Nguyễn Hữu Xuyến

Nguyễn Hữu Xuyến
Chức vụ
Thông tin cá nhân
Quốc tịch Việt Nam
Sinhtháng 10, 1917
xã Đình Bảng, huyện Tiên Sơn, tỉnh Hà Bắc, Bắc Kỳ thuộc Pháp, Liên bang Đông Dương
Mất4 tháng 12, 2007(2007-12-04) (92 tuổi)
Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam
Dân tộcKinh
Tôn giáoKhông
Đảng chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam
Binh nghiệp
Thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam
Năm tại ngũ1945–1986
Cấp bậc
Chỉ huy Quân đội nhân dân Việt Nam
Tham chiếnChiến tranh Đông Dương
Chiến tranh Việt Nam
Tặng thưởngDanh sách đầy đủ

Nguyễn Hữu Xuyến (1917–2007), bí danh Tám Xuyến, Tám Kiến Quốc, là một vị tướng lĩnh của Quân đội nhân dân Việt Nam mang quân hàm Trung tướng, ông đảm nhận chức vụ Tư lệnh Quân giải phóng miền Nam (tháng 2 đến tháng 8 năm 1961),[1] nguyên Phó Tư lệnh Quân giải phóng miền Nam (1965–1974) và nguyên Phó Tư lệnh Quân khu 9 (1977–1982).

Thân thế

Nguyễn Hữu Xuyến sinh vào tháng 10 năm 1917 tại xã Đình Bảng, huyện Tiên Sơn, tỉnh Hà Bắc, xứ thuộc địa Bắc Kỳ.[a][4][5] Gia đình ông thuộc hộ nghèo, cha mẹ ngoài làm nông còn đảm nhận thêm các nghề về thủ công nhưng vẫn không đủ sống nên phải di cư vào miền Nam để mưu sinh, ông sau đó về quê ở với người anh con ông bác họ.[2]

Sự nghiệp

Năm 1930,[b] khi hay tin mẹ mất, Nguyễn Hữu Xuyến lên tàu vào miền Nam để kiếm sống, từ đây ông bắt đầu tự lập, lang bạt từ Sài Gòn sang Phnôm Pênh rồi đến Sa Đéc, Cần Thơ với vô số nghề mưu sinh.[2] Năm 1937, ông tham gia hoạt động cách mạng, làm cầu nối liên lạc giữa Trung ương Đảng – Nam bộ và ba năm sau thì được kết nạp vào Đảng Cộng sản Đông Dương.[6][3] Cuối năm 1941, do cơ sở bị phát hiện, thực dân Pháp bắt Nguyễn Hữu Xuyến đưa về Sở mật thám Nam Kỳ (bốt Catinat),[7] tại đây ông phải trải qua đòn roi tra tấn suốt sáu tháng trời trước khi bị đem đi lưu đày ra Côn Đảo.[2] Thời điểm Cách mạng Tháng Tám diễn ra thành công, ông trở về đất liền. Nhờ sở hữu kinh nghiệm tổ chức đấu tranh, Nguyễn Hữu Xuyến được hai người bạn tù lúc bấy giờ là ông Chủ tịch tỉnh Sa Đéc Phạm Văn Lầu và bà Bí thư Sáu Ngài đề nghị về phụ trách công tác quân sự địa phương, rồi kết hợp chỉ huy bộ đội chủ lực.[8]

Trong khoảng thời gian từ năm 1946 đến 1951, ông lần lượt giữ các chức vụ Chỉ huy trưởng Cộng hòa vệ binh tỉnh Sa Đéc, Chi đội trưởng Chi đội 18, rồi đến Trung đoàn trưởng trung đoàn 115 và cuối cùng là Chỉ huy trưởng Liên trung đoàn 109-111 hoạt động ở khu vực Trà Vinh, Vĩnh Long.[6][9] Từ năm 1951 đến 1954, ông đảm nhận cương vị Tham mưu trưởng Phân Liên khu miền Tây Nam Bộ.[8][10] Sau khi hiệp định Genève được ký kết, Nguyễn Hữu Xuyến phụ trách chuyển quân tập kết ra Bắc, đến chuyến cuối cùng thì ông được lệnh ở lại bí mật lãnh đạo và chỉ huy phong trào chiến đấu trong lòng lãnh thổ đối phương.[2] Xuyên suốt hai năm tiếp theo, ông hoạt động ở miền Tây Nam Bộ, đến tháng cuối của năm 1956, vị chỉ huy được Xứ ủy cử về miền Đông để thực hiện nhiệm vụ thống nhất các lực lượng vũ trang. Năm 1958, Xứ ủy Nam Bộ thành lập Ban Quân sự và Đảng ủy, ông chính thức được phân công nhiệm vụ Trưởng ban Miền.[4][11]

Để thực hiện Nghị quyết Trung ương lần thứ 15,[12] dưới sự chỉ đạo của Xứ ủy Nam Bộ, Nguyễn Hữu Xuyến được phân công trực tiếp làm Chỉ huy trưởng, cùng với Chính ủy Mai Chí Thọ và Chỉ huy phó Tám Lê Thanh nhận nhiệm vụ tiến công vào căn cứ Nguyễn Thái Học của Trung đoàn 32, Sư đoàn 21 quân đội Việt Nam Cộng hòa tại Tây Ninh.[13][14] Trận đánh thắng lợi vào rạng sáng ngày 26 tháng 1 năm 1960 được truyền thông Việt Nam nhận định đã mở đầu cho cao trào Đồng KhởiNam Bộ,[15][16][17] lần đầu tiên quân đội cộng sản đã tập kích thành công vào một cơ sở quân sự cấp trung đoàn của chính quyền Sài Gòn.[18][19] Cuộc tấn công đã gây sốc cho nền Đệ Nhất Cộng hòa và các cố vấn Mỹ, một nghiên cứu đến từ Đại sứ quán Hoa Kỳ về tác động của trận chiến đã khuyến nghị hai sư đoàn của Lục quân Việt Nam Cộng hòa nên được huấn luyện về chiến tranh du kích để đối phó lại với những mối đe dọa ngàng càng tăng từ lực lượng kháng chiến theo quân đội Bắc Việt.[20]

Tháng 1 năm 1961, Trung ương Cục được thành lập để chỉ đạo phong trào cách mạng ở Nam Bộ và cực Nam Trung Bộ.[21] Một tháng sau, Khu ủy miền Đông tiếp tục ra đời tại Suối Linh thuộc Chiến khu Đ,[22] trong đó Nguyễn Hữu Xuyến giữ chức vụ Tư lệnh lực lượng vũ trang Miền.[23][24] Cũng trong khoảng thời gian này, ông còn đảm nhận thêm cương vị Tư lệnh Quân giải phóng miền Nam.[5] Theo chỉ đạo từ Trung ương Cục nhằm xây dựng và mở rộng khu căn cứ hoạt động cách mạng, đêm 17 rạng sáng ngày 18 tháng 9 năm 1961,[25] trong cương vị Chỉ huy trưởng, Nguyễn Hữu Xuyến đã dẫn dắt một lực lượng tham chiến gồm có Tiểu đoàn 800 của Quân khu miền Đông, Đại đội 260 đặc công, trinh sát và các lực lượng vũ trang địa phương giành thắng lợi trong một cuộc tấn công vào tiểu khu Phước Thành do chính quyền Sài Gòn thành lập từ năm 1957.[26][27][28] Đây là lần đầu tiên chủ lực Quân Khu miền Đông (Tiểu đoàn 800) đánh bại một tiểu khu, tỉnh lỵ của quân đội Việt Nam Cộng Hòa.[26][29] Đến năm 2011, khi tài liệu về Chiến tranh Việt Nam của Ngũ Giác Đài được giải mật đầy đủ đã phần nào tiết lộ thêm nhiều tình tiết sau khi quân cách mạng chiếm được Phước Thành,[30] họ [Việt Cộng] đã tổ chức một "phiên tòa nhân dân" đối với tỉnh trưởng và trợ lý, sau đó hành quyết cả hai người đàn ông tại một khu chợ của thị trấn.[31][32]

Từ năm 1965 đến 1974, Nguyễn Hữu Xuyến là Phó Tư lệnh Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam.[4] Tháng 6 năm 1974, ông được điều về công tác tại Bộ Quốc phòng và đến tháng 2 năm 1977 thì giữ chức vụ Phó Tư lệnh Quân khu 9.[5] Năm 1986, Nguyễn Hữu Xuyến thụ phong quân hàm Trung tướng và nghỉ hưu không lâu sau đó.[3] Đến ngày 4 tháng 12 năm 2007, ông qua đời tại Sài Gòn, linh cữu được đưa đi an táng tại Nghĩa trang thành phố.[33]

Danh hiệu

Quốc gia Giải thưởng Ct.
 Việt Nam Huy hiệu 60 năm tuổi Đảng [4]
[6]
[33]
Huân chương Độc lập hạng Nhất
Huân chương Chiến thắng hạng Nhất
Huân chương Kháng chiến hạng Nhất
Huân chương Quân công hạng Nhất, Nhì
Huân chương Chiến sĩ vẻ vang hạng Nhất, Nhì, Ba
Huân chương Chiến sĩ giải phóng hạng Nhất, Nhì, Ba
Huy chương Quân kỳ quyết thắng

Ghi chú

  1. ^ Một số nguồn thông tin trên các trang truyền thông như Báo Đồng NaiUBND thành phố Long Khánh lại cho biết nhân vật sinh vào năm 1915.[2][3]
  2. ^ Báo Đồng Nai đã truyền thông sai thời điểm Nguyễn Hữu Xuyến vào miền Nam sau khi mẹ mất, đó là vào những năm 1930 của thế kỷ 20, không phải 1940. Thời điểm ông Xuyến được 15 tuổi lúc đó là năm 1932 nếu tính mốc thời gian sinh trễ nhất của ông là 1917.[2]

Chú thích

  1. ^ Trần Bạch Đằng (1993). Chung Một Bóng Cờ (Về Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam Việt Nam). Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật. tr. 264. LCCN 93947315. OCLC 30664146. Lưu trữ bản gốc ngày 15 tháng 7 năm 2024. Truy cập ngày 15 tháng 7 năm 2024.
  2. ^ a b c d e f Bùi Thuận (4 tháng 12 năm 2006). “Chiến khu Đ – một thời lừng lẫy – Tám Kiến Quốc với "khúc dạo đầu" cho Nghị quyết 15”. Báo Đồng Nai điện tử. Bản gốc lưu trữ ngày 13 tháng 7 năm 2024. Truy cập ngày 13 tháng 7 năm 2024.
  3. ^ a b c Danh Lộc (29 tháng 1 năm 2022). “Lấy ý kiến nhân dân Đề án đặt, đổi tên đường và các công trình công cộng”. Trang Thông Tin Điện Tử Thành Phố Long Khánh (PDF). Bản gốc lưu trữ ngày 14 tháng 7 năm 2024. Truy cập ngày 14 tháng 7 năm 2024.
  4. ^ a b c d Hà Vi (14 tháng 10 năm 2024). “Chân dung tướng lĩnh Quân khu 7 (1945-2020): Trung tướng Nguyễn Hữu Xuyến”. Báo Quân Khu 7 Online. Lưu trữ bản gốc ngày 4 tháng 11 năm 2024. Truy cập ngày 4 tháng 11 năm 2024.
  5. ^ a b c Hội đồng Quốc gia chỉ đạo Biên soạn Từ điển Bách khoa Việt Nam (1995). Từ điển bách khoa Việt Nam (Tập 3): N-S. 3. Trung tâm Biên soạn Từ điển Bách khoa Việt Nam. tr. 176. OCLC 35091414. Truy cập ngày 14 tháng 7 năm 2024.
  6. ^ a b c “Nhân vật lịch sử – Nguyễn Hữu Xuyến”. Cổng Thông tin điện tử Đồng Tháp. Bản gốc lưu trữ ngày 14 tháng 7 năm 2024. Truy cập ngày 14 tháng 7 năm 2024.
  7. ^ Quốc Lê (16 tháng 1 năm 2020). “Sở mật thám Nam Kỳ khét tiếng thời thuộc địa giờ ra sao?”. Báo Dân Việt. Lưu trữ bản gốc ngày 14 tháng 7 năm 2024. Truy cập ngày 14 tháng 7 năm 2024.
  8. ^ a b Phan Hoàng (1999). Phỏng vấn Tướng lĩnh Việt Nam (Tập 3). 3. Nhà xuất bản Trẻ. tr. 403. OCLC 68709460. Lưu trữ bản gốc ngày 14 tháng 7 năm 2024. Truy cập ngày 14 tháng 7 năm 2024.
  9. ^ Nhiều tác giả (2001). Lịch sử Giải phóng quân Hóc Môn-Bà Điểm-Đức Hoà Chi đội 12 Trung đoàn 312 (1945-1949). Nhà xuất bản Quân đội nhân dân. tr. 62. OCLC 48641921. Lưu trữ bản gốc ngày 14 tháng 7 năm 2024. Truy cập ngày 14 tháng 7 năm 2024.
  10. ^ Lê Hồng Lĩnh (2006). Cuộc Đồng Khởi kỳ diệu ở Miền Nam Việt Nam (1959-1960). Nhà Xuất Bản Đà Nẵng. tr. 18. LCCN 2007446468. OCLC 71749825. Lưu trữ bản gốc ngày 14 tháng 7 năm 2024. Truy cập ngày 14 tháng 7 năm 2024.
  11. ^ Phòng Lý luận chính trị - Lịch sử Đảng, Ban Tuyên giáo Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh (13 tháng 7 năm 2021). “Đồng chí Mai Chí Thọ - Nhà lãnh đạo tài năng nơi tuyến đầu gian khổ”. Trang tin Điện tử Đảng bộ thành phố Hồ Chí Minh. Lưu trữ bản gốc ngày 14 tháng 7 năm 2024. Truy cập ngày 14 tháng 7 năm 2024.
  12. ^ “Nghị quyết hội nghị Trung ương 15 - một quyết định lịch sử”. Báo Nhân Dân. 10 tháng 3 năm 2005. Lưu trữ bản gốc ngày 15 tháng 7 năm 2024. Truy cập ngày 15 tháng 7 năm 2024.
  13. ^ Minh Anh (9 tháng 1 năm 2020). “Chiến thắng Tua Hai với phong trào cách mạng ở Sài Gòn - Gia Định”. Báo Nhân Dân. Lưu trữ bản gốc ngày 15 tháng 7 năm 2024. Truy cập ngày 15 tháng 7 năm 2024.
  14. ^ “Tây Ninh kỷ niệm 50 năm chiến thắng Tua Hai lịch sử”. Báo Đảng Cộng sản Việt Nam. 26 tháng 1 năm 2010. Lưu trữ bản gốc ngày 15 tháng 7 năm 2024. Truy cập ngày 15 tháng 7 năm 2024.
  15. ^ Hoàng Mẫn (31 tháng 12 năm 2019). “Chiến thắng Tua Hai – Mở đầu cao trào Đồng Khởi ở Nam Bộ”. Báo Đảng Cộng sản Việt Nam. Lưu trữ bản gốc ngày 15 tháng 7 năm 2024. Truy cập ngày 15 tháng 7 năm 2024.
  16. ^ C.T. (6 tháng 1 năm 2020). “Kỷ niệm chiến thắng mở màn cao trào Đồng Khởi ở Nam Bộ”. Báo Đại Đoàn Kết. Lưu trữ bản gốc ngày 15 tháng 7 năm 2024. Truy cập ngày 15 tháng 7 năm 2024.
  17. ^ Nguyễn Phong Như (7 tháng 1 năm 2020). “Chiến thắng Tua Hai - Mở đầu cao trào Đồng khởi ở Nam Bộ”. Tạp chí Cộng Sản. Lưu trữ bản gốc ngày 15 tháng 7 năm 2024. Truy cập ngày 15 tháng 7 năm 2024.
  18. ^ Lê Chiêm (23 tháng 1 năm 2020). “Chiến thắng Tua Hai: Thắng lợi của sự chủ động, sáng tạo - Bài học cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay”. Cổng thông tin điện tử Bộ Quốc phòng. Lưu trữ bản gốc ngày 15 tháng 7 năm 2024. Truy cập ngày 15 tháng 7 năm 2024.
  19. ^ Võ Hoàng Khải (25 tháng 1 năm 2020). “Chiến thắng Tua Hai- mốc son chói lọi của lịch sử”. Báo Tây Ninh Online. Lưu trữ bản gốc ngày 15 tháng 7 năm 2024. Truy cập ngày 15 tháng 7 năm 2024.
  20. ^ Spector, Ronald (1 tháng 3 năm 1984). United States Army in Vietnam. Vol. I: Advice and Support: The Early Years, 1941-1960. Foreign Affairs (bằng tiếng Anh). United States Army Center of Military History. tr. 338. ISBN 978-0-16-001600-4. Lưu trữ bản gốc ngày 15 tháng 7 năm 2024. Truy cập ngày 15 tháng 7 năm 2024.
  21. ^ Đặng Loan (23 tháng 1 năm 2022). “Ngày 23-1-1961: Ngày thành lập Trung ương Cục miền Nam”. Báo Quân đội nhân dân. Lưu trữ bản gốc ngày 15 tháng 7 năm 2024. Truy cập ngày 15 tháng 7 năm 2024.
  22. ^ Thiên Vương (26 tháng 2 năm 2021). “Kỷ niệm 60 năm thành lập Khu ủy miền Đông Nam Bộ”. Báo Nhân Dân. Lưu trữ bản gốc ngày 15 tháng 7 năm 2024. Truy cập ngày 15 tháng 7 năm 2024.
  23. ^ Lê Minh Nhật (2007). “Tạp Chí Di Sản Văn Hóa Số (2) 19 - 2007. Lý Luận Chung”. Tạp chí Di sản văn hóa (PDF). Cục Di sản văn hóa. 19 (2). ISSN 1859-4956. Lưu trữ bản gốc ngày 15 tháng 7 năm 2024. Truy cập ngày 15 tháng 7 năm 2024.
  24. ^ Đỗ Giáp Xuân (14 tháng 5 năm 2009). “Những ngày khai thông đoạn Nam Trường Sơn - Đường mòn Hồ Chí Minh”. Báo Tuổi Trẻ. Lưu trữ bản gốc ngày 15 tháng 7 năm 2024. Truy cập ngày 15 tháng 7 năm 2024.
  25. ^ Chí Huy; Thu Thảo (17 tháng 9 năm 2021). “Đoàn kết, đồng lòng xây dựng quê hương”. Báo Bình Dương. Lưu trữ bản gốc ngày 15 tháng 7 năm 2024. Truy cập ngày 15 tháng 7 năm 2024.
  26. ^ a b Lê Hoàng Quân (12 tháng 7 năm 2022). “Đồng chí Mai Chí Thọ với chiến trường miền Đông gian lao anh dũng”. Trang tin Điện tử Đảng bộ thành phố Hồ Chí Minh. Lưu trữ bản gốc ngày 15 tháng 7 năm 2024. Truy cập ngày 15 tháng 7 năm 2024.
  27. ^ Hồ Sơn Đài (16 tháng 9 năm 2021). “Kỷ niệm 60 năm trận Phước Thành 17-9-1961_17-9-2021: Chiến thắng Phước Thành - Ý nghĩa vượt khỏi phạm vi một trận đánh”. Sài Gòn Giải Phóng. Lưu trữ bản gốc ngày 15 tháng 7 năm 2024. Truy cập ngày 14 tháng 7 năm 2024.Quản lý CS1: bot: trạng thái URL ban đầu không rõ (liên kết)
  28. ^ Cao Sơn (16 tháng 9 năm 2016). “Vang mãi bản hùng ca Phước Thành - Bài 2”. Báo Bình Dương. Lưu trữ bản gốc ngày 15 tháng 7 năm 2024. Truy cập ngày 15 tháng 7 năm 2024.
  29. ^ Đỗ Trọng (16 tháng 9 năm 2022). “Bình Dương kỷ niệm 61 năm chiến thắng Phước Thành”. Báo Quân đội nhân dân. Lưu trữ bản gốc ngày 15 tháng 7 năm 2024. Truy cập ngày 15 tháng 7 năm 2024.
  30. ^ “Pentagon Papers - [Part IV. B. 1.] Evolution of the War. Counterinsurgency: The Kennedy Commitments and Programs, 1961”. Cục Quản lý Lưu trữ và Hồ sơ Quốc gia (bằng tiếng Anh). 1961. tr. 72. Lưu trữ (PDF) bản gốc ngày 6 tháng 1 năm 2024. Truy cập ngày 6 tháng 1 năm 2024.
  31. ^ Cosmas, Graham (2011). The Joint Chiefs of Staff and the War in Vietnam, 1960-1968 Part 1 (PDF). Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Hoa Kỳ (bằng tiếng Anh). Office of Joint History Office of the Chairman of the Joint Chiefs of Staff. tr. 109. ISBN 978-1700781154. Lưu trữ (PDF) bản gốc ngày 13 tháng 7 năm 2024. Truy cập ngày 13 tháng 7 năm 2024.
  32. ^ Nolting, Frederick (20 tháng 9 năm 1961). “Foreign Relations of the United States, 1961–1963, Volume I –135. Telegram From the Embassy in Vietnam to the Department of State”. Văn phòng sử gia của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ (bằng tiếng Anh). Sài Gòn. Lưu trữ bản gốc ngày 15 tháng 7 năm 2024. Truy cập ngày 15 tháng 7 năm 2024.
  33. ^ a b “Tin Buồn”. Sài Gòn Giải Phóng. 5 tháng 12 năm 2007. Lưu trữ bản gốc ngày 14 tháng 7 năm 2024. Truy cập ngày 14 tháng 7 năm 2024.

Read other articles:

Amadeo IRaja SpanyolBerkuasa16 November 1870 – 11 Februari 1873PendahuluIsabella IIPenerusEstanislao Figueras (Presiden Republik) Alfonso XII (Raja Spanyol)Adipati AostaMasa jabatan30 Mei 1845 – 18 Januari 1890PendahuluVittorio EmanuelePenerusEmanuele FilibertoInformasi pribadiKelahiran(1845-05-30)30 Mei 1845Royal Palace, Torino, SardiniaKematian18 Januari 1890(1890-01-18) (umur 44)Royal Palace, Torino, ItaliaPemakamanBasilika Superga, ItaliaWangsaWangsa SavoyNama lengkapAmedeo Ferdi...

 

 

5ireJenisPerusahaan swastaIndustriRantai blokDidirikan2021KantorpusatDubai, Uni Emirat ArabSitus web5ire.org 5ire adalah sebuah perusahaan teknologi blockchain yang berasal dari India.[1][2] Kantor pusat 5ire terletak di Dubai, Uni Emirat Arab.[3] Perusahaan ini didirikan pada tahun 2021 oleh Pratik Gunjal dan Prateek Dwivedi. 5ireChain menggunakan mekanisme konsensus Proof of Stake (PoS) untuk memvalidasi transaksi dan mengamankan jaringan. 5ire telah menjalin kerjasa...

 

 

Disambiguazione – Se stai cercando il concetto di antico nella musica classica, vedi Musica antica. Questa voce è parte della serieStoria della musica Categoria:Storia della musica Categoria:Musica per anno Musica nel mondo antico · medievale · rinascimentale · barocca · classica · romantica · moderna · contemporanea Preistoria e antichità Musica preistorica - ante XXXV sec. a.C. Musica nel mondo antico - ca. XXXV sec. a.C. - V sec. d.C. Musica m...

The Official Album of the 2002 FIFA World CupCompilation album by Various artistsReleasedMay 2, 2002LabelSony Music Entertainment JapanVarious artists chronology Music of the World Cup: Allez! Ola! Ole!(1998) The Official Album of the 2002 FIFA World Cup(2002) Voices from the FIFA World Cup(2006) Singles from The Official Album BoomReleased: 20 March 2002[1] We're on the BallReleased: 9 May 2002 Anthem (The 2002 FIFA World Cup Official Anthem)Released: 15 June 2002 Alternative cov...

 

 

العلاقات الشمال مقدونية الغامبية شمال مقدونيا غامبيا   شمال مقدونيا   غامبيا تعديل مصدري - تعديل   العلاقات الشمال مقدونية الغامبية هي العلاقات الثنائية التي تجمع بين شمال مقدونيا وغامبيا.[1][2][3][4][5] مقارنة بين البلدين هذه مقارنة عامة ومرج�...

 

 

Museum in Melaka Tengah, Malacca, Malaysia Malacca Bee GalleryGaleri Lebah MelakaEstablished2013LocationAyer Keroh, Malacca, MalaysiaCoordinates2°16′56.7″N 102°18′14.6″E / 2.282417°N 102.304056°E / 2.282417; 102.304056TypegalleryOwnerSyarikat Seribu Bunga Sdn Bhd(subsidiary of B-B United Group)Websitewww.giantb.com.my Malacca Bee Gallery (Malay: Galeri Lebah Melaka), formerly The World's Bees Museum (Malay: Muzium Lebah Sedunia), is a gallery about bees loc...

Pour les articles homonymes, voir Bismuth (homonymie). Bismuth 209 table Général Nom Bismuth 209 Symbole 20983Bi126 Neutrons 126 Protons 83 Données physiques Présence naturelle 100 % Demi-vie (2,01 ± 0,08) × 1019 ans[1] Produit de désintégration 205Tl Masse atomique 208,9803986(15) u Spin 9/2−[1] Excès d'énergie −18 258,6 ± 1,4 keV[1] Énergie de liaison par nucléon 7 847,987 ± 0,007 keV[1] Production radiog�...

 

 

Lukisan Marici, putra Brahma. Marichi (Dewanagari: मरीचि; ,IAST: Marīci, मरीचि) atau Marishi, dalam agama Hindu merupakan salah satu resi yang terlahir dari pikiran Brahma, dan merupakan anggota Saptaresi. Dalam kepercayaan Hindu, ia merupakan ayah bagi Kasyapa, dan kakek bagi para dewata dan asura. Dia merupakan pendiri Wedanta.[1] Dalam kepercayaan Jainisme, ia diyakini sebagai salah satu reinkarnasi dari Tirthankara ke-24, Mahavira.[2] Referen...

 

 

Canadian actor and comedian (born 1983) Mark LittleMark Little at ROFLCon II in 2010Birth nameMark Thomas LittleBorn (1982-10-21) October 21, 1982 (age 41)MediumStand-up, television, theatreYears active2002-presentGenresObservational comedy, improvisational comedyNotable works and rolesPicnicface, Simon Hunt on Mr. D, CTV's Space Riders: Division Earth Mark Thomas Little (born October 21, 1982) is a Canadian actor, comedian, writer, and producer. He is best known for his appearances...

Pour les articles homonymes, voir Chantenay. Chantenay-sur-Loire Ancienne mairie de Chantenay devenue mairie annexe de la ville de Nantes Administration Pays France Région Pays de la Loire Département Loire-Atlantique Arrondissement Nantes Commune Nantes Démographie Gentilé Chantenaysien, Chantenaysienne Population 21 671 hab. (1906) Géographie Coordonnées 47° 12′ 25″ nord, 1° 35′ 42″ ouest Historique Fondation 1789 Dissolution 1908 Com...

 

 

† Египтопитек Реконструкция внешнего вида египтопитека Научная классификация Домен:ЭукариотыЦарство:ЖивотныеПодцарство:ЭуметазоиБез ранга:Двусторонне-симметричныеБез ранга:ВторичноротыеТип:ХордовыеПодтип:ПозвоночныеИнфратип:ЧелюстноротыеНадкласс:Четвероно...

 

 

Sailing at the Olympics Sailingat the Games of the XI OlympiadPlaque:Olympische Segel Wettbewerbe 1936(Olympic Sailing Competition 1936)VenuesFirth of KielDatesFirst race: 4 August 1936 (1936-08-04)Last race: 12 August 1936 (1936-08-12)Competitors166 Male and 3 Female from 26 nationsBoats59← 19321948 → Sailing/Yachting is an Olympic sport starting from the Games of the 1st Olympiad (1896 Olympics in Athens, Greece). With the except...

Waterway in the English county of Norfolk North Walsham and Dilham CanalThe canal looking northwards towards Tonnage BridgeSpecificationsLength8.7 km (5.4 miles)GeographyStart pointSwafield BridgeEnd pointMerges with the River Ant vteNorth Walsham and Dilham Canal Legend Antingham Ponds Terminus Antingham Mill Pond Bradfield bridge Bradfield Broad Swafield upper lock Swafield lower lock Swafield Mill Swafield bridge Royston bridge Bacton Wood lock and mill Anchor Road bridge Ebridge lock...

 

 

Aircraft with a maximum speed less than the speed of sound This article needs additional citations for verification. Please help improve this article by adding citations to reliable sources. Unsourced material may be challenged and removed.Find sources: Subsonic aircraft – news · newspapers · books · scholar · JSTOR (September 2015) (Learn how and when to remove this message) Czech subsonic multi-role combat aircraft Aero L-159 ALCA. A subsonic aircraf...

 

 

American academic (1846–1910) Dr. George Franklin GrantGrant in 1870BornSeptember 15, 1846Oswego, New YorkDiedAugust 21, 1910(1910-08-21) (aged 63)Chester, New HampshireEducationHarvard School of Dental Medicine class of 1870Occupation(s)Dentist, academic, inventorSpouseGeorgina H. SmithChildrenMaybelle C.Grant (Mrs. Alfred P. Russell) George F. Grant, Jr. Frances O. Grant Theodora Grant, Helene GrantParent(s)Phillis Pitt Tudor Elandor Grant Golf tee patent, granted December 12, 1899 G...

莎拉·阿什頓-西里洛2023年8月,阿什頓-西里洛穿著軍服出生 (1977-07-09) 1977年7月9日(46歲) 美國佛羅里達州国籍 美國别名莎拉·阿什頓(Sarah Ashton)莎拉·西里洛(Sarah Cirillo)金髮女郎(Blonde)职业記者、活動家、政治活動家和候選人、軍醫活跃时期2020年—雇主內華達州共和黨候選人(2020年)《Political.tips》(2020年—)《LGBTQ國度》(2022年3月—2022年10月)烏克蘭媒�...

 

 

Nazi German sport official Hans von Tschammer und OstenReich Sports LeaderIn office19 July 1933 – 25 March 1943LeaderAdolf HitlerPreceded byOffice establishedSucceeded byArno Breitmeyer Personal detailsBorn(1887-10-25)25 October 1887Dresden, Kingdom of Saxony, GermanyDied25 March 1943(1943-03-25) (aged 55)Berlin, GermanyCause of deathPneumoniaPolitical partyNazi PartySpouseSophie Margarethe von ZimmermannMilitary serviceAllegiance German Empire Weimar Repub...

 

 

この記事は検証可能な参考文献や出典が全く示されていないか、不十分です。出典を追加して記事の信頼性向上にご協力ください。(このテンプレートの使い方)出典検索?: 政府通信本部 – ニュース · 書籍 · スカラー · CiNii · J-STAGE · NDL · dlib.jp · ジャパンサーチ · TWL(2016年7月) チェルトナムの政府通信本部、2004年9月2日�...

Halaman ini berisi artikel tentang penduduk Madagaskar. Untuk bahasa mereka, lihat Bahasa Malagasi. MalagasiDaerah dengan populasi signifikanMadagaskar, Komoro, Mayotte, Réunion, Mauritius, PrancisBahasaMalagasi dan PrancisAgamaKristen Katolik dan Kristen ProtestanKelompok etnik terkaitDayak(Khususnya Dayak maanyan) dan Bantu Bangsa Malagasi suatu bangsa serta gabungan kelompok etnis yang merupakan penghuni asli wilayah pulau Madagaskar, di lepas pantai timur benua Afrika. Distribusi kelompo...

 

 

Grand rhinolophe Rhinolophus ferrumequinum Portrait.Classification Règne Animalia Embranchement Chordata Sous-embr. Vertebrata Classe Mammalia Sous-classe Placentalia Ordre Chiroptera Famille Rhinolophidae Sous-famille Rhinolophinae Genre Rhinolophus EspèceRhinolophus ferrumequinum(Schreber, 1774) Répartition géographique Répartition de Rhinolophus ferrumequinum Statut de conservation UICN LC  : Préoccupation mineure Le Grand rhinolophe (Rhinolophus ferrumequinum), encore nomm...