Nhà thờ Thánh Gioan Baotixita (tiếng Ba Lan: Archikatedra św. Jana w Warszawie) là một nhà thờ Công giáo La Mã nằm trong khuôn viên phố cổ ở Warszawa, Ba Lan. Nhà thờ Thánh Gioan Baotixita là một trong ba nhà thờ lớn của Warszawa, đồng thời cũng là nhà thờ của tổng giáo phận Warszawa và là một trong những "điện Pantheon" của Ba Lan. Nhà thờ Thánh Gioan Baotixita cùng với khu phố cổ của Warszawa đã được UNESCO đưa vào danh sách Di sản Thế giới.
Lịch sử
Nhà thờ được xây dựng lần đầu tiên vào thế kỷ 14 theo phong cách Gothic. Đây từng là nơi đăng quang và an táng của nhiều Công tước xứ Masovia.
Nhà thờ được kết nối với lâu đài Hoàng gia (Zamek Królewski w Warszawie) bằng một hành lang trên cao dài 80 mét được xây dựng dưới thời Nữ hoàngAnna Jagiellonka vào cuối thế kỷ 16. Hành lang này tiếp tục được cơi nới vào những năm 1620 sau vụ ám sát bất thành nhằm vào vua Sigismund III Vasa của Ba Lan ở phía trước của nhà thờ.[1]
Sau phiên họp ra nghị quyết của Hiến pháp ngày 3 tháng 5 năm 1791, vua Stanisław August Poniatowski của Ba Lan đã đến nhà thờ Thánh Gioan Baotixita ở Warszawa để lập lời tuyên thệ trước bàn thờ Thiên Chúa. Các Thống chế của Đại nghị viện (Great Sejm) của Khối Liên bang Ba Lan và Lietuva, cũng đã xuất hiện trong buổi lễ tại nhà thờ để thay mặt cho các đại biểu của Hạ viện (Sejm).
Năm 1944, trong cuộc khởi nghĩa Warszawa (từ tháng 8 đến tháng 10 năm 1944), nhà thờ là nơi chiến đấu giữa lực lượng khởi nghĩa và quân Đức Quốc xã.[2] Quân Đức đã cho một xe tăng chở đầy thuốc nổ đâm vào nhà thờ khiến nhà thờ bị hủy hoại nghiêm trọng.[2] Chưa dừng lại ở đó, sau khi đàn áp cuộc khởi nghĩa, quân Đức còn tiếp tục khoan các lỗ trên tường nhà thờ để cấy thuốc nổ vào khiến nhà thờ bị hư hại gần như toàn bộ các bức tường.[2]
Sau chiến tranh, nhà thờ đã được xây sửa lại. Việc tái thiết nhà thờ dựa vào diện mạo giả định của nhà thờ vào thế kỷ 14. Cụ thể, diện mạo nhà thờ sau tái thiết được phỏng theo tranh minh họa của Hogenberg vào đầu thế kỷ 17 và các bản vẽ của Abraham Boot từ năm 1627.
Hầm mộ
Hầm mộ của nhà thờ là nơi yên nghỉ của nhiều nhân vật chính trị, lịch sử quan trọng, bao gồm:
Chính khách Stanisław Małachowski, người có tượng đài bằng đá cẩm thạch trắng do Bertel Thorvaldsen thiết kế. Tuy nhiên, bức tượng đã bị phá hủy vào ngày 21 tháng 8 năm 1944, do bị xe tăng chứa thuốc nổ của quân Đức đâm vào tường phía nam của nhà thờ. Tượng đài đã được dựng lại vào năm 1965.[3]
^ abcStefan Wyszyński. “Historia”. www.katedra.mkw.pl (bằng tiếng Ba Lan). Truy cập ngày 18 tháng 8 năm 2011. W 1944 roku podczas Powstania Warszawskiego. Katedra była terenem walki. Wojska powstańcze walczyły tutaj w obronie niemal każdego metra posadzki. Niemcy zdołali wprowadzić do archikatedry czołg naładowany materiałami wybuchowymi: wybuch zniszczył ogromną część budowli. Po upadku Powstania Warszawskiego. Vernichtungskommando ładunkami trotylu wysadziło w powietrze katedrę i zniszczyło 90% murów.