Sebastian; Hammarström, Harald; Forkel, Robert; Haspelmath, Martin biên tập (2013). “Palaung Tây”. Glottolog. Leipzig: Max Planck Institute for Evolutionary Anthropology.