Ngày Quốc tế Phụ nữ

Ngày Quốc tế Phụ nữ
Ngày Quốc tế Phụ nữ
Áp phích của một tổ chức xã hội chủ nghĩa Đức cho Ngày Quốc tế nữ giới năm 1914,
đòi Quyền bầu cử của nữ giới
Cử hành bởiToàn cầu
KiểuQuốc tế
Ý nghĩaNgày của Phụ nữ Bình quyền
Ngày8 tháng 3 (hàng năm)
Liên quan đếnNgày của mẹ,
Ngày Thiếu nhi Thế giới,
Ngày Quốc tế Nam giới

Ngày Quốc tế Phụ nữ hay còn gọi là Ngày Liên Hợp Quốc vì Nữ quyền và Hòa bình Quốc tế được tổ chức vào ngày 8 tháng 3 hằng năm với vai trò là tâm điểm trong phong trào đấu tranh vì quyền của phụ nữ, thu hút sự chú ý đến các vấn đề như bình đẳng giới, quyền sinh sản, chống bạo lực và lạm dụng đối với phụ nữ. Ngày này được Liên Hợp Quốc chính thức hóa vào năm 1975.[1]

Lễ kỷ niệm ngày Quốc tế nữ giới lần đầu tiên được tổ chức vào ngày 28 tháng 2 năm 1909 tại New York, Mỹ do Đảng Xã hội Mỹ tổ chức.[2] Một cuộc biểu tình nhân ngày Phụ nữ vào ngày 8 tháng 3 năm 1917 tại Petrograd, Đế quốc Nga đã làm dấy lên cuộc Cách mạng Nga 1917.[3] Liên bang Xô viết (Liên Xô) tuyên bố ngày này là ngày nghỉ quốc gia kể từ năm 1917, sau đó ngày lễ này chủ yếu được tổ chức trong các nước thuộc phong trào Xã hội Chủ nghĩa và các nước Cộng sản cho đến khi được Liên Hợp Quốc thông qua vào năm 1977.[4]

Ngày lễ kỷ niệm Ngày Quốc tế Phụ nữ ngày nay có thể là một ngày lễ chung ở một số quốc gia, hoặc trở thành một ngày lễ lớn bị bỏ qua ở những nơi khác.[5] Ở một số quốc gia, ngày này là ngày để biểu tình; ở những quốc gia khác, ngày này là ngày tôn vinh nữ giới.[6]

Lịch sử

Phụ nữ Nga biểu tình đòi Bánh mì, Hòa bình và Đất- 8 tháng 3 năm 1917, Petrograd, Nga.
Các nữ công nhân, trong ngày Quốc tế Phụ nữ, biểu tình tại Sydney, tháng 3 năm 1975.

Lễ kỷ niệm Ngày Phụ nữ tổ chức sớm nhất được tổ chức vào ngày 28 tháng 2 năm 1909 tại New York, Mỹ do Đảng Xã hội Mỹ tổ chức để tưởng niệm cuộc đình công năm 1908 của Hiệp hội Công nhân May mặc Quốc tế.[2] Không có cuộc đình công nào vào ngày 8 tháng 3 năm đó.[7]

Trong Hội nghị Phụ nữ do Quốc tế thứ II (Quốc tế Xã hội chủ nghĩa) tổ chức ngày 8 tháng 3 năm 1910, Chủ tịch Clara Zetkin, một phụ nữ người Đức, đã đề nghị chọn một ngày quốc tế phụ nữ để kỷ niệm những phụ nữ đã đấu tranh trên toàn thế giới.

Tháng 8 năm 1910, Hội nghị Phụ nữ Thế giới được tổ chức tại Copenhagen, Đan Mạch. Luise Zietz đề nghị việc tạo ra một Ngày Phụ nữ Quốc tế hằng năm và được Clara Zetkin ủng hộ. Tuy vậy ngày cụ thể vẫn chưa xác định.[8][9] Các đại biểu (100 phụ nữ từ 17 quốc gia) đồng ý với ý tưởng này là một chiến lược nhằm thúc đẩy quyền bình đẳng, bao gồm cả việc phụ nữ được quyền bầu cử.[10]

Năm 1911, ngày Quốc tế Phụ nữ được tổ chức lần đầu tiên vào ngày 19 tháng 3Áo, Đan Mạch, ĐứcThụy Sĩ, với hơn một triệu người tham gia.[2] Chỉ riêng ở đế chế Áo-Hung đã có 300 cuộc biểu tình.[8] Tại Viên, phụ nữ diễu hành tại Ringstrasse và mang các biểu ngữ tôn vinh những người đã hy sinh của Công xã Paris.[8] Phụ nữ yêu cầu họ được quyền bầu cử và giữ chức vụ công. Họ cũng phản đối việc phân biệt đối xử về giới tính trong việc làm.[11] Trong khi đó tại Hoa Kỳ, người Mỹ vẫn tiếp tục tổ chức Ngày Phụ nữ Quốc gia vào ngày Chủ nhật cuối cùng của tháng 2.[8]

Năm 1913, phụ nữ Nga đã có Ngày Phụ nữ Quốc tế đầu tiên vào ngày thứ bảy cuối cùng của tháng 2 (theo lịch Julian sau đó được sử dụng ở Nga).[7]

Mặc dù đã có những cuộc đình công của phụ nữ được tổ chức, các cuộc tuần hành và biểu tình khác trong những năm trước năm 1914 đều không diễn ra vào ngày 8 tháng 3.[7]

Năm 1914 ngày Quốc tế Phụ nữ được tổ chức vào ngày 8 tháng 3, có thể bởi vì ngày đó là chủ nhật và kể từ đó ngày này được tổ chức vào ngày 8 tháng 3 ở tất cả các quốc gia.[7] Ngày 8 tháng 3 năm 1914, phụ nữ Đức đòi quyền bầu cử nhưng đến ngày 12 tháng 10 năm 1918 mới được chấp thuận.[7][12] Tại Luân Đôn (Anh) có một cuộc diễu hành từ Bow tới Quảng trường Trafalgar để ủng hộ cuộc bầu cử của phụ nữ vào ngày 8 tháng 3 năm 1914. Sylvia Pankhurst bị bắt trước trạm Charing Cross trên đường tới Quảng trường Trafalgar.[13]

Ngày 23 tháng 2 năm 1917 theo lịch Nga, dương lịch là ngày 8 tháng 3 năm 1917, tại Saint Petersburg, các phụ nữ Nga đã ra đường biểu tình đình công, đòi bánh mì, đòi trả chồng con họ trở về từ chiến trận, và đòi chấm dứt chế độ Sa hoàng.[7] Cuộc đình công này đã khiến hoàng đế Nikolai II phải thoái vị và góp phần rất lớn vào cuộc Cách mạng Tháng MườiNga.[11][14] Leon Trotsky đã viết, "23 tháng 2 (8 tháng 3) là ngày Phụ nữ Quốc tế, các cuộc gặp gỡ và hành động đã được dự báo trước, nhưng chúng ta không thể tưởng tượng được ngày Phụ nữ này sẽ khởi nguồn cho cuộc cách mạng. Mặc dù có các lệnh ngược lại, nhưng các công nhân dệt may đã rời bỏ công việc của họ tại một số nhà máy và cử các phái đoàn yêu cầu hỗ trợ cho cuộc đình công... điều này dẫn đến các cuộc đình công hàng loạt... tất cả phụ nữ đã tràn ra đường phố."[7] Bảy ngày sau, Sa hoàng Nicholas II thoái vị và Chính phủ lâm thời trao quyền bầu cử cho phụ nữ.[15]

Sau Cách mạng tháng Mười, Alexandra KollontaiVladimir Lenin đã biến ngày này thành ngày lễ chính thức ở Liên bang Xô viết, nhưng đó là một ngày làm việc cho đến năm 1965. Vào ngày 8 tháng 5 năm 1965, theo lệnh của Chủ tịch Liên bang Xô viết, ngày này được tuyên bố là một ngày nghỉ ở Liên Xô "để kỷ niệm những thành tích xuất sắc của phụ nữ Liên Xô trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa cộng sản, trong việc bảo vệ Tổ quốc của họ trong Chiến tranh ái quốc vĩ đại, chủ nghĩa anh hùng và sự hy sinh quên mình ở tiền tuyến lẫn hậu phương, và đánh dấu sự đóng góp to lớn của phụ nữ để tăng cường tình hữu nghị giữa các dân tộc, và cuộc đấu tranh cho hòa bình. Tuy nhiên, Ngày Phụ nữ cũng phải được kỷ niệm như những ngày lễ khác."

Biểu tình kỷ niệm ngày giành quyền bình đẳng giới tại Philippines, ngày 8/3/2008.

Từ việc áp dụng chính thức ở Liên Xô sau cuộc Cách mạng năm 1917, ngày lễ này chủ yếu được kỷ niệm ở các nước cộng sản và phong trào cộng sản trên toàn thế giới. Ngày lễ này được những người cộng sản ở Trung Quốc tổ chức hằng năm kể từ năm 1922, và được những người cộng sản Tây Ban Nha tổ chức vào năm 1936.[8] Lãnh đạo cộng sản Dolores Ibárruri đã dẫn đầu một cuộc tuần hành của phụ nữ ở Madrid vào năm 1936 vào thời điểm trước Nội chiến Tây Ban Nha.[16]

Vào năm 1927, tại thành phố Quảng Châu, Trung Quốc, đã có một cuộc tuần hành của 25.000 phụ nữ và nam giới ủng hộ, bao gồm đại diện của Quốc dân đảng, YWCA và các tổ chức lao động.[17] Sau khi thành lập nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa vào ngày 1 tháng 10 năm 1949, Hội đồng Nhà nước tuyên bố vào ngày 23 tháng 12 rằng ngày 8 tháng 3 sẽ là một ngày lễ chính thức với phụ nữ ở Trung Quốc được nghỉ nửa ngày.[18] Sau khi thành lập nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa vào ngày 1 tháng 10 năm 1949, Hội đồng Nhà nước Trung Quốc tuyên bố vào ngày 23 tháng 12 năm 1949 rằng ngày 8 tháng 3 sẽ là kỳ nghỉ chính thức cho phụ nữ ở Trung Quốc với một nửa ngày nghỉ.[19]

Ngày này chủ yếu vẫn là một ngày lễ của các quốc gia cộng sản cho đến khoảng năm 1967 khi nó được các nhà nữ quyền làn sóng thứ hai áp dụng.[16] Ngày này lại nổi lên như một ngày của chủ nghĩa hoạt động, và đôi khi được biết đến ở châu Âu với cái tên "Ngày Quốc tế Phụ nữ Đấu tranh". Trong những năm 1970 và 1980, các nhóm phụ nữ được các tổ chức cánh tả và lao động tham gia kêu gọi trả lương bình đẳng, cơ hội kinh tế bình đẳng, quyền hợp pháp bình đẳng, quyền sinh sản, trợ cấp chăm sóc trẻ em và phòng chống bạo lực đối với phụ nữ.[20][21]

Liên Hợp Quốc bắt đầu kỷ niệm Ngày Quốc tế Phụ nữ trong Năm Quốc tế Phụ nữ - năm 1975. Năm 1977, Đại hội đồng Liên Hợp Quốc đã mời các quốc gia thành viên tuyên bố ngày 8 tháng 3 là Ngày của Liên Hợp Quốc về quyền phụ nữhòa bình thế giới.[22]

Ngày Quốc tế Phụ nữ đã gây ra bạo lực ở Tehran, Iran vào ngày 4 tháng 3 năm 2007, khi cảnh sát đánh hàng trăm người đàn ông và phụ nữ đang lên kế hoạch cho một cuộc biểu tình. (Một cuộc biểu tình trước đó cho sự kiện này đã được tổ chức tại Tehran vào năm 2003.)[23] Cảnh sát đã bắt giữ hàng chục phụ nữ và một số được trả tự do sau nhiều ngày biệt giam và thẩm vấn.[24] Shadi Sadr, Mahbubeh Abbasgholizadeh và một số nhà hoạt động cộng đồng khác được thả vào ngày 19 tháng 3 năm 2007, chấm dứt cuộc tuyệt thực kéo dài mười lăm ngày.[25]

Trong thế kỷ XXI, ở phương Tây, ngày này ngày càng được các công ty lớn tài trợ và được sử dụng để quảng bá những thông điệp tốt đẹp hơn là những cải cách xã hội triệt để.[26] Năm 2009, công ty tiếp thị của Anh, Aurora Ventures, đã thành lập trang web "Ngày Quốc tế Phụ nữ" với sự tài trợ của công ty.[27][28] Trang web này bắt đầu quảng bá hashtag làm chủ đề cho ngày này, được sử dụng trên toàn thế giới.[29] Ngày này được kỷ niệm bằng các bữa sáng và các phương tiện truyền thông xã hội gợi nhớ đến những lời chúc mừng trong Ngày của Mẹ.[20][26]

Trong văn hóa hiện đại

Hiện nay ngày Quốc tế Phụ nữ là ngày lễ chính thức tại các nước Afghanistan,[30] Angola,[31] Armenia,[32] Azerbaijan,[33][34] Belarus,[35] Bulgaria, Burkina Faso,[36] Campuchia,[37] Cuba,[38] Gruzia,[39] Guinea-Bissau,[30] Eritrea,[30] Kazakhstan,[40] Kyrgyzstan,[41] Lào,[42] Madagascar,[43] Moldova,[44] Mông Cổ,[45] Nga,[31] Nepal,[30] Tajikistan,[31] Trung Quốc, Turkmenistan,[30] Uganda,[30] Ukraina,[31] Uzbekistan,[31] Việt Nam[46]Zambia.[47]

Tại một số quốc gia, như Cameroon,[48] Croatia,[49] Romania,[50] Bosnia và Herzegovina,[51] Bulgaria[52]Chile,[53] ngày 8 tháng 3 không phải là một kỳ nghỉ lễ mặc dù vẫn được tổ chức rộng rãi. Vào ngày này, đàn ông thường tặng những người phụ nữ trong cuộc sống của họ - mẹ, vợ, bạn gái, con gái, bạn bè, đồng nghiệp,... - hoa và những món quà nhỏ. Ở một số quốc gia (như Bulgaria và Romania) nó cũng được coi là tương đương với Ngày của Mẹ, và trẻ em cũng tặng những món quà nhỏ cho mẹ và bà mình.[50]

Mimosa vàng là biểu tượng của ngày Quốc tế Phụ nữ tại Ý.

Tại Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Tiệp Khắc, lễ kỷ niệm lớn theo kiểu của Liên Xô được tổ chức hằng năm. Sau sự sụp đổ của chủ nghĩa cộng sản tại nước này, lễ kỷ niệm đã bị rơi vào quên lãng, do nó thường được coi là một trong những biểu tượng chính của chế độ cũ. Ngày Quốc tế Phụ nữ được thiết lập lại như là một ngày quan trọng chính thức tại nước này tại Nghị viện Cộng hòa Séc năm 2004[54] theo đề nghị của Đảng Dân chủ Xã hội và Đảng Cộng sản. Điều này đã gây ra một số tranh cãi vì phần lớn công chúng cũng như các đảng chính trị coi ngày lễ này là một tàn tích của quá khứ cộng sản.[54]

Ngày Quốc tế Phụ nữ đã gây ra bạo lực ở Tehran, Iran vào ngày 4 tháng 3 năm 2007, khi cảnh sát đánh đập hàng trăm đàn ông và phụ nữ đang lên kế hoạch tuần hành ngày 8/3. (Một cuộc mít tinh trước đó đã được tổ chức tại Tehran năm 2003.)[55] Cảnh sát đã bắt giữ hàng chục phụ nữ và một số đã được thả ra sau vài ngày biệt giam và thẩm vấn.[56] Shadi Sadr, Mahbubeh Abbasgholizadeh và nhiều nhà hoạt động cộng đồng khác đã được thả ra vào ngày 19 tháng 3 năm 2007, chấm dứt cuộc tuyệt thực kéo dài mười lăm ngày.[57]

Tại Ý, để chào mừng ngày này, đàn ông tặng hoa mimosa vàng cho phụ nữ.[58][59] Nhà hoạt động chính trị cộng sản Teresa Mattei đã chọn hoa mimosa vào năm 1946 như một biểu tượng của ngày Quốc tế Phụ nữ ở Ý bởi vì bà cảm thấy những biểu tượng của Pháp trong ngày này, bao gồm hoa violetlinh lan, quá khan hiếm và tốn kém để có thể áp dụng hiệu quả ở Ý.[60]

Tại Hoa Kỳ, nữ diễn viên và nhà hoạt động nhân quyền Beata Pozniak đã vận động hành lang với Thị trưởng Los Angeles và Thống đốc California để vận động các thành viên của Quốc hội Hoa Kỳ đề nghị công nhận chính thức về ngày lễ này. Vào tháng 2 năm 1994, H. J. Res. 316 được giới thiệu bởi Rep. Maxine Waters, cùng với 79 nhà đồng tài trợ, trong nỗ lực chính thức công nhận ngày 8 tháng 3 năm đó là Ngày Quốc tế Phụ nữ. Dự luật sau đó đã được đề cập và được giữ lại trong Ủy ban Lưỡng viện về Bưu điện và Dịch vụ dân sự. Hai viện chưa bỏ phiếu bầu lần nào cho điều luật này.[61]

Tại Việt Nam, ngày Quốc tế Phụ nữ còn được coi là ngày kỷ niệm cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng – 2 vị nữ tướng anh hùng dân tộc đầu tiên đã đánh đuổi giặc ngoại xâm phương Bắc. Tinh thần dân tộc và ý chí đấu tranh của phụ nữ Việt Nam cũng được bắt nguồn từ truyền thống dân tộc này.[62]

Hoạt động kỷ niệm

Cắt bánh kem mừng lễ kỷ niệm Ngày Quốc tế Phụ nữ tại Bagram Air Base, Afghanistan, ngày 3 tháng 3 năm 2008.

Tại một số quốc gia, ngày Quốc tế Phụ nữ được kỷ niệm bằng những hoạt động liên hoan, diễu hành đòi quyền bình đẳng với nam giới ở các mức lương, ở cơ hội giáo dục đào tạo và thăng tiến trong nghề nghiệp, hay là điều kiện an sinh xã hội, chống mãi dâmbạo lực đối với phụ nữ, nói chung là những vấn đề thực tiễn. Ngày này, thường là phụ nữ châu Âu và Bắc Mỹ từ chối nhận hoa, vì xem đó là một dấu hiệu không bình đẳng và chỉ có tính cách hình thức.[63]

Việt Nam, ngày này thường là ngày phái nam tặng phụ nữ hoa (thường là hoa hồng) và quà, sự kiện thường được tổ chức ở các cơ quan, đoàn thể,... nơi có phụ nữ làm việc và tham gia.

Xem thêm

Chú thích

  1. ^ History of International Women's Day
  2. ^ a b c “United Nations page on the background of the IWD”. Un.org. Truy cập ngày 8 tháng 3 năm 2012.
  3. ^ “February Revolution”. RIA Novosti. Truy cập ngày 7 tháng 3 năm 2017.
  4. ^ “International Women's Day, 8 March”. www.un.org (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 7 tháng 3 năm 2020.
  5. ^ Sindelar, Daisy. “Women's Day Largely Forgotten in West, Where It Got Its Start”. Radio Free Europe. Radio Free Europe. Truy cập ngày 8 tháng 3 năm 2011.
  6. ^ “International Women's Day – ngày 8 tháng 3 năm 2020”. National Today (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 6 tháng 3 năm 2020.
  7. ^ a b c d e f g “8th of March – International woman's day: in search of the lost memory”. Bản gốc lưu trữ ngày 13 tháng 3 năm 2011. Truy cập ngày 14 tháng 3 năm 2014.
  8. ^ a b c d e Temma Kaplan, "On the Socialist Origins of International Women's Day", Feminist Studies, 11/1 (Spring, 1985).
  9. ^ “History of International Women's Day”. United Nations. Truy cập ngày 26 tháng 5 năm 2012.
  10. ^ “About International Women's Day”. Internationalwomensday.com. ngày 8 tháng 3 năm 1917. Truy cập ngày 26 tháng 2 năm 2016.
  11. ^ a b “UN WomenWatch: International Women's Day – History”. UN.org. Truy cập ngày 21 tháng 2 năm 2013.
  12. ^ “Women's Suffrage”. Inter-Parliamentary Union. Truy cập ngày 26 tháng 1 năm 2014.
  13. ^ “Suffragist Disorders”. The Times. ngày 9 tháng 3 năm 1914. Truy cập ngày 9 tháng 5 năm 2014.
  14. ^ International Women's Day
  15. ^ “United Nations page on the background of the IWD”. Un.org. Truy cập ngày 8 tháng 3 năm 2012.
  16. ^ a b Kaplan, Temma (1985). “On the Socialist Origins of International Women's Day”. Feminist Studies. 11 (1): 163–171. doi:10.2307/3180144. ISSN 0046-3663. JSTOR 3180144.
  17. ^ Yau Tsit Law (June–July 1927). “International Women's Day in Canton ngày 8 tháng 3 năm 1927”. News Bulletin (Institute of Pacific Relations).
  18. ^ “Anniversaries of important events”. China Factfile. Chinese Government. Bản gốc lưu trữ ngày 12 tháng 3 năm 2015. Truy cập ngày 28 tháng 8 năm 2011.
  19. ^ “Anniversaries of important events”. China Factfile. Chinese Government. Bản gốc lưu trữ ngày 12 tháng 3 năm 2015. Truy cập ngày 28 tháng 8 năm 2011.
  20. ^ a b Søland, Birgitte (4 tháng 3 năm 2019). “International Women's Day”. Origins.
  21. ^ Gillis, Elizabeth (20 tháng 1 năm 2017). “Ahead Of The Boston Women's March, A Look Back 47 Years Ago”. WBUR.
  22. ^ “International Women's Day”. United Nations.
  23. ^ "Iranian Women Rally to Demand Equal Social, Political Rights" Index-Journal (ngày 9 tháng 3 năm 2003): 9. via Newspapers.comẤn phẩm cho phép truy cập mở - đọc miễn phí
  24. ^ Harrison, Frances (ngày 8 tháng 3 năm 2007). “Middle East | Iranian women struggle for equality”. BBC News. Truy cập ngày 8 tháng 3 năm 2012.
  25. ^ “Iran: Release Women's Rights Advocates | Human Rights Watch”. Hrw.org. ngày 8 tháng 3 năm 2007. Bản gốc lưu trữ ngày 2 tháng 11 năm 2008. Truy cập ngày 8 tháng 3 năm 2012.
  26. ^ a b Blau, Annika (8 tháng 3 năm 2019). “International Women's Day went from bloody revolution to corporate breakfasts”. ABC.
  27. ^ “International Women's Day”.
  28. ^ “Aurora Ventures: Our Work”.
  29. ^ Liddle, Celeste (8 tháng 3 năm 2018). “International Women's Day is a call to action, not a branding opportunity”. SBS.
  30. ^ a b c d e f “IRIN Asia | AFGHANISTAN: Marking International Women's Day | Afghanistan | Gender Issues”. Irinnews.org. ngày 8 tháng 3 năm 2005. Truy cập ngày 8 tháng 3 năm 2012.
  31. ^ a b c d e “International Women's Day (IWD)”. Bản gốc lưu trữ ngày 24 tháng 2 năm 2020. Truy cập ngày 8 tháng 3 năm 2013.
  32. ^ “The Holidays”. Bản gốc lưu trữ ngày 2 tháng 4 năm 2015. Truy cập ngày 26 tháng 2 năm 2010.
  33. ^ Azerbaijan.msntour.az Lưu trữ 2008-09-12 tại Wayback Machine
  34. ^ “Public Holidays in Azerbaijan – International Women's Day”. advantour.com. Truy cập ngày 9 tháng 3 năm 2016.
  35. ^ (tiếng Nga) President's decree on public holidays in Belarus – 1998
  36. ^ Coordination Team (ngày 22 tháng 5 năm 2011). “Taking International Women's Day Seriously in Burkina Faso”. capacity4dev.ec.europa.eu. Development and Cooperation – EuropeAid. Truy cập ngày 8 tháng 3 năm 2014.
  37. ^ “2007 Cambodia Public Holiday – Cambodia e-Visa Blog”. Cambodiaevisa.com. ngày 4 tháng 8 năm 2007. Bản gốc lưu trữ ngày 25 tháng 4 năm 2012. Truy cập ngày 8 tháng 3 năm 2012.
  38. ^ “Ministerio de Relaciones Exteriores de Cuba”. Cubaminrex.cu. ngày 8 tháng 3 năm 2011. Bản gốc lưu trữ ngày 16 tháng 3 năm 2012. Truy cập ngày 8 tháng 3 năm 2012.
  39. ^ “დღესასწაულები”. Embassy.mfa.gov.ge. Bản gốc lưu trữ ngày 6 tháng 3 năm 2012. Truy cập ngày 8 tháng 3 năm 2012.
  40. ^ “Holidays and weekends in the Republic of Kazakhstan in 2014 year”. E.gov.kz. Truy cập ngày 7 tháng 3 năm 2014.
  41. ^ “Kyrgyz and American Holidays (In Russian)”. U.S. Embassy Bishkek. Bản gốc lưu trữ ngày 9 tháng 5 năm 2012. Truy cập ngày 7 tháng 3 năm 2012.
  42. ^ “Lao Cultural Events / Public Holidays”. laoyp.com. Bản gốc lưu trữ ngày 29 tháng 8 năm 2008. Truy cập ngày 7 tháng 3 năm 2014.
  43. ^ “Madagascar 2009 Public Holidays”. Qppstudio.net. Truy cập ngày 8 tháng 3 năm 2012.
  44. ^ (tiếng România) Article 111 (1c) of the work codex of Moldova Lưu trữ 2016-03-03 tại Wayback Machine, PDF, page 53 "Article 111. Non-working holidays. (1) in Moldova, non-working holidays, maintaining the average salary, are: (…) c) March 8 – International Women's Day; (…)".
  45. ^ “Mongolia Web News”. Mongolia-web.com. Bản gốc lưu trữ ngày 2 tháng 4 năm 2015. Truy cập ngày 8 tháng 3 năm 2012.
  46. ^ “Phát biểu của Chủ tịch Hội LHPNVN Nguyễn Thị Thanh Hòa tại Lễ mít tinh kỷ niệm 8/3”. Bản gốc lưu trữ ngày 8 tháng 3 năm 2017. Truy cập ngày 8 tháng 3 năm 2017.
  47. ^ “Zambia 2009 Public Holidays”. Qppstudio.net. Truy cập ngày 8 tháng 3 năm 2012.
  48. ^ “QPPstudio.net”. QPPstudio.net. Truy cập ngày 8 tháng 3 năm 2012.
  49. ^ (tiếng Croatia) Zakon o blagdanima, spomendanima i neradnim danima u Republici Hrvatskoj
  50. ^ a b “Ziua Internațională a Femeii. De 8 martie Google posteaza un desen pentru acest eveniment”. Agentia.org. 24 tháng 11 năm 2010. Bản gốc lưu trữ 11 Tháng Ba năm 2011. Truy cập ngày 8 tháng 3 năm 2012.
  51. ^ “Žene su heroji ovog društva (in Bosnian)”. Oslobodjenje. ngày 8 tháng 3 năm 2012. Truy cập ngày 8 tháng 3 năm 2012.
  52. ^ “Bulgarian national radio”. Bulgarian national radio.
  53. ^ “Días Nacionales en Chile (in Spanish)”. feriadoschilenos.cl. Truy cập ngày 8 tháng 3 năm 2012.
  54. ^ a b Karen Kapusta‐Pofahl. “Reinstating International Women's Day in the Czech Republic: Feminism, Politics and the Specter of Communism”. Washburn University. Truy cập ngày 28 tháng 2 năm 2016.
  55. ^ "Iranian Women Rally to Demand Equal Social, Political Rights" Index-Journal (ngày 9 tháng 3 năm 2003): 9. via Newspapers.comẤn phẩm cho phép truy cập mở - đọc miễn phí
  56. ^ Harrison, Frances (ngày 8 tháng 3 năm 2007). “Middle East | Iranian women struggle for equality”. BBC News. Truy cập ngày 8 tháng 3 năm 2012.
  57. ^ “Iran: Release Women's Rights Advocates | Human Rights Watch”. Hrw.org. ngày 8 tháng 3 năm 2007. Truy cập ngày 8 tháng 3 năm 2012.
  58. ^ “la Repubblica/societa: 8 marzo, niente manifestazione tante feste diverse per le donne”. Repubblica.it. Truy cập ngày 8 tháng 3 năm 2012.
  59. ^ “politica " Festa della donna, parla Ciampi "La parità è ancora lontana". Repubblica.it. ngày 8 tháng 3 năm 2006. Truy cập ngày 8 tháng 3 năm 2012.
  60. ^ Pirro, Dierdre (ngày 25 tháng 3 năm 2013). “Teresa Mattei, Flower power”. The Florentine. Bản gốc lưu trữ ngày 5 tháng 10 năm 2015. Truy cập ngày 1 tháng 4 năm 2013.
  61. ^ “Bill Summary & Status 103rd Congress (1993–1994) H.J.RES.316”. Library of Congress. Bản gốc lưu trữ ngày 3 tháng 7 năm 2016. Truy cập ngày 8 tháng 3 năm 2012.
  62. ^ “Nguồn gốc và ý nghĩa của ngày Quốc tế Phụ nữ 8.3”. laodong.vn. Truy cập ngày 6 tháng 3 năm 2022.
  63. ^ PHÒNG, CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG THÀNH PHỐ HẢI. “LỊCH SỬ VÀ Ý NGHĨA CỦA NGÀY QUỐC TẾ PHỤ NỮ 8/3”. CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG. Truy cập ngày 6 tháng 3 năm 2022.

Liên kết ngoài

Tiếng Việt

Tiếng Anh

Video

Read other articles:

Infanta BeatrizAdipati wanita ViseuGambaran Infanta Beatriz pada tahun 1678 di dalam Biara BejaKelahiran13 Juni 1430Kematian30 September 1506 (usia 76 tahun)WangsaWangsa AvizAyahJoãoIbuIsabel dari BarcelosPasanganFernando dari ViseuAnakManuel I dari PortugalLeonor dari ViseuIsabel dari ViseuTanda tangan Infanta Beatriz dari Portugal (13 Juni 1430 – 30 September 1506) merupakan seorang Infanta Portugis, putri João (putra keempat Raja João I dari Portugal dan istrinya Filipa dari Lancaster...

 

Kantor pusat ANIEM di Jl. Embong Wungu, Surabaya pada tahun 1930-1931. Pegawai PLTA Ketenger berfoto bersama di depan gedung PLTA N.V. Algemeene Nederlandsch-Indische Electriciteits-Maatschappij atau biasa disingkat menjadi ANIEM, dulu adalah sebuah perusahaan ketenagalistrikan yang beroperasi di Hindia Belanda (sekarang Indonesia). Perusahaan ini terutama membangkitkan listrik di Jawa Tengah dan Jawa Timur. Perusahaan ini resmi dinasionalisasi oleh pemerintah Indonesia pada tahun 1953.[1...

 

Ceratonia Ceratonia siliqua Klasifikasi ilmiah Domain: Eukaryota Kerajaan: Plantae Upakerajaan: Trachaeophyta Divisi: Magnoliophyta Kelas: Magnoliopsida Subkelas: Rosidae Ordo: Fabales Famili: Fabaceae Subfamili: Caesalpinioideae Tribus: Umtizieae Genus: CeratoniaL. (1753) Spesies[1] Ceratonia oreothauma Hillc., G.P.Lewis & Verdc. Ceratonia siliqua L. Ceratonia emarginata (punah) Sinonim[1] Ceratia Adans. (1763) Siliqua Duhamel (1755), nom. superfl. Acalis (nama usang) Ce...

Artikel ini sebatang kara, artinya tidak ada artikel lain yang memiliki pranala balik ke halaman ini.Bantulah menambah pranala ke artikel ini dari artikel yang berhubungan atau coba peralatan pencari pranala.Tag ini diberikan pada Desember 2022. Moe Amatsuka Moe Amatsuka (lahir 10 Juli 1994) adalah seorang pemeran video dewasa asal Jepang. Ia memulai kariernya sejak 2014. Selain itu, ia juga tergabung dalam grup Ebisu Muscats pada 24 September 2015[1] dan SEXY-J. Referensi ^ 2代目�...

 

Abdul Hamid AriefA. Hamid Arief, c. 1960Lahir25 November 1924Batavia, Hindia BelandaMeninggal20 Desember 1992(1992-12-20) (umur 78)Jakarta, IndonesiaPekerjaanPemeranTahun aktif1948–1992 Abdul Hamid Arief (25 November 1914 – 20 Desember 1992) adalah pemeran Indonesia. Karier Kariernya berawal dari menyanyi dalam rombongan sandiwara Pantjawarna dan Bintang Surabaya. Hamid Arief bermain film pertama kali pada tahun 1948. A. Hamid Arief adalah pemeran yang seangkatan ...

 

Rhee LokaDesaNegara IndonesiaProvinsiNusa Tenggara BaratKabupatenSumbawaKecamatanRheeKode pos84352Kode Kemendagri52.04.21.2004 Luas... km²Jumlah penduduk... jiwaKepadatan... jiwa/km² Pantai Rhee Loka Rhee Loka adalah desa yang berada di kecamatan Rhee, Kabupaten Sumbawa, Nusa Tenggara Barat, Indonesia. Desa ini dibentuk pada tahun 2003 dari pemekaran Desa Rhee. Geografi Perbatasan Utara Desa Rhee Timur Desa Rhee Selatan Desa Sampe Barat Kecamatan Utan Dusun Terdapat 3 dusun di Rhee Lok...

Синелобый амазон Научная классификация Домен:ЭукариотыЦарство:ЖивотныеПодцарство:ЭуметазоиБез ранга:Двусторонне-симметричныеБез ранга:ВторичноротыеТип:ХордовыеПодтип:ПозвоночныеИнфратип:ЧелюстноротыеНадкласс:ЧетвероногиеКлада:АмниотыКлада:ЗавропсидыКласс:Пт�...

 

Ayub 20Kitab Ayub lengkap pada Kodeks Leningrad, dibuat tahun 1008.KitabKitab AyubKategoriKetuvimBagian Alkitab KristenPerjanjian LamaUrutan dalamKitab Kristen18← pasal 19 pasal 21 → Ayub 20 (disingkat Ayb 20) adalah bagian dari Kitab Ayub di Alkitab Ibrani dan Perjanjian Lama dalam Alkitab Kristen. Kitab ini menceritakan riwayat Ayub, seorang yang saleh, dan pencobaan yang dialaminya.[1][2] Teks Naskah sumber utama: Masoretik, Septuaginta dan Naskah Laut Mati. Pas...

 

Emerald FennellFennell pada tahun 2013LahirEmerald Lilly Fennell1 Oktober 1985 (umur 38)[1][2]London, Inggris, Britania RayaTempat tinggalLondonPekerjaanAktris, penulis buku, penulis naskah, produser film, sutradaraTahun aktif2008–sekarangOrang tuaTheo FennellLouise MacGregor Emerald Lilly Fennell (lahir 1 Oktober 1985) adalah seorang aktris, penulis, penulis naskah, dan sutradara asal Britania Raya. Dia terkenal sebagai pemeran dalam musim kedua dari seri televis...

Political ideology emphasising unity of Slavic peoples This article has multiple issues. Please help improve it or discuss these issues on the talk page. (Learn how and when to remove these template messages) The neutrality of this article is disputed. Relevant discussion may be found on the talk page. Please do not remove this message until conditions to do so are met. (September 2015) (Learn how and when to remove this template message) This article needs additional citations for verificati...

 

Japanese professional wrestler (born 1980) Shinsuke NakamuraNakamura as the IWGP Intercontinental Champion in 2015Birth nameShinsuke NakamuraBorn (1980-02-24) February 24, 1980 (age 44)Mineyama, Kyōto, JapanSpouse(s) Harumi Maekawa ​ ​(m. 2007)​Professional wrestling careerRing name(s) Banzai[1] King Nakamura Nakamura Shinsuke Nakamura Billed height6 ft 2 in (188 cm)[2][3]Billed weight229 lb (104 kg)[...

 

Este artículo trata sobre la moneda metálica. Para la moneda como unidad de cuenta, véase moneda (divisa). Conjunto de monedas de Estados Unidos esparcidas sobre una superficie plana, incluyendo piezas de veinticinco centavos, diez centavos, cinco centavos, y un centavo. Moneda suiza de diez centavos de 1879, similar a las monedas más modernas que aún se usan oficialmente en la actualidad. La moneda es una pieza de un material resistente, de peso y composición uniforme, normalmente de m...

5 lireValore5 ITL Massa1 g Diametro20,3 mm ComposizioneItalma Anni di coniazione1861–2001(quella descritta: 1951–2001) Dritto DisegnoTimone circondato dalla scritta repvbblica • italiana -, in esergo il modellista romagnoli Rovescio DisegnoValore 5 affiancato a destra dall'dall'anno e dal marchio di zecca r, in basso un delfino ContornoAspettoLiscio Manuale La moneta italiana da 5 lire è apparsa per la prima volta come moneta del Regno nel 1807: era d'argento al titolo di 900...

 

この記事は検証可能な参考文献や出典が全く示されていないか、不十分です。出典を追加して記事の信頼性向上にご協力ください。(このテンプレートの使い方)出典検索?: コルク – ニュース · 書籍 · スカラー · CiNii · J-STAGE · NDL · dlib.jp · ジャパンサーチ · TWL(2017年4月) コルクを打ち抜いて作った瓶の栓 コルク(木栓、�...

 

1460 painting by Andrea Mantegna The Butler MadonnaArtistAndrea MantegnaYear1460Mediumtempera on panelDimensions44,1 cm × 28,6 cm (174 in × 113 in)LocationMetropolitan Museum of Art, New York The Butler Madonna or Madonna and Child with Cherubim and Seraphim is a tempera on panel painting measuring 44.1 by 28.6 cm. It is attributed to Andrea Mantegna, dated to around 1460. Its poor conservation, including over-harsh restoration to Mary's face, ...

PurbosariDesaKantor Desa PurbosariNegara IndonesiaProvinsiJawa TengahKabupatenTemanggungKecamatanNgadirejoKode pos56255Kode Kemendagri33.23.09.2007 Luas-Jumlah penduduk2.527 (2003)Kepadatan- Untuk desa di Bengkulu, lihat Purbosari, Seluma Barat, Seluma. Purbosari adalah desa di kecamatan Ngadirejo, Kabupaten Temanggung, Jawa Tengah, Indonesia. Pada bulan Januari 2009, ditemukan struktur tatanan batu, yoni, dan beberapa arca di ladang ketela dan jagung yang berada di Purbosari. lbsKecamat...

 

Aero Lloyd ИАТАYP (LL) ИКАОAEF ПозывнойAERO LLOYD Тип общество с ограниченной ответственностью Дата основания 1980 Прекращение деятельности октябрь 2003 Хабы Франкфурт-на-Майне Размер флота 49 Материнская компания BayernLB Штаб-квартира  Германия, Оберурзель, Лессингштрассе 7-9 Сайт web.archive...

 

هنودمعلومات عامةنسبة التسمية الهند التعداد الكليالتعداد قرابة 1.21 مليار[1][2]تعداد الهند عام 2011ق. 1.32 مليار[3]تقديرات عام 2017ق. 30.8 مليون[4]مناطق الوجود المميزةبلد الأصل الهند البلد الهند  الهند نيبال 4,000,000[5] الولايات المتحدة 3,982,398[6] الإمار...

2007 Formula One racing car by Ferrari Racing car model Ferrari F2007Kimi Räikkönen driving the F2007 at the 2007 Malaysian Grand PrixCategoryFormula OneConstructorScuderia FerrariDesigner(s)Mario Almondo (Executive Technical Director)Aldo Costa (Design and Development Director)Nikolas Tombazis (Chief Designer)Marco Fainello (Head of Vehicle Performance) Tiziano Battistini (Head of Chassis Design) Simone Resta (Head of R&D)John Iley (Head of Aerodynamics) Marco de Luca (Chief Aerodynami...

 

豪栄道 豪太郎 場所入りする豪栄道基礎情報四股名 澤井 豪太郎→豪栄道 豪太郎本名 澤井 豪太郎愛称 ゴウタロウ、豪ちゃん、GAD[1][2]生年月日 (1986-04-06) 1986年4月6日(38歳)出身 大阪府寝屋川市身長 183cm体重 160kgBMI 47.26所属部屋 境川部屋得意技 右四つ・出し投げ・切り返し・外掛け・首投げ・右下手投げ成績現在の番付 引退最高位 東大関生涯戦歴 696勝493敗...