Nguyễn Tường Tam

Nguyễn Tường Tam
Nguyễn Trường Tam trong sách Nhà Văn Hiện Đại, Quyển tư tập thượng, những năm 1942~1945
Chức vụ
Nhiệm kỳ2 tháng 3 năm 1946 – 3 tháng 11 năm 1946
Thủ tướngHồ Chí Minh
Tiền nhiệmHồ Chí Minh
Kế nhiệmHồ Chí Minh
Nhiệm kỳ2 tháng 3 năm 1946 – 3 tháng 11 năm 1946
Trưởng banNguyễn Văn Tố
Tổng thư ký Đảng Đại Việt Dân chính Đảng
Nhiệm kỳ1939 – 1942
Thông tin cá nhân
Sinh1906
Cẩm Giàng, Hải Dương
Mất1963 (56–57 tuổi)
Sài Gòn
Đảng chính trịĐảng Hưng Việt
Đại Việt Dân chính Đảng
Việt Nam Cách mạng Đồng minh Hội
Việt Nam Quốc dân đảng
Nhất Linh
Bút danhNhất Linh, Đông Sơn, Tam Linh, Bảo Sơn, Lãng du, Tân Việt.
Nghề nghiệpNhà văn, chính khách
Quốc tịchViệt Nam
Giai đoạn sáng tác1924 - 1963
Chủ đềHiện thực xã hội, lãng mạn
Tác phẩm nổi bậtGánh hàng hoa, Đoạn tuyệt, Đôi bạn, Nho phong, Anh phải sống, Thương chồng...

Nguyễn Tường Tam (chữ Hán: 阮祥三 hay 阮祥叄; 1906[1] - 7 tháng 7 năm 1963) là một nhà văn, nhà báo với bút danh Nhất Linh (一灵[2]), Tam Linh, Bảo Sơn, Lãng du, Tân Việt, Đông Sơn (khi vẽ); và cũng là chính trị gia nổi tiếng của Việt Nam trong thế kỷ 20.

Ông là người thành lập Tự Lực văn đoàn và là cây bút chính của nhóm, và từng là Chủ bút tờ tuần báo Phong Hóa, Ngày Nay. Về sau, ông còn là người sáng lập Đại Việt Dân chính Đảng, từng làm Bí thư trưởng của Việt Nam Quốc dân Đảng (khi Đại Việt Dân chính Đảng hợp nhất với Việt Nam Quốc dân Đảng và Đại Việt Quốc dân Đảng) và giữ chức Bộ trưởng Ngoại giao trong Chính phủ Liên hiệp Kháng chiến.

Thân thế

Ông sinh ra tại phố huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương. Nguyên quán của ông là làng Cẩm Phô, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam.[3]

Ông nội Nguyễn Tường Tam là Nguyễn Tường Tiếp, làm tri huyện Cẩm Giàng, gọi là Huyện Giám, rồi về hưu tại đây. Cụ có người con trai duy nhất là Nguyễn Tường Chiếu (húy Nhu) làm Thông phán, nên được gọi là Thông Nhu, hay Phán Nhu. Ông Nhu mất năm 1918 khi mới 37 tuổi. Ông lập gia đình với bà Lê Thị Sâm,[4] và có được 7 người con, trong đó có 6 con trai và 1 con gái:

Gia đình Nguyễn Tường Tam sống ở Cẩm Giàng, một huyện nhỏ. Cha ông mất sớm, cả nhà lâm vào cảnh khó khăn. Từ bé, anh em Nguyễn Tường Tam đã tiếp xúc với những người nông dân nghèo khổ, điều đó ảnh hưởng đến văn học của Nhất Linh và Thạch Lam sau này.

Cuộc đời và sự nghiệp

Thời niên thiếu

Thuở nhỏ, Nguyễn Tường Tam theo học tiểu học ở Cẩm Giàng, học trung học tại trường BưởiHà Nội. Năm 16 tuổi, Nguyễn Tường Tam làm thơ đăng báo Trung Bắc Tân Văn, và năm 18 tuổi ông có bài "Bình Luận Văn Chương về Truyện Kiều" trên Nam Phong tạp chí .

Cuối năm 1923 ông đậu bằng Cao tiểu. Nhưng vì chưa đến tuổi vào trường cao đẳng, nên ông làm thư ký ở sở tài chính Hà Nội. Ông làm quen với Tú Mỡ và viết cho tờ Nho Phong. Thời gian đó, ông lập gia đình với bà Phạm Thị Nguyên.

Năm 1924, ông tiếp tục học ngành YMỹ thuật, nhưng chỉ một năm rồi bỏ. Năm 1926, Nguyễn Tường Tam vào Nam, gặp Trần Huy Liệu và Vũ Đình Di định cùng làm báo. Nhưng vì tham dự đám tang Phan Chu Trinh nên hai người này bị bắt, Nguyễn Tường Tam phải trốn sang Campuchia, sống bằng nghề vẽ và tìm đường đi du học.

Năm 1927, Nguyễn Tường Tam sang Pháp du học. Ở nơi ấy, ông vừa học khoa học, vừa nghiên cứu về nghề báo và nghề xuất bản. Năm 1930, ông đậu bằng Cử nhân Khoa học Giáo khoa (, Hóa) và trở về nước trong năm đó.

Hoạt động văn chương

Trở về nước, Nguyễn Tường Tam xin ra tờ báo trào phúng "Tiếng cười", nhưng lần nào hỏi thăm đều nghe Sở Báo chí của Phủ Thống sứ bảo rằng "chờ xét".[5] Trong thời gian chờ đợi giấy phép ra báo, ông xin dạy học tại trường Tư thục Thăng Long. Ở đó ông quen biết với thầy giáo dạy Việt văn là Trần Khánh Giư (tức Khái Hưng).

Năm 1932, Nguyễn Tường Tam mua lại tờ tuần báo Phong Hóa của Phạm Hữu Ninh và Nguyễn Xuân Mai, và trở thành Giám đốc kể từ số 14, ra ngày 22 tháng 9 năm 1932.[6] Ông chủ trương dùng tiếng cười trào phúng để đả kích các hủ tục phong kiến, hô hào "Âu hóa", đề cao chủ nghĩa cá nhân....[7] Trong năm ấy, ông và các cộng sự quyết định thành lập Tự Lực văn đoàn trên nguyên tắc "dựa vào sức mình, theo tinh thần anh em một nhà. Tổ chức không quá 10 người để không phải xin phép Nhà nước, chỉ nêu ra trong nội bộ mục đích tôn chỉ, anh em tự nguyện tự giác noi theo".[8] Về sau, tính chuyện lâu dài, văn đoàn này mới chính thức tuyên bố thành lập ngày 2 tháng 3 năm 1934 (báo Phong Hóa số 87).

Tháng 6 năm 1935, báo Phong Hóa bị nhà cầm quyền ra lệnh đóng cửa ba tháng vì loạt bài "Đi xem mũ cánh chuồn " châm biếm Tổng đốc Hà Đông Hoàng Trọng Phu. Sau đó ra tiếp được hơn một năm, thì bị đóng cửa vĩnh viễn (số cuối 190 ra ngày 5 tháng 6 năm 1936) cũng vì tội "chế nhạo".[9] Tờ tuần báo Ngày Nay,[10] trước ra kèm với Phong Hóa, tiếp tục và kế tiếp Phong Hóa. Tháng 12 năm 1936, trên báo Ngày Nay, Nguyễn Tường Tam cùng nhóm Tự Lực văn đoàn phát động phong trào Ánh Sáng, một tổ chức từ thiện với mục đích cải tạo nếp sống ở thôn quê, trong đó có việc làm nhà hợp vệ sinh cho dân nghèo...

Hoạt động chính trị

Năm 1938, Nguyễn Tường Tam thành lập Đảng Hưng Việt, rồi đổi tên là Đại Việt Dân chính Đảng năm 1939 mà ông làm Tổng Thư ký. Hoạt động chống Pháp của nhóm Tự Lực trở thành công khai.

Năm 1940, Hoàng Đạo, Khái Hưng, Nguyễn Gia Trí bị thực dân Pháp bắt và đày lên Sơn La, đến năm 1943 mới được thả. Trong thời gian này, Thạch Lam và Nguyễn Tường Bách tiếp tục quản trị tờ Ngày Nay. Tháng 9 năm ấy, báo Ngày Nay bị đóng cửa sau khi ra số 224.

Năm 1942 Nhất Linh chạy sang Quảng Châu. Thạch Lam mất tại Hà Nội vì bệnh lao. Đại Việt Dân chính Đảng thì đã gần như tan rã. Trong thời gian từ 1942 đến 1944, ông học Anh VănHán văn.

Tại Quảng ChâuLiễu Châu ông gặp Nguyễn Hải ThầnHồ Chí Minh mới ở tù ra. Nguyễn Tường Tam cũng bị giam bốn tháng ở Liễu Châu, được Nguyễn Hải Thần bảo lãnh mới được Trương Phát Khuê thả ra. Nguyễn Tường Tam hoạt động trong Việt Nam Cách mạng Đồng minh Hội, rồi về Côn Minh hoạt động trong hàng ngũ Việt Nam Quốc dân đảng, tá túc với Vũ Hồng Khanh. Tháng 3 năm 1944, tại Liễu Châu, Nguyễn Tường Tam được bầu làm ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Việt Nam Cách mạng Đồng minh hội, tức Việt Cách.

Giữa năm 1945, Nguyễn Tường Tam trở về Hà Giang cùng quân đội, nhưng rồi lại quay lại Côn Minh và đi Trùng Khánh. Giai đoạn này đã được phản ánh trong tiểu thuyết Giòng sông Thanh Thủy. Theo lệnh của Nhất Linh từ Trung Quốc gửi về, báo Ngày Nay, với Hoàng Đạo, Khái Hưng, Nguyễn Gia TríNguyễn Tường Bách, lại tục bản, khổ nhỏ, ngày 5 tháng 3 năm 1945 và trở thành cơ quan ngôn luận của Việt Nam Quốc Dân Đảng.

Tháng 5 năm 1945, tại Trùng Khánh, Đại Việt Dân chính đảng sáp nhập với Việt Nam Quốc dân đảng, đồng thời Việt Nam Quốc dân Đảng liên minh với Đại Việt Quốc dân Đảng. Nguyễn Tường Tam làm Bí thư Trưởng[11] của Việt Nam Quốc dân Đảng. Cuối năm 1945, Đại Việt Quốc dân Đảng và Việt Nam Quốc dân Đảng thành lập Mặt trận Quốc dân Đảng.

Sau khi quân Tưởng vào Việt Nam, đầu năm 1946 Nguyễn Tường Tam trở về Hà Nội, tổ chức hoạt động đối lập chính quyền Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, xuất bản báo Việt Nam. Tháng 3 năm 1946, sau khi đàm phán với chính phủ, ông giữ chức Bộ trưởng Ngoại giao trong Chính phủ Liên hiệp Kháng chiến.[12]

Ông cũng tham gia Quốc hội khóa I đặc cách không qua bầu cử.

Nguyễn Tường Tam được cử làm Trưởng đoàn Việt Nam dự Hội nghị trù bị Đà Lạt đàm phán với Pháp, mặc dù trên thực tế Võ Nguyên Giáp là người lãnh đạo phái đoàn.[13] Theo đại tướng Võ Nguyên Giáp, do bất đồng Tam đã không tham gia hầu hết các phiên họp còn theo sử gia David G. Marr Tam là người phát ngôn có năng lực và giúp giải quyết một số tranh cãi về chiến thuật đàm phán trong đoàn.[13][14] Ông được cử đứng đầu Phái đoàn Việt Nam dự Hội nghị Fontainebleau nhưng cáo bệnh không đi mà rời bỏ Chính phủ Liên hiệp Kháng chiến, lưu vong sang Trung Quốc tháng 5 năm 1946 và ở lại Hồng Kông cho tới 1951.

Sau đó xảy ra sự kiện vụ án phố Ôn Như Hầu, lực lượng công an khám xét các của cơ sở của Việt Nam Quốc dân Đảng và Đại Việt Quốc dân Đảng, bắt giữ nhiều đảng viên hai đảng này, và tịch thu được nhiều vũ khí truyền đơn khẩu hiệu chống chính quyền. Khi Nguyễn Tường Tam rời bỏ chính phủ, chính phủ đã tuyên bố ông đào nhiệm và biển thủ công quỹ, tiền chi phí cho phái đoàn sang Pháp đàm phán.[15] Tuy nhiên, theo sử gia David G. Marr, việc biển thủ công quỹ này khó xảy ra, vì ông khó lòng được giao trách nhiệm giữ tiền của phái đoàn.[13]

Năm 1947, Nguyễn Tường Tam cùng Trần Văn Tuyên, Phan Quang Đán, Nguyễn Văn Hợi, Nguyễn Hải Thần, Lưu Đức Trung thành lập Mặt trận Thống nhất Quốc gia Liên hiệp ủng hộ giải pháp Bảo Đại thành lập Quốc gia Việt Nam, chống cả Việt Minh lẫn Pháp, nhưng đến năm 1950 thì mặt trận này giải thể.

Năm 1951, ông từ Hồng Kông về nước, mở nhà xuất bản Phượng Giang, tái bản sách của Tự Lực văn đoàn, và tuyên bố không tham gia các hoạt động chính trị nữa. Năm 1953, Nguyễn Tường Tam lên sống tại Đà Lạt. Tuy nhiên trong Quốc dân Đảng vẫn tồn tại phái Nguyễn Tường Tam, cạnh tranh với hai phái khác.

Năm 1958, ông rời Đà Lạt về Sài Gòn, ông mở giai phẩm Văn hóa Ngày Nay ở Sài Gòn, phát hành được 11 số thì bị đình bản. Năm 1960 ông thành lập Mặt trận Quốc dân Đoàn kết, ủng hộ cuộc đảo chính của Đại tá Nguyễn Chánh ThiTrung tá Vương Văn Đông. Đảo chính thất bại, ông bị chính quyền Ngô Đình Diệm giam lỏng tại nhà riêng.

Ông bị chính phủ Ngô Đình Diệm gọi ra xử ngày mùng 8 tháng 7 năm 1963. Đêm 7 tháng 7, tại nhà riêng, nghe tin sẽ bị đưa ra tòa xét xử, Nguyễn Tường Tam dùng thuốc độc quyên sinh để phản đối chính quyền độc tài của Ngô Đình Diệm, để lại phát biểu nổi tiếng:

Gia đình

Vợ ông là bà Phạm Thị Nguyên (1909-1981), quê làng Phượng Dực, Thường Tín, tỉnh Hà Đông (nay thuộc ngoại thành Hà Nội). Tuy là người Tây học, nhưng cuộc hôn nhân này do cha mẹ ông quyết định. Vợ ông trước năm 1945 là chủ hiệu buôn cau khô có tiếng ở Hà Nội mang tên Cẩm Lợi ở số 15 phố Hàng Bè. Bà mất tại Pháp ngày 6 tháng 5 năm 1981.

Ông và bà Phạm Thị Nguyên có bảy người con, gồm năm con trai (Nguyễn Tường Việt, Nguyễn Tường Triệu, Nguyễn Tường Thạch, Nguyễn Tường Thiết, Nguyễn Tường Thái) và hai con gái (Nguyễn Kim Thư, Nguyễn Kim Thoa).[17]

Nơi an nghỉ

Đêm 7 tháng 7 năm 1963, Nhất Linh đã quyên sinh bằng rượu pha thuốc độc. Theo lệnh của nhà cầm quyền lúc bấy giờ, gia đình phải chôn ông gấp tại nghĩa trang chùa Giác Minh ở Gò Vấp, không cho đợi người con cả của ông ở Pháp về dự lễ tang.

Năm 1975, Nguyễn Tường Thạch (con trai Nhất Linh) đã hỏa thiêu di cốt của cha, rồi gửi bình tro tại chùa Kim Cương, đường Trần Quang Diệu, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh. Năm 1981, vợ ông sang Pháp đoàn tụ với các con, rồi qua đời và an táng tại đó. Năm 2001, các con của ông quyết định đưa di cốt của cha mẹ và của chị gái lớn là Nguyễn Kim Thư về trong khu mộ của dòng họ Nguyễn Tường tại Hội An (Quảng Nam).[18]

Tác phẩm

Tiểu thuyết

Tập truyện

  • Nho phong (1924)
  • Người quay tơ (1926), 11 truyện
  • Anh phải sống (cùng Khái Hưng, 1932 - 1933), 13 truyện
  • Đi Tây (1935)
  • Tối tăm (1936)
  • Hai buổi chiều vàng (1934-1937), 6 truyện
  • Thế rồi một buổi chiều (1934-1937)
  • Thương chồng (1961), 6 truyện
  • Những ngày diễm áo (1973)

Tiểu luận

  • Viết và đọc tiểu thuyết (1952-1961), 5 bài

Dịch phẩm

Di cảo

  • Đời làm báo

Hội họa

Mặc dầu thời gian theo học Trường Mỹ thuật không lâu, Nhất Linh cũng đã để lại một số tranh vẽ trong đó có bức Scène de Marché de rue Indochinois (Cảnh Phố Chợ Đông Dương) vẽ trên lụa thực hiện khoảng 1926-1929. Bức tranh này năm 2010 được hãng Sotheby's bán đấu giáHương Cảng với giá 596.000 Đô la Hồng Kông, tương đương với 75.000 Mỹ kim.[20]

Chú thích

  1. ^ Căn cứ lá số tử vi lập cho cả nhà từ cuối những năm 40, thì ông sinh vào "giờ Dậu ngày 25 tháng 7 năm Bính Ngọ, tức khoảng hơn 17 giờ ngày 13 tháng 9 năm 1906" (Vu Gia, Nhất linh trong tiến trình hiện đại hóa văn học, Nhà xuất bản Văn hóa, 1995, tr. 5). Trong quyển Hồi ký họ Nguyễn Tường của Nguyễn Thị Thế (em ruột Nhất Linh) do Sóng xuất bản năm 1974 tại Sài Gòn cũng ghi ông sinh năm 1906, còn thẻ căn cước số F 13108 (lập ngày 19 tháng 2 năm 1951) ghi ngày 1 tháng 2 năm 1905, là do ông làm lại giấy khai sinh để đủ tuổi dự thi. Tuy nhiên, không biết lấy nguồn từ đâu, trang web của Bộ ngoại giao Việt Nam và sách Lược truyện tác gia Việt Nam (Nhà xuất bản. Khoa học xã hội, Hà Nội, 1972) đều ghi ông sinh ngày 25 tháng 7 năm 1925. Sách Từ điển văn học (bộ mới, tr. 1255) cũng ghi ông sinh vào ngày 27 tháng 5, nhưng lại là năm 1906.
  2. ^ Phanxipăng. “Tìm mộ Nhất Linh ở Hội An”. Chim Việt Cành Nam. Truy cập ngày 17 tháng 9 năm 2022.
  3. ^ Họ Nguyễn Tường, một dòng dõi quan từ đời ông Nguyễn Tường Vân là Binh bộ Thượng thư của vua Gia Long. Chữ Tường là bởi vua Gia Long đi đến chân núi Phước Tường (Hội An) thì hỏi mọi người núi này là núi gì, ông trả lời "Thưa Chúa đây là núi Phước Tường". Vua Gia Long nói với ông Nguyễn Tường Vân đi bên cạnh là hầu cận rất thân "Phước là họ ta nhưng Tường thì ta ban cho nhà ngươi". Từ đó trở đi thì mới là họ Nguyễn Tường, trước thì chỉ Nguyễn không thôi. Nguồn: Theo nhà văn, họa sĩ Duy Lam (gọi Nhất Linh là cậu). [1].
  4. ^ Xem chi tiết ở đây [2] và thông tin về dòng họ Nguyễn Tường ở trang Thạch Lam.
  5. ^ Theo Tú Mỡ (Vu Gia dẫn lại, tr. 24).
  6. ^ Xem và download tại đây [3].
  7. ^ Theo Nguyễn Hoành Khung, mục từ "Nhất Linh" trong Từ điển văn học (bộ mới). Nhà xuất bản Thế giới, 2004, tr. 1255.,
  8. ^ Theo Vu Gia, sách đã dẫn, tr. 26.
  9. ^ Theo GS. Phạm Thế Ngũ, Việt Nam văn học sử giản ước tân biên (tập 3, Sài Gòn, 1965, tr. 442) và Khúc Hà Linh, Anh em Nguyễn Tường Tam... (Nhà xuất bản Thanh niên, 2008). Ông Linh cho biết: nhà thơ Tú Mỡ từng hồi ức rằng, dạo ấy báo Phong Hóa liên tục xoáy sâu vào chế nhạo và châm biếm triều đình Huế, nên nhà cầm quyền Pháp lấy cớ tờ báo đăng truyện "Hậu Tây du", nói cạnh khoé đến những nhân vật mới trong triều đình thân Pháp ấy mà đóng cửa báo. Xem online ở đây: [4][liên kết hỏng].
  10. ^ Tuần báo Ngày Nay ra số đầu ngày 30 tháng 1 năm 1935, ra số cuối 224 ngày 7 tháng 9 năm 1940.
  11. ^ Có tài liệu nói ông giữ chức Tổng Thư ký
  12. ^ Có tài liệu gọi đây là Chính phủ liên hiệp quốc gia.
  13. ^ a b c David G. Marr, Vietnam: State, War, and Revolution (1945–1946), page 422, California: University of California Press, 2013
  14. ^ Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Tổng tập Hồi Ký, Những năm tháng không thể nào quên, trang 274
  15. ^ Bộ trưởng Nguyễn Tường Tam, Trang web Bộ Ngoại giao
  16. ^ Tự điển danh nhân thế giới, phần nói về Nhất Linh - sách của Trịnh Chuyết, Thế giới xuất bản năm 1970 tại Saigon.
  17. ^ Nguyễn Tường Thiết. Nhất Linh cha tôi. Gardena, CA: Văn Mới, 2006.
  18. ^ Theo sách Anh em Nguyễn Tường Tam... của Khúc Hà Linh (Nhà xuất bản Thanh niên, 2008, tr. 59) và bài viết Nắm đất đưa về tất đất xưa của nhà văn Phạm Phú Minh in trong tạp chí Thế kỷ 21, số tháng 7 năm 2002.
  19. ^ Nhất Linh bắt đầu dịch từ năm 1952, đăng một phần trên Nguyệt san Tân Phong, Sài Gòn, 1960. Bản thảo còn lại cho thấy ông vẫn tiếp tục dịch vào năm 1962 nhưng không kết thúc. Ông Nguyễn Tường Thiết nhờ nhà văn Bảo Sơn dịch bổ sung để xuất bản: Nhà xuất bản Phượng Giang, Sài Gòn, 1974. Sau 1975, ông Thiết không có ấn bản 1974 nên tự dịch lại phần bổ sung. Nguồn: Emily Bronte, Đỉnh Gió Hú, Nhất Linh, Nguyễn Tường Thiết dịch
  20. ^ "Hai vẻ đẹp của Nhất Linh" đăng trên DCV. Bản gốc lưu trữ ngày 12 tháng 1 năm 2011. Truy cập ngày 10 tháng 1 năm 2011.

Xem thêm

Liên kết ngoài

Read other articles:

Jalur Kereta ShinanoSebuah kereta seri 115 di Stasiun Sakaki, Maret 2008IkhtisarNama asliしなの鉄道線JenisKereta api komuterLokasiPrefektur NaganoTerminusKaruizawaShinonoiOperasiDibuka1 Oktober 1997PemilikShinano RailwayRangkaian115 series EMUsData teknisPanjang lintas651 km (405 mi)Jenis rel2Lebar sepur1.067 mm (3 ft 6 in)Jari-jari lengkung terkecil400 m (1.300 ft)Elektrifikasi1,500 V DC, Overhead lineKecepatan operasi100 km/h (60 mph) ...

 

Artikel atau sebagian dari artikel ini mungkin diterjemahkan dari Arithmetic di en.wikipedia.org. Isinya masih belum akurat, karena bagian yang diterjemahkan masih perlu diperhalus dan disempurnakan. Jika Anda menguasai bahasa aslinya, harap pertimbangkan untuk menelusuri referensinya dan menyempurnakan terjemahan ini. Anda juga dapat ikut bergotong royong pada ProyekWiki Perbaikan Terjemahan. (Pesan ini dapat dihapus jika terjemahan dirasa sudah cukup tepat. Lihat pula: panduan penerjemahan ...

 

Keuskupan SkaraSkara stiftGereja Swedia Lambang keuskupan SkaraLokasiNegaraSwediaDekanat11 kontrakt[1]Koordinat58°23′11″N 13°26′21″E / 58.38639°N 13.43917°E / 58.38639; 13.43917Koordinat: 58°23′11″N 13°26′21″E / 58.38639°N 13.43917°E / 58.38639; 13.43917StatistikParoki51[1]Kongregasi124[1]InformasiDenominasiGereja SwediaPendirianAbad ke-11[2]KatedralKatedral SkaraKepemimpinan kiniUskup...

Painting by František Kupka Katedrala, František Kupka, 1912–13 The Cathedral (Katedrála) is an abstract painting created by Czech artist František Kupka in 1912–13. The medium is oil on canvas, and the painting’s dimensions are 180 × 150 cm. The painting is a part of the permanent Jan and Meda Mládek collection of Museum Kampa in Prague, Czech Republic. This painting is one of a series of abstract works that Kupka termed Vertical and Diagonal Planes. Vertical lines, running ...

 

Veliko Tarnovo is a town with a historical architectural heritage. Many of the landmark buildings and bridges were destroyed by the 1913 earthquake.[1] The town has developed architecture from four historic periods.[2] Vector line art illustration of Veliko Tarnovo The Middle Ages Fortress construction on the site of the monastery of the Great Lavra (Holy Forty Martyrs Church) existed during the First Bulgarian Empire.[3] It experienced the greatest development during ...

 

Department of France For other uses, see Manche (disambiguation). For the Spanish region, see La Mancha. This article's tone or style may not reflect the encyclopedic tone used on Wikipedia. See Wikipedia's guide to writing better articles for suggestions. (January 2012) (Learn how and when to remove this template message) Department in Normandy, FranceMancheDepartmentFrom top down, left to right: Mont-Saint-Michel, Watchtowers in Saint-Vaast-la-Hougue, Islands of Chausey and Château de Grat...

Russian politician, Member of the State Duma You can help expand this article with text translated from the corresponding article in Russian. (February 2024) Click [show] for important translation instructions. Machine translation, like DeepL or Google Translate, is a useful starting point for translations, but translators must revise errors as necessary and confirm that the translation is accurate, rather than simply copy-pasting machine-translated text into the English Wikipedia. Do no...

 

The factual accuracy of parts of this article (those related to article) may be compromised due to out-of-date information. Please help update this article to reflect recent events or newly available information. (August 2011) Negai☆″Mission typeTechnologyOperatorSoka UniversityCOSPAR ID2010-020C SATCAT no.36575Websitekuro.t.soka.ac.jp/cube/what/index.htmlMission duration37 days Spacecraft propertiesSpacecraft type1U CubeSatLaunch mass1 kilogram (2.2 lb)[1]Dimensions10-c...

 

5th Lieutenant Governor of Washington Charles Edward CoonCoon in 19075th Lieutenant Governor of WashingtonIn officeJanuary 11, 1905 – January 13, 1909GovernorAlbert E. MeadPreceded byHenry McBrideSucceeded byMarion E. Hay Personal detailsBorn(1842-03-15)March 15, 1842Allegany County, New York, U.S.DiedAugust 1, 1920(1920-08-01) (aged 78)Port Townsend, Washington, U.S.Political partyRepublicanSignature Charles Edward Coon (March 15, 1842 – August 1, 1920) was a Republican...

Salman KhanKhan di Producers Guild Film Awards pada 2013LahirAbdul Rashid Salim Salman Khan27 Desember 1965 (umur 58)Indore, Madhya Pradesh, IndiaTempat tinggalMumbai, Maharashtra, India[1]KebangsaanIndiaPendidikanSt. Xavier's College, Mumbai[2]PekerjaanAktorProduserPenyanyiPembawa acara[3]Tahun aktif1988–sekarangOrang tuaSalim Khan (ayah)Salma Khan (ibu)KerabatLihat keluarga Salim KhanPenghargaanDaftar lengkapSitus webSalman Khan Salman Khan (diucapkan...

 

Эта статья или раздел нуждается в переработке.Пожалуйста, улучшите статью в соответствии с правилами написания статей.В статье не хватает ссылок на источники (см. рекомендации по поиску). Информация должна быть проверяема, иначе она может быть удалена. Вы можете отредакт...

 

Bulan menerangi sekumpulan kapal di Holma, Swedia. Cahaya bulan sebagian besar terdiri dari cahaya matahari (dengan sedikit cahaya bumi) memantul dari permukaan Bulan pada bagian di mana cahaya matahari menerpa.[1] Intensitas cahaya Intensitas cahaya bulan sangat bervariasi tergantung fasenya, tetapi meskipun berada pada fase bulan purnama intensitas cahayanya hanya sekitar 0,05–0,1 lux.[2] Ketika Bulan berada pada perigee dan dilihat di atas kulminasi dari daerah tropi...

此条目序言章节没有充分总结全文内容要点。 (2019年3月21日)请考虑扩充序言,清晰概述条目所有重點。请在条目的讨论页讨论此问题。 哈萨克斯坦總統哈薩克總統旗現任Қасым-Жомарт Кемелұлы Тоқаев卡瑟姆若马尔特·托卡耶夫自2019年3月20日在任任期7年首任努尔苏丹·纳扎尔巴耶夫设立1990年4月24日(哈薩克蘇維埃社會主義共和國總統) 哈萨克斯坦 哈萨克斯坦政府...

 

Halaman ini berisi artikel tentang sebuah partai politik di Indonesia. Untuk organisasi massa yang memiliki singkatan nama yang sama, lihat Nasional Demokrat (Indonesia). Untuk kegunaan lain, lihat Partai Nasional Demokrat. Artikel ini bukan mengenai Partai Nasional Demokrat (1998). Partai NasDem Ketua Fraksi di DPRRoberth RouwDibentuk26 Juli 2011; 12 tahun lalu (2011-07-26)Kantor pusatNasDem TowerJl. R.P. Soeroso No. 46, Gondangdia, Menteng, Jakarta Pusat 10350Sayap pelajarLiga Mahasisw...

 

Vue de la cathédrale Notre-Dame-de-l'Assomption Le diocèse de Ningbo (Diocoesis Nimpuovensis) est un diocèse de l'Église catholique romaine de Chine dont le siège se trouve à Ningbo (autrefois transcrit en Ning-Po) et qui se trouve dans la province ecclésiastique d'Hangzhou (autrefois Hangtchéou). Le diocèse est situé dans la province historique du Cho-Kiang (Zhejiang aujourd'hui). Ce fut longtemps un territoire administré par les lazaristes français. Historique 15 octobre 1696...

British anarchist (1866–1938) Thomas KeellKeell in May 1930BornThomas Henry Keell(1866-09-24)24 September 1866Lewisham, Kent, EnglandDied26 June 1938(1938-06-26) (aged 71)Whiteway Colony, Gloucestershire, EnglandOccupations Compositor Newspaper editor OrganizationFreedom PressPartnerLilian Wolfe Thomas Henry Keell (24 September 1866 – 26 June 1938) was an English compositor who edited the anarchist periodical Freedom.[1] In 1907, he attended the International Anarchist Congre...

 

Pour les articles homonymes, voir Warcraft. WarcraftLe Commencement Logo original du film Données clés Titre original Warcraft Réalisation Duncan Jones Scénario Duncan JonesCharles Leavitt Acteurs principaux Travis FimmelPaula PattonBen FosterDominic CooperClancy Brown Sociétés de production Atlas EntertainmentLegendary PicturesBlizzard EntertainmentUniversal PicturesTencent Pictures Pays de production États-Unis Genre FantasyAventure Durée 123 minutes Sortie 2016 Pour plus de détai...

 

Indo-Pacific species of octopus capable of impersonating local species Mimic octopus Scientific classification Domain: Eukaryota Kingdom: Animalia Phylum: Mollusca Class: Cephalopoda Order: Octopoda Family: Octopodidae Genus: ThaumoctopusNorman & Hochberg, 2005[1] Species: T. mimicus Binomial name Thaumoctopus mimicusNorman & Hochberg, 2005[1] The mimic octopus (Thaumoctopus mimicus) is a species of octopus from the Indo-Pacific region. Like other octopuses, it us...

UK Albums Chartnumber ones 1950s 1960s 1970s 1980s 1990s 2000s 2010s 2020s UK Albums ChartOfficial Charts Company Christmas number onevte The UK Albums Chart is a weekly record chart based on album sales from Friday to Thursday in the United Kingdom. The Official Charts Company (OCC) defines an album as being a type of music release that feature more than four tracks and last longer than 25 minutes;[1] sales of albums in the UK are recorded on behalf of the British music industry by ...

 

العلاقات اليمنية السريلانكية اليمن سريلانكا   اليمن   سريلانكا تعديل مصدري - تعديل   العلاقات اليمنية السريلانكية هي العلاقات الثنائية التي تجمع بين اليمن وسريلانكا.[1][2][3][4][5] مقارنة بين البلدين هذه مقارنة عامة ومرجعية للدولتين: وجه المقا...